Đề bài
Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (0,5đ) Câu 2. Vấn đề chính được tác giả nêu trong đoạn trích là gì ? (0,75đ)
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: “Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong cầu được sống trong lồng”. (0,75đ)
Câu 4. Trong tất cả các nguyên tắc sống được học ở nhà trẻ, anh/chị thấy nguyên tắc nào có giá trị với mình nhất ? Vì sao ? (1,0đ)
Phần II: Làm văn(7 điểm)
Cảm nhận của em về chi tiết bát cháo cám trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân. Liên hệ với chi tiết bát cháo hành trong truyện ngắn “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao để thấy tác dụng của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm truyện ngắn.
Lời giải chi tiết
Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1.
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên:
phương thức nghị luận.
Câu 2.
Có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải nêu được ngắn gọn vấn đề chính trong đoạn trích là: chúng ta đang dần đánh mất bản năng độc lập, chủ động, tự do.
Câu 3.
Có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng đảm bảo nội dung: Con người phải rất vất vất vả để sinh tồn, nhưng đó là sự sinh tồn trong tự do. Đó là một cuộc sống đáng sống hơn sống trong an nhàn đầy đủ nhưng thụ động, mất tự do.
Câu 4.
Nêu được ít nhất một nguyên tắc sống có giá trị với bản thân (như tự lập, hoà đồng, chia sẻ, yêu thương…) và giải thích lí do vì sao. Có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau, nhưng về cơ bản, thí sinh trả lời được tác động tích cực của nguyên tắc sống đó.
Phần II: Làm văn
1.Cảm nhận về chi tiết bát cháo cám trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân. Liên hệ với chi tiết bát cháo hành trong truyện ngắn “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao để thấy tác dụng của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm truyện ngắn
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài nghị luận Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề cần nghị luận; thân bài triển khai được vấn đề; kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận,kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
ý 1. Giới thiệu khái quát hai nhà văn, hai tác phẩm và hai chi tiết.
ý 2.Giới thiệu về chi tiết nghệ thuật và tác dụng của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm truyện.
ý 3.
* Chi tiết bát cháo cám:
- Hoàn cảnh xuất hiện chi tiết: trong bữa cơm ngày đói đón con dâu mới của bà cụ Tứ.
- Ý nghĩa về nội dung
+ Thể hiện số phận của một bà mẹ nghèo khổ trong nạn đói Ất Dậu năm 1945.
+ Tâm trạng vui mừng của bà cụ Tứ trong ngày hạnh phúc của con trai.
+ Ca ngợi tấm lòng nhân hậu, vẻ đẹp của tình mẫu tử thiêng liêng.
+ Chi tiết có giá trị hiện thực: gián tiếp tố cáo tội ác của bọn thực dân phát xít lúc bấy giờ. Chính chúng là thủ phạm đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bi đát nhất.
+ Chi tiết có giá trị nhân đạo: trong tận cùng của cái đói, cái chết, người nông dân Việt Nam vẫn thương yêu, cưu mang nhau, có niềm tin vào tương lai và sự sống bất diệt.
* Ý nghĩa nghệ thuật :
- Là chi tiết rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc họa sắc nét tính cách, tâm lí và hành động của nhân vật, thể hiện tài năng của tác giả Kim Lân trong việc lựa chọn chi tiết trong truyện ngắn.
- Là chi tiết nhỏ nhưng gửi gắm tư tưởng lớn: tin tưởng vào khát vọng sống hạnh phúc và sức mạnh của tình thương, của tình người.
ý 4.
* Liên hệ với chi tiết bát cháo hành:
- Xuất hiện: Hình ảnh này xuất hiện ở phần giữa truyện, sau khi Chí Phèo gặp Thị Nở được Thị Nở chăm sóc.
– Về nội dung:
+ Thể hiện tình yêu thương của Thị Nở dành cho Chí.
+ Là hương vị của hạnh phúc, tình yêu muộn màng mà Chí được hưởng
+ Đánh thức nhân tính bị vùi lấp lâu nay ở Chí.
– Về nghệ thuật:
+ Là chi tiết rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc họa sâu sắc nét tính cách, tâm lí và bi kịch của nhân vật.
+ Góp phần thể hiện sinh động tư tưởng Nam Cao: tin tưởng vào sức mạnh cảm hoá của tình người.
ý 5.
+ Cả 2 chi tiết đều là biểu tượng của tình người ấm áp.
+ Đều thể hiện bi kịch của nhân vật và hiện thực xã hội
+ Đều thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc, cái nhìn tin tưởng vào sức mạnh của tình yêu thương con người của các nhà văn.
+ Bát cháo hành: biểu tượng của tình thương mà thị Nở dành cho Chí Phèo nhưng xã hội đương thời đã cự tuyệt Chí, đẩy Chí vào bước đường cùng. Qua đó, chúng ta thấy bộ mặt tàn bạo, vô nhân tính của XH thực dân nửa phong kiến cũng như cái nhìn bi quan, bế tắc của nhà văn Nam Cao.
+ Nồi cháo cám: biểu tượng tình thân, tình người, niềm tin và hy vọng vào phẩm chất tốt đẹp của người dân lao động trong nạn đói. Sau bát cháo cám, mọi người nói chuyện về Việt Minh. Qua đó, thức tỉnh ở Tràng khả năng cách mạng. Như vậy ở Kim Lân có cái nhìn lạc quan, đầy tin tưởng vào sự đổi đời của nhân vật, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
⟹ Hai chi tiết nhỏ nhưng chứa đựng giá trị lớn, đều là những chi tiết rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, tô dậm giá trị tác phẩm, góp phần khắc họa sắc nét tính cách, tâm lí và hành động của nhân vật.