Đề số 9 – Đề kiểm tra học kì 2 – Sinh 11

Câu 1. Ảnh hưởng đến quá trình biến thái không hoàn toàn của động vật, hoocmôn kích thích động vật lột xác là:

A. Tirôxin. 

B. Xitôkinin.

C. Juvenin.    

D. Auxin.

Câu 2. Ở người, hoocmôn điều hòa sinh trưởng quan trọng nhất là:

A. Insulin và glucagon.

B. Tirôxin và testostêrôn.

C. HGH (hoocmôn trưởng thành) và tirôxin.

D. Testostêrôn và ôstrôgen.

Câu 3. Hoocmôn sinh trưởng (HGH) được sinh ra từ tuyến nào và có tác dụng gì?

A. Tuyến giáp, tăng cường chuyển hóa chất.

B. Tuyến yên, tăng đồng hóa prôtêin, tăng trưởng xương theo chiều dài.

C. Tuyến tụy, điều hòa đường huyết.

D. Tuyến sinh dục, phát triển đặc tính sinh dục thứ hai.

Câu 4. Sinh sản vô tính là sự hình thành cây mới từ một phần của (A), cây mới giống (B), hình thức sinh sản này không có sự kết hợp giữa (C). (A), (B), (C) lần lượt là:

A. Cơ quan sinh dục; hệt bố mẹ; giao tử đực và giao tử cái.

B. Cơ quan sinh dưỡng; hệt cây mẹ; tính đực và cái.

C. Cơ quan sinh dưỡng; bố hoặc mẹ; giao tử đực và giao tử cái.

D. Cơ quan sinh dưỡng, hệt bố me, hạt phấn và  noãn.

Câu 5. Chiết cành là hình thức sinh sản có đặc điểm:

A. Chặt một cành của cơ thể, trồng xuống đất để tạo ra cây mới trong thời gian ngắn.

B. Chặt ngọn cây, để cây mẹ đẻ nhánh, mọc chồi lên.

C. Kích thích cành cây ra rễ, rồi cắt rời cành đem trồng.

D. Đem cồi cây này, cho mcoj trên thân cây kia.

Câu 6. Đối với cây ăn quả, chiết cành có ý nghĩa?

A. Cải biến kiểu gen của cây mẹ.

B. Rút ngắn thời gain sinh trưởng, thu hoạch sớm và biết trước đặc tính  của quả.

C. Thay cây mẹ già cỗi bằng cây non có sức sống hơn.

D. Làm tăng năng suất so với trước đó.

Câu 7. Sự tạo quả được hình thành từ:

A. Phôi mầm.      

B. Nhân phụ.

C. Bầu noãn.

D. Nội nhũ.

Câu 8. Khi quả chín, màu sắc quả biến đổi do:

A. Chức năng của các sắc tố bị thay đổi.

B. Hàm lượng diệp lục giảm, carôtenôit tăng lên.

C. Carôtenôit tăng, xantôphyl giảm.

D. Xantôphyl tăng, carôtenôit giảm

Câu 9. Khi quả chín, mùi xuất hiện do:

A. Sự biến đổi sắc tố đã tạo mùi thơm.

B. Sự phân hủy xenlulôzơ tạo ra mùi đặc trưng của quả.

C. Sự biến đổi tinh bột thành đường tạo mùi thơm.

D. Sự tổng hợp các chất thươm có bản chất este, anđêhit, xêtôn.

Câu 10. Khi quả chín, vỏ và ruột quả mềm ra vì:

A. Có sự biến đổi mạnh mẽ của tinh bột thành đường.

B. Tế bào quả hút vào năng lượng rất lớn.

C. Pecta canxi bị phân hủy, các tế bào rời ra, xenlulôzơ của vách tế bào bị phân hủy.

D. Có sự hình thành các vitamin và hợp chất thơm trong quả.

Câu 11: Ở loài ong, kết quả của hình thức trinh sinh nở ra:

A. Ong đực, mang bộ NST lưỡng bội.

B. Ong thợ, mang bộ NST đơn bội.

C. Ong chúc, mang bộ NST lưỡng bội

D. Ong đực, mang bộ NST đơn bội.

Câu 12: Nhân bản vô tính là trường hợp:

A. Đem  tế bào sinh dưỡng của hai loài lai với nhau, rồi kích thích tế bào lai phát triển thành cơ thể mới.

B. Kích thích một mô, phát triển thành nhiều cá thể mới giống nhau.

C. Chuyển nhân của tế bào xôma vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích phát triển thành phôi và cơ thể mới.

D. Kích thích mỗi tế bào sinh dưỡng của loài, thành một cơ thể mới.

Câu 13: Sự hình thành của cừu Đôli là kết quả của hình thức:

A. Sinh sản vô tính

B. Sinh sản hữu tính

C. Trinh sản

D. Nhân bản vô tính

Câu 14. Trong cơ chế xuất hiện điện thế hoạt động, ở giai đoạn:

A. Khử cực, Kkhuếch tán từ trong tế bào ra ngoài

B. Khử cực, Kkhuếch tán từ ngoài tế bào vào trong

C. Tái phân cực, Kkhuếch tán từ trong tế bào ra ngoài

D. Tái phân cực, Nakhuếch tán từ trong tế bào ra ngoài

Câu 15. Sự hướng quang (hướng sáng) ở thực vật làm thân cây uốn cong về phía nguồn sáng. Để giải thích về cơ chế của hiện tượng này, câu phát biểu nào dưới đây là phù hợp nhất?

A. Tế bào ở phía thân cây bị che bóng tổng hợp nhiều hoocmôn AAB (axit abxixic) hơn so với các tế bào ở phía thân được chiếu sáng

B. Sự phần chia tế bào mạnh ở phần thân cây được chiếu sáng làm chiều dài của những tế bào ở phần thân này trở nên ngắn hơn

C. Sự kéo dài tế bào ở phía thân bị che bóng bị ức chế bởi hoocmôn êtilen, nên chúng trở nên ngắn hơn

D. Tế bào ở phía thân bị che bóng kéo dài hơn so với các tế bào ở phía thân được chiếu sáng

Câu 16. Đọc đoạn thông tin sau đây và trả lời câu hỏi:

Một số loài chó sói thường sống thành từng đàn, chiếm cứ một vùng lãnh thổ nhất định. Chúng cùng nhau săn mồi và bảo vệ lãnh thổ. Mỗi đàn đều có một con chó sói đầu đàn. Con đầu đàn có đầy quyền lực như được ăn con mồi trước, thức ăn còn thừa mới đến con có thứ bậc kế tiếp. Ngoài ra, chỉ con đầu đàn mới được quyền sinh sản. Khi con đầu đàn chết hoặc quá già yếu, con khỏe mạnh thứ hai sẽ lên thay thế.

Điều nào sau đây nói lên vai trò của tập tính xã hội và tập tính bảo vệ lãnh thổ của loài sói?

A. Các tập tính này đều làm tăng tỷ lệ sinh bằng cách gia tăng dỗ con đực được phép sinh sản, đảm bảo duy trì vốn gen tốt tập trung ở con đầu đàn

B. Các tập tính này đều làm giảm tỷ lệ sinh bằng cách hạn chế số con đực được phép sinh sản, đảm bảo duy trì vốn gen tốt tập trung ở con đầu đàn

C. Các tập tính này đều làm tăng tỷ lệ sinh bằng cách gia tăng số con đực được phép sinh sản, đảm bảo tính đa dạng phong phú của loài

D. Các tập tính này đều làm giảm tỷ lệ sinh bằng cách hạn chế số con cái được phép sinh sản, đảm bảo duy trì vốn gen tốt tập trung ở con đầu đàn

Câu 17. Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin “nhảy cóc” vì:

A. Giữa các eo Ranvie, sợi trục bị bao bằng bao miêlin cách điện

B. Tạo cho tốc độ truyền xung nhanh

C. Sự thay đổi tính thấm của màng chỉ xảy ra tại các eo Ranvie

D. Đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng

Câu 18.  Máu chảy qua tim chỉ 1 lần trước khi đến mô (tuần hoàn đơn) xảy ra ở dạng sinh vật nào sau đây?

A. Cá.          

B. Ếch nhái.

C. Bò sát.    

D. Thân mềm.

Câu 19. Con đường đi của máu trong vòng tuần hoàn đơn ở cá theo trình tự nào?

A. Động mạch mang " xoang tĩnh mạch " động mạch chủ lưng " tim.

B. Động mạch mang " tĩnh mạch mang " tim.

C. Động mạch mang " động mạch chủ lưng " xoang tĩnh mạch " tim.

D. Động mạch mang " động mạch chủ bụng " xoang tĩnh mạch lưng " tim.

Câu 20. Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn kép theo trình tự nào?

A. Máu đỏ thẫm từ tâm thất phải " động mạch phổi " tĩnh mạch phổi " tim " động mạch chủ " mô " tĩnh mạch chủ " tim.

B. Máu đỏ thẫm từ tâm thất trái " động mạch phổi " tĩnh mạch phổi " tim " động mạch chủ " mô " tĩnh mạch chủ " tim.

C. Máu đỏ thẫm từ tâm thất phải " tĩnh mạch phổi " tim " động mạch phổi " tim " động mạch chủ " mô " tĩnh mạch chủ " tim.

D. Máu đỏ thẫm từ tâm thất phải " động mạch phổi lên tĩnh mạch phổi " tim " tĩnh mạch chủ  " các cơ quan " động mạch chủ " tim.

Câu 21. Những phát biểu nào dưới đây phù hợp với các đặc điểm của nhóm thực vật C3 và C4?

(1) Chất nhận COđầu tiên trong quang hợp là RiDP

(2) Điểm bão hòa ánh sáng gần bằng ánh sáng mặt trời toàn phần

(3) Cường độ quang hợp không bị ảnh hưởng bởi nồng độ oxi

(4) Điểm bão hòa ánh sáng bằng 1/3 ánh sáng mặt trời toàn phần

(5) Điểm bù COtừ 30 - 70 ppm

(6) Lục lạp xuất hiện ở cả tế bào thịt lá và tế bào bao bó mạch

(7) Perôxixôm có liên quan đến quang hợp

(8) Có nhu cầu nước cao trong quá trình sinh trưởng và phát triển

Phương án đúng là:

A. Thực vật C3 : (1), (4), (5), (7) và (8) ; thực vật C4 : (2), (3) và (6)

B. Thực vật C3 : (2), (4), (5), (7) và (8) ; thực vật C4 : (1), (3) và (6)

C. Thực vật C3 : (4), (5), (7) và (8) ; thực vật C4 : (1), (2), (3) và (6)

D. Thực vật C3 : (2), (4), (6) và (7) ; thực vật C4 : (1), (3), (5) và (8)

Câu 22. Một cây C3 và một cây C4 được đặt trong cùng một chuông thủy tinh kín được chiếu sáng. Nồng độ COsẽ:

A. Không thay đổi

B. Giảm đến điểm bù của cây C3

C. Giảm đến điểm bù của cây C4

D. Tăng

Câu 23. Trong việc bảo quản nông sản, thực phẩm, hoa quả muốn kéo dài thời gian ngủ nghỉ , người ta sử dụng loại hợp chất:

A. Auxin        

B. Xitôkinin.

C. Axit abxixic.      

D. Gibêrêlin

Câu 24. Ở thực vật, được xem là hooc môn của sự già hóa, có nhiều trong cơ quan ngủ nghỉ, cơ quan già, cơ quan sắp rụng là:

A. Xitôkinin..

B. Axit abxixic

C. Auxin    

D. Gibêrêlin

Câu 25. Ở động vất có xương sống, đơn vị cấu trúc  của hệ thần kinh là:

A. Hạch thần kinh.

B. Dây thần kinh.

C. Tế bào thần kinh (Nơron)

D. Búi thần kinh.

Câu 26. Căn cứ vào hình dạng, có các loại tế bào thần kinh?

A. Hình que, hình cầu, hình sợi.

B. Hình hạt, hình hai cánh không đều.

C. Có nhân, không nhân, đa nhân.

D. Đơn cực, lưỡng cực, đa cực.

Câu 27. Huấn luyện thú còn non, thành lập các phản xạ có điều kiện là quá trình?

A. Biến đổi tập tính thứ sinh thành tập tính hỗn hợp.

B. Biến đổi tập tính bẩm sinh thành tập tính hỗn hợp.

C. Biến đổi tập tính bẩm sinh thành tập tính thứ sinh.

D. Biến đổi tập hỗn hợp thành tập tính thứ sinh.

Câu 28. Chim di cư để tránh rét, cá di cư để đẻ trứng là:

A. Tập tính thứ sinh.

B. Bản năng.

C. Tập tính bẩm sinh.

D. Cả B và C.

Câu 29. Nội dung nào sau đây sai?

A. Sự phân hóa giới tính của hoa liên quan đến hàm lượng hoocmôn trong cây.

B. Ở cây non nhiều rễ phụ, nếu nhiều xitôkinin  thì đa phần sẽ phát triển thành cây đực.

C. Cây có rễ và lá nhiều, có sự cân bằng hoocmôn  thì tỉ lệ hoa đực, hoa cái bằng nhau, giới tính đực cái cũng ở trạng thái cân bằng.

D. Cây non có nhiều lá, ít rễ, nhiều gibêrelin, thường phát triển thành cây đực.

Câu 30. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Sự phân hóa giới tính của cây, chỉ phụ thuộc vào hàm lượng phitôhoocmôn, ít ảnh hưởng bởi môi trường.

B. Sự phân hóa giới tính của cây, chỉ phụ thuộc vào môi trường và phitôhoocmôn, không phụ thuộc vào ADN.

C. Sự phân hóa giới tính của cây, chỉ phụ thuộc vào bộ máy di truyền và môi trường, không liên quan đến các phitôhoocmôn và ADN.

Lời giải

1.C

2.C

3.B

4.B

5.C

6.B

7.C

8.B

9.D

10.C

11.D

12.C

13.D

14.C

15.D

16.B

17.A

18.A

19.C

20.A

21.A

22.C

23.C

24.B

25.C

26.D

27.C

28.D

29.B

30.D