Câu 1: Kết quả của lần phân bào I trong giảm phân, từ 1 tế bào tạo ra:
A. 4 tế bào con, mỗi tế bào có n NST kép.
B. 4 tế bào con, mỗi tế bào có n NST đơn.
C. 2 tế bào con, mỗi tế bào có n NST kép.
D. 2 tế bào con, mỗi tế bào có n NST đơn.
Câu 2: Trong giảm phân, sự phân li độc lập của các cặp NST kép tương đồng xảy ra ở
A. kì sau II. B. kì sau I.
C. kì cuối I. D. kì cuối II.
Câu 3: Trong quá trình giảm phân, các NST chuyển từ trạng thái kép sang trạng thái đơn bắt đầu từ kỳ:
A. Kỳ sau II. B. Kỳ sau I.
C. Kỳ đầu II. D. Kỳ cuối I.
Câu 4: Kết quả của quá trình giảm phân là:
A. 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể n.
B. 4 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể n.
C. 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể n kép.
D. 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể 2n.
Câu 5: Mỗi tế bào sinh trứng sau giảm phân tạo nên:
A. 4 trứng (n).
B. 2 trứng (n) và 2 thể định hướng (n).
C. 1 trứng (n) và 3 thể định hướng (n).
D. 3 trứng (n) và 1 thể định hướng (n).
Câu 6: Mỗi tế bào sinh tinh sau giảm phân tạo ra:
A. 1 tinh trùng (n) và 3 thể định hướng (n).
B. 2 tinh trùng (n) và 2 thể định hướng (n).
C. 3 tinh trùng (n) và 1 thể định hướng (n).
D. 4 tinh trùng (n).
Câu 7: Sau GP số lượng NST ở tế bào con giảm đi một nửa vì:
A. Ở lần phân bào II không có sự tự nhân đôi của NST.
B. Ở kì cuối phân bào I có 2 tế bào con mang n NST kép.
C. Ở lần phân bào II có sự phân li của cặp NST kép tương đồng.
D. Có 2 lần phân bào liên tiếp.
Câu 8: Ý nghĩa của quá trình giảm phân là:
A. Hình thành giao tử có bộ NST n, tạo cơ sở cho quá trình thụ tinh.
B. Tạo nên nhiều tế bào đơn bội cho cơ thể.
C. Giảm bộ NST trong tế bào.
D. Giúp cho cơ thể tạo thế hệ mới.
Câu 9: Sự khác biệt cơ bản trong quá trình giảm phân của động vật và thực vật bậc cao:
A. Ở TV sau khi kết thúc GP, tế bào đơn bội tiếp tục nguyên phân một số lần.
B. Ở ĐV, giao tử mang bộ NST n còn TV mang bộ NST 2n.
C. Tế bào trứng ở động vật có khả năng vận động.
D. Ở TV tất cả các tê bào đơn bội được hình thành sau GP đều có khả năng thụ tinh.
Câu 10: Một loài có bộ NST lưỡng bội 2n = 24 ở kì đầu của giảm phân I có:
A. 24 cromatit và 24 tâm động.
B. 48 cromatit và 48 tâm động.
C. 48 cromatit và 24 tâm động.
D. 12 cromatit và 12 tâm động.
Câu 11: Ở ruồi giấm có bộ NST 2n = 8, số NST trong mỗi tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của lần phân bào I trong giảm phân là:
A. 4 NST kép B. 4 NST đơn.
C. 8 NST kép D. 8 NST đơn.
Câu 12: Trong quá trình phân bào của tế bào người, người ta đếm thấy trong một tế bào có 23 NST kép tập trung ở mặt phẳng thoi vô sắc thành 1 hàng. Tế bào này đang ở:
A. Kỳ giữa giảm phân II.
B. Kỳ giữa giảm phân I.
C. Kỳ đầu nguyên phân.
D. Kỳ giữa nguyên phân
Câu 13: Một nhóm tế bào sinh tinh tham gia giảm phân đã tạo ra 512 tinh trùng. Số tế bào sinh tinh là
A. 16. B. 32.
C. 64 D. 128.
Câu 14: Sau một đợt giảm phân của 16 tế bào sinh trứng, người ta thấy có tất cả 1872 NST bị tiêu biến trong các thể định hướng. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%. Bộ NST lưỡng bội (2n) của loài và số hợp tử tạo ra là:
A. 2n = 78 và 8 hợp tử.
B. 2n = 78 và 4 hợp tử.
C. 2n = 156 và 8 hợp tử.
D. 2n = 8 và 8 hợp tử
Câu 15: Ở gà, 2n = 78, có 60 tế bào sinh tinh thực hiện giảm phân tạo giao tử. Số tinh trùng được tạo thành và tổng số nguyên liệu tương đương nhiễm sắc thể (NST) đơn mà môi trường cung cấp cho quá trình này là
A. 240 tinh trùng, 4680 NST đơn.
B. 240 tinh trùng, 2340 NST đơn.
C. 60 tinh trùng, 2340 NST đơn.
D. 60 tinh trùng, 4680 NST đơn.
Câu 16: Có 3 tế bào sinh dục đực sơ khai của ruồi giấm cùng nguyên phân liên tiếp 5 đợt, các tế bào con tạo ra đều giảm phân tạo giao tử bình thường, số giao tử đực tạo ra:
A. 128 B. 384.
C. 96. D. 372.
Câu 17: Điểm giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân:
A. Đều có một lần nhân đôi NST.
B. Đều xảy ra ở tế bào sinh dưỡng.
C. Đều xảy ra ở tế bào sinh dục chín.
D. Đều hình thành tế bào con có bộ NST giống nhau.
Câu 18: Hình thức phân bào có thoi phân bào phổ biến ở các sinh vật nhân thực:
A. Nguyên phân và giảm phân.
B. Phân chia tế bào.
C. Nguyên phân.
D. Giảm phân.
Câu 18: NST sau khi nhân đôi không tách nhau ngay mà còn dính nhau ở tâm động để:
A. Phân chia đồng đều VCDT cho tế bào con.
B. Dễ di chuyển về mặt phẳng xích đạo.
C. Dễ biến đổi hình thái trong phân chia tế bào.
D. Trao đổi các đoạn NST tạo biến dị.
Câu 20: NST phải co xoắn cực đại rồi mới phân chia các nhiễm sắc tử về 2 cực của tế bào để:
A. Khi phân li về 2 cực của tế bào không bị rối.
B. Dễ tách nhau khi phân li.
C. Phân chia đồng đều VCDT.
D. Dễ biến đổi hình thái trong phân chia tế bào.
Câu 21: NST tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc để:
A. Tạo sự cân bằng lực kéo ở 2 đầu TB của thoi vô sắc.
B. Dễ quan sát và đếm được số lượng NST của loài.
C. Dễ tách nhau khi phân li.
D. Sắp xếp thứ tự NST trước khi phân li.
Câu 22: Sau khi phân chia xong, NST tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh để:
A. Nhân đôi ADN, tổng hợp ARN và Prôtêin chuẩn bị cho chu kì sau.
B. Nhân đôi ADN.
C. Khôi phục bộ NST lưỡng bội 2n của loài.
D. Tiếp tục chu kì biến đổi hình thái.
Câu 23: Cơ sở của sự nhân đôi NST là:
A. Sự nhân đôi của ADN.
B. Sự co xoắn và tháo xoắn mang tính chu kì của NST.
C. Sự tổng hợp Prôtêin trong tế bào.
D. Sự phân li của các NST ở kì sau của phân bào.
Câu 24: Xét 1 tế bào sinh duch đực của 1 loài động vật có kiểu gen là AaBbDd. Tế bào đótạo ra được mấy loại tinh trùng?
A 4 loại B. 1 loại
C 2 loại D. 8 loại
Câu 25: Quá trình giảm phân trải qua mấy lần phân bào liên tiếp ?
A. 2 lần B. 3 lần
C. 4 lần D. 5 lần
Câu 26: Quá trình giảm phân của một tế bào sinh dục chín trải qua mấy lần nhân đôi ADN ?
A. 4 lần B. 2 lần
C. 3 lần D. 1 lần
Câu 27: Quá trình giảm phân diễn ra ở bao nhiêu loại tế bào dưới đây?
1. Tế bào sinh dục chin
2. Tế bào sinh dục sơ khai
3. Tế bào xôma
4. Tế bào hợp tử
5. Tế bào giao tử
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
Câu 28: Trong giảm phân, nhiễm sắc tử (crômatit) không tồn tại ở kì nào?
A. Kì sau II và kì cuối II
B. Kì sau I và kì cuối I
C. Kì đầu II và kì giữa II
D. Kì đầu I và kì cuối I
Câu 29: Hiện tượng các NST co xoắn cực đại diễn ra ở bao nhiêu kì trong giảm phân?
A. 2 kì B. 1 kì
C. 3 kì D. 4 kì
Câu 30: Khi nói về kì giữa của nguyên phân, nhận định nào dưới đây là không chính xác ?
A. Các NST được đính vào các dây tơ phân bào
B. Các NST xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo
C. Các NST ở trạng thái co xoắn cực đại
D. Thoi phân bào được đính vào 1 phía của NST tại tâm động
Câu 31: Crômatit là tên gọi khác của
A. nhiễm sắc thể đơn.
B. nhiễm sắc tử.
C. nhiễm sắc thể kép
D. tâm động.
Câu 32: Nguyên phân là nền tảng, là cơ sở khoa học của kĩ thuật nào dưới đây?
1. Chiết cành
2. Nuôi cấy mô
3. Cấy truyền phôi
4. Nhân bản vô tính
A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 2, 3
C. 2, 3, 4 D. 1, 2, 4
Câu 33: Trong nguyên phân, sự phân chia nhân tế bào trải qua mấy giai đoạn (kì)?
A. 3 giai đoạn B. 4 giai đoạn
C. 2 giai đoạn D. 5 giai đoạn
Câu 34: Sự phân chia tế bào chất diễn ra rõ nhất ở kì nào của nguyên phân?
A. Kì cuối B. Kì sau
C. Kì giữa D. Kì đầu
Câu 35. Thoi vô sắc được hình thành từ:
A Màng nhân B Tâm động
C Trung thể D Hạch nhân
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
C |
B |
A |
B |
C |
D |
A |
A |
A |
C |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
C |
A |
D |
A |
A |
B |
A |
A |
B |
C |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
A |
A |
A |
A |
A |
D |
A |
A |
A |
D |
31 |
32 |
33 |
34 |
35 |
|
|
|
|
|
B |
A |
B |
A |
C |
|
|
|
|
|