Đề bài
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Mấu chốt của thành đạt là ở đâu? Có người nói thành đạt là do gặp thời, có người lại cho là do hoàn cảnh bức bách, có người cho là do có điều kiện được học tập, có người lại cho là do có tài năng trời cho. Các ý kiến đó mỗi ý chỉ nói tới một nguyên nhân, mà lại đều là nguyên nhân khách quan, họ quên mất nguyên nhân chủ quan của con người.
Thật vậy. Gặp thời tức là gặp may, có cơ hội, nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội cũng sẽ qua đi. Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí; có người lại gồng mình vượt qua. Điều kiện học tập cũng vậy, có người được cha mẹ tạo cho mọi điều kiện thuận lợi, nhưng lại mải chơi, ăn diện, kết quả học tập rất bình thường. Nói tới tài năng thì ai cũng có một chút tài, nhưng đó chỉ mới là một khả năng tiềm tàng, nếu không tìm cách phát huy thì nó cũng bị thui chột. Rút cuộc mấu chốt của thành đạt là ở bản thân chủ quan mỗi người, ở tinh thần kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi, lại phải trau dồi đạo đức cho tốt đẹp. Không nên quên rằng, thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận.
(Nguyên Hương, Trò chuyện với bạn trẻ; Ngữ văn 9, tập 2, tr.11-12)
Câu 1. Theo tác giả, mấu chốt của thành đạt là ở đâu?
Câu 2. Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Câu 3. Thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong văn bản?
Câu 4. Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vai trò của ý chí, nghị lực đối với sự thành công của mỗi người.
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
“Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” đã thể hiện cái nhìn thấu hiểu và trĩu nặng tình thương của nhà văn Nguyễn Minh Châu đối với con người”. Anh/chị hãy phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa để làm sáng tỏ nhận định trên.
Lời giải chi tiết
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1
Mấu chốt của thành đạt là ở bản thân chủ quan mỗi người, ở tinh thần kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi, lại phải trau dồi đạo đức cho tốt đẹp.
Câu 2
Nghị luận.
Câu 3
Phân tích.
Câu 4
- Nội dung: trình bày được một hoặc một số vai trò của ý chí, nghị lực
Hình thức: đảm bảo hình thức của đoạn văn và yêu cầu về số câu.
II.PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
a. Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và trích dẫn ý kiến
b. Thân bài:
1. Giải thích ý kiến:
- thấu hiểu Thấu hiểu người khác là phát hiện chính xác nhu cầu, mục đích, nỗi lo lắng, niềm hy vọng, cách nhìn thế giới các mối quan tâm, hiện trạng cảm xúc của người đó.
- trĩu nặng tình thương: là tình cảm yêu thương, chia sẻ, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau, là sự cảm thông, đồng cảm 2. Bàn luận chứng minh vấn đề
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm
– Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút tiên phong trên hành trình đổi mới, là người mở đường “tinh anh và tài năng” của văn học Việt Nam sau năm 1975.
– Chiếc thuyền ngoài xa (1983) khai thác sâu sắc số phận cá nhân con người, những vấn đề đạo đức với nhiều suy tư trăn trở của người cầm bút.
b. Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài để làm sáng tỏ nhận định
* Nội dung
– Nhân vật đã thể hiện cái nhìn thấu hiểu của nhà văn về số phận con người
+ Thấy được tình cảnh và nỗi khổ của người đàn bà hàng chài: kém may mắn, cuộc sống lam lũ, cơ cực, bấp bênh (thuyền chật, con đông, nghèo đói, có lúc cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối…).
+ Thấu hiểu bi kịch của người đàn bà bị bạo hành: thường xuyên bị chồng đánh đập một cách tàn nhẫn, vô lí (Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng).
– Qua nhân vật người đàn bà hàng chài, nhà văn đã thể hiện cái nhìn trĩu nặng tình thương với con người
+ Phát hiện đằng sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục là những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật: thấu hiểu lẽ đời; bao dung, cảm thông với nỗi khổ của chồng; thương con vô bờ bến (Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình…).
+ Cảm thương, chia sẻ và trân trọng khát khao hạnh phúc bình dị, đời thường của nhân vật (Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no…).
* Nghệ thuật
– Tạo được tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống và nhân vật.
– Tính cách nhân vật được thể hiện qua nhiều mối quan hệ; giọng điệu xót xa, chiêm nghiệm.
3. Đánh giá chung
– Chiếc thuyền ngoài xa thể hiện cái nhìn mới mẻ, sâu sắc, mang tính thời sự của Nguyễn Minh Châu về cuộc sống và số phận con người.
– Qua phản ánh những nghịch lí cuộc đời, nhà văn thể hiện tình cảm chân thành với những người lao động nghèo khổ; cảnh báo về thực trạng bạo hành gia đình và góp phần lí giải nguyên nhân của thực trạng ấy.
c. Kết bài:
Nêu cảm nhận của bản thân