Câu 1: Cho các lọ thí nghiệm chứa đầy nước có nút kín và 2 đối tượng thí nghiệm là ốc sên và rêu.
Lọ có sinh vật chết nhanh nhất là:
A. Rêu để ngoài sáng
B. Rêu + ốc sên để ngoài sáng
C. Ốc sên để trong tối
D. Rêu + ốc sên để trong tối
Câu 2: Những ứng động nào dưới đây là ứng động không sinh trưởng?
A. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở.
B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.
C. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở.
D. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
Câu 3: Cho các lọ thí nghiệm chứa đầy nước có nút kín và 2 đối tượng thí nghiệm là ốc sên và rêu.
Lọ sinh nhiều O2 nhất là:
A. Rêu + ốc sên để ngoài sáng
B. Ốc sên để trong tối
C. Rêu để ngoài sáng
D. Rêu + ốc sên để trong tối
Câu 4: Tại sao cấm xác định giới tính ở thai nhi người?
A. Vì sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
B. Vì định kiến trọng nam khinh nữ, dẫn đến hành vi làm thay đổi tỷ lệ trai và gái.
C. Vì sợ ảnh hưởng đến tâm lí của người mẹ.
D. Vì tâm lí của người thân muốn biết trước con trai hay con gái.
Câu 5: Tại sao không tưới nước cho cây khi trời nắng to?
I. Nước bốc hơi rất nóng làm héo lá
II. Các giọt nước làm thành các thấu kính hội tụ đốt cháy lá
III. Nước làm giảm độ thoáng khí trong đất, thiếu oxi cây chuyển sang hô hấp kị khí tạo nhiều sản phẩm độc cho cây
IV. Hạ nhiệt độ, làm mát cây
V. Cây được cung cấp quá nhiều nước
Đáp án đúng là:
A. I, III, IV, V
B. I, II, III, IV, V
C. I, II, III, IV
D. I, II, III
Câu 6: Chất trung gian hoá học nằm ở bộ phận nào của xinap?
A. Khe xinap.
B. Màng trước xinap.
C. Chuỳ xinap.
D. Màng sau xinap.
Câu 7: Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học nàm ở bộ phận nào của xinap?
A. Màng sau xinap.
B. Màng trước xinap.
C. Chuỳ xinap.
D. Khe xinap.
Câu 8: Vì sao động vật có phổi không hô hấp dưới nước được?
A. Vì cấu tạo phổi không phù hợp với việc hô hấp trong nước.
B. Vì phổi không thải được CO2 trong nước.
C. Vì phổi không hấp thu được O2 trong nước.
D. Vì nước tràn vào đường dẫn khí cản trở lưu thông khí nên không hô hấp được.
Câu 9: Tại sao khi gà trống bị cắt bỏ tinh hoàn lại phát triển không bình thường, mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy, mất bản năng sinh dục, béo nên?
A. Vì không còn hoocmôn nào nên không hình thành được đặc điểm sinh dục thứ cấp
B. Vì không còn hoocmôn testostêrôn nên không hình thành được đặc điểm sinh dục thứ cấp
C. Vì không còn hoocmôn ơstrôgen nên không hình thành được đặc điểm sinh dục thứ cấp
D. Vì không còn hoocmôn prôgestêrôn nên không hình thành được đặc điểm sinh dục thứ cấp
Câu 10: Diều ở các động vật được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hoá?
A. Diều được hình thành từ tuyến nước bọt.
B. Diều được hình thành từ khoang miệng.
C. Diều được hình thành từ thực quản.
D. Diều được hình thành từ dạ dày.
Câu 11: Cho các lọ thí nghiệm chứa đầy nước có nút kín và 2 đối tượng thí nghiệm là ốc sên và rêu:
Lọ sinh nhiều CO2 nhất là:
A. Ốc sên để trong tối
B. Rêu để ngoài sáng
C. Rêu + ốc sên để trong tối
D. Rêu + ốc sên để ngoài sáng
Câu 12: Máu trao đổi chất với tế bào ở đâu?
A. Qua thành mao mạch.
B. Qua thành tĩnh mạch và mao mạch.
C. Qua thành động mạch và tĩnh mạch.
D. Qua thành động mạch và mao mạch.
Câu 13: Khi thả tiếp một hòn đá vào cạnh con rùa thì thấy nó không rụt đầu vào mai nữa. Đây là một ví dụ về hình thức học tập:
A. Học khôn.
B. Học ngầm.
C. Quen nhờn
D. Điều kiện hoá hành động.
Câu 14: Tuyến yên tiết ra những chất nào?
A. Testôstêron, GnRH.
B. LH, FSH
C. FSH, testôstêron.
D. Testôstêron, LH.
Câu 15: Florigen kích thích sự ra hoa của cây được sinh ra ở:
A. Lá.
B. Rễ.
C. Chồi nách.
D. Đỉnh thân.
Câu 16: Hướng tiến hoá về sinh sản của động vật là:
A. Từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con.
B. Từ vô tính đến hữu tính, thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ con đến đẻ trứng.
C. Từ hữu tính đến vô tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con.
D. Từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ trứng đến đẻ con.
Câu 17: Dạ dày ở những động vật ăn thực vật nào có 4 ngăn?
A. Ngựa, thỏ, chuột.
B. Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê.
C. Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò.
D. Trâu, bò, cừu, dê.
Câu 18: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn cỏ?
A. Dạ dày 1 hoặc 4 ngăn.
B. Ruột ngắn.
C. Ruột dài.
D. Manh tràng phát triển.
Câu 19: Êtylen có vai trò:
A. Thúc quả chóng chín, rụng quả, kìm hãm rụng lá.
B. Thúc quả chóng chín, rụng lá kìm hãm rụng quả.
C. Thúc quả chóng chín, ức chế rụng lá và rụng quả.
D. Thúc quả chóng chín, rụng lá, rụng quả.
Câu 20: Tuổi của cây một năm được tính theo:
A. Số chồi nách.
B. Số lóng.
C. Số cành.
D. Số lá.
Câu 21: Testostêrôn được sinh sản ra ở:
A. Tinh hoàn.
B. Buồng trứng.
C. Tuyến giáp.
D. Tuyến yên.
Câu 22: Ứng động khác cơ bản với hướng động ở đặc điểm nào?
A. Không liên quan đến sự phân chia tế bào.
B. Có sự vận động vô hướng
C. Tác nhân kích thích không định hướng.
D. Có nhiều tác nhân kích thích.
Câu 23: Những hoocmôn môn thực vật thuộc nhóm kìm hãm sự sinh trưởng là:
A. Auxin, xitôkinin.
B. Etylen, Axit absixic.
C. Auxin, gibêrelin.
D. Gibêrelin, êtylen.
Câu 24: Những tâp tính nào là những tập tính bẩm sinh?
A. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.
B. Ve kêu vào mùa hè, chuột nghe mèo kêu thì chạy.
C. Ve kêu vào mùa hè, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.
D. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, chuột nghe mèo kêu thì chạy.
Câu 25: Sinh trưởng của cơ thể động vật là:
A. Quá trình tăng kích thước của các mô trong cơ thể.
B. Quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng kích thước và số lượng của tế bào.
C. Quá trình tăng kích thước của các hệ cơ quan trong cơ thể.
D. Quá trình tăng kích thước của các cơ quan trong cơ thể.
Câu 26: Ý nào không đúng với phản xạ không điều kiện?
A. Có số lượng không hạn chế.
B. Mang tính bẩm sinh và bền vững.
C. Thường do tuỷ sống điều khiển.
D. Di truyền được, đặc trưng cho loài.
Câu 27: Mô phân sinh bên chỉ có ở nhóm cây nào sau:
A. Lúa, ngô, mía
B. Phượng, keo, bạch đàn
C. Sắn, ngô, dừa
D. Phượng, cau, lúa
Câu 28: Những hoocmôn thực vật thuộc nhóm kích thích sinh trưởng là:
A. Auxin, Gibêrelin, xitôkinin.
B. Auxin, Gibêrelin, Axit absixic.
C. Auxin, Gibêrelin, êtylen.
D. Auxin, Etylen, Axit absixic.
Câu 29: Cho các lọ thí nghiệm chứa đầy nước có nút kín và 2 đối tượng thí nghiệm là ốc sên và rêu.
Lọ có sinh vật sống được lâu nhất là:
A. Rêu để ngoài sáng
B. Rêu + ốc sên để trong tối
C. Ốc sên để trong tối
D. Rêu + ốc sên để ngoài sáng
Câu 30: Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn là:
A. Cá chép, gà, thỏ, khỉ.
B. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua.
C. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.
D. Châu chấu, trâu, ếch, muỗi.
Câu 31: Ý nào không đúng với sinh đẻ có kế hoạch?
A. Điều chỉnh về số con.
B. Điều chỉnh sinh con trai hay con gái.
C. Điều chỉnh khoảng cách sinh con.
D. Điều chỉnh thời điểm sinh con.
Câu 32: Cần phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép là vì:
A. Để tập trung nước nuôi các cành ghép.
B. Loại bỏ sâu bệnh trên lá cây.
C. Để tiết kiệm nguồn chất dinh dưỡng cung cấp cho lá.
D. Để tránh gió, mưa làm lay cành ghép.
Câu 33: Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn là:
A. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua.
B. Châu chấu, trâu, ếch, muỗi.
C. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.
D. Cá chép, gà, thỏ, khỉ.
Câu 34: Bạn cần nhiều quả lê cho buổi liên hoan nhưng chúng còn xanh, bằng cách nào để chúng chín nhanh:
A. Cho lê vào tủ lạnh
B. Ngâm lê vào nước
C. Gói lê cùng với vài quả táo chín.
D. Ủ lê với rơm khô
Câu 35: Các dây leo cuốn quanh cây gỗ là nhờ kiểu hướng động nào?
A. Hướng tiếp xúc.
B. Hướng sáng.
C. Hướng đất
D. Hướng nước.
Câu 36: Sinh sản bào tử có ở những ngành thực vật nào?
A. Rêu, hạt trần.
B. Rêu, quyết.
C. Quyết, hạt trần.
D. Quyết, hạt kín.
Câu 37: Những cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành là vì:
A. Dễ nhân giống nhanh và nhiều.
B. Dễ trồng và ít công chăm sóc.
C. Để tránh sâu bệnh gây hại.
D. Rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.
Câu 38: Mức độ phức tạp của tập tính tăng lên khi:
A. Kích thích của môi trường lặp lại nhiều lần.
B. Kích thích của môi trường mạnh mẽ.
C. Số lượng các xinap trong cung phản xạ tăng lên.
D. Kích thích của môi trường kéo dài.
Câu 39: Phản xạ của động vật có hệ thần kinh lưới khi bị kích thích là:
A. Di chuyển đi chỗ khác.
B. Co toàn bộ cơ thể.
C. Co ở phần cơ thể bị kích thích.
D. Duỗi thẳng cơ thể.
Câu 40: Các nếp gấp của niêm mạc ruột, trên đó có các lông ruột và các lông cực nhỏ có tác dụng gì?
A. Làm tăng nhu động ruột.
B. Tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hoá hoá học.
C. Tạo điều kiện cho tiêu hoá cơ học.
D. Làm tăng bề mặt hấp thụ.
1.D |
2.A |
3.C |
4.B |
5.D |
6.C |
7.A |
8.D |
9.B |
10.C |
11.C |
12.A |
13.C |
14.B |
15.D |
16.A |
17.D |
18.B |
19.D |
20.D |
21.A |
22.C |
23.B |
24.C |
25.B |
26.A |
27.B |
28.A |
29.D |
30.C |
31.B |
32.A |
33.A |
34.C |
35.A |
36.B |
37.D |
38.C |
39.B |
40.D |