Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 2 - Ngữ văn 12

Đề bàiII. LÀM VĂN (7. 0 điểm)Câu 1 (2

Lời giải

Đề bài

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Dựa vào đoạn trích phần Đọc hiểu, viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh/chị về ý kiến: Hiện tại, việc thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học là ngày càng hiếm thấy trong đời sống đương đại.

Câu 2 ( 5.0 điểm)

Cảm nhận của anh /chị về đoạn văn sau:

       “Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái, lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải. Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con  mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp…”

(Trích Vợ nhặt - Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập môt, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr. 30)

Từ đó, anh/chị hãy chỉ ra những điểm giống nhau cơ bản với đọạn văn:

       “Khi chí Phèo mở mắt thì trời sáng từ lâu.Mặt trời chắc đã lên cao, và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ. Cứ nghe chim ríu rít bên ngoài đủ biết.Nhưng trong cái lều ẩm thấp vẫn mới chỉ hơi lờ mờ. Ở đây người ta thấy chiều lúc xế trưa và gặp đêm khi bên ngoài vẫn sáng.Chưa bao giờ Chí Phèo nhận thấy thế bởi chưa bao giờ hết say.”

(Trích Chí Phèo - Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.149)

Lời giải chi tiết

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2: Những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả  năng thấu cảm, cảm thông và  nhìn  nhận sự việc từ  nhiều góc độ.  Ngược  lại,  những  cá  nhân  có  khả  năng  thấu  cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc.

Câu 3: Nếu không đọc nghiêm túc, tức không “thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học” hoặc “chú tâm đọc một nội dung sâu sắc”, người ta sẽ không thể có “khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ”.

Việc đọc “mì ăn liền” của chúng ta khi lướt qua các trang mạng” hiện nay  gây ảnh hưởng đến sự  phát triển trí tuệ  và  cảm xúc  của chúng ta.

Câu 4: Có thể rút ra bài học cho bản thân, nhưng phải hợp lí thuyết phục.

 II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1:

* Yêu cầu về hình thức:

- Viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ

- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu…

- Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.

Có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau: có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

* Yêu cầu về nội dung:  Có thể làm theo hướng sau:

Đồng tình với ý kiến trên:

+ Thói quen đọc sách, nhất là sách văn học, đang bị mai một bởi  sự phát triển như vũ bão của các phương tiện nghe nhìn có kết nối mạng internet; thay vì cầm sách, người ta thường đọc trên máy tính, máy tính bảng, điện thoại...

+ Hơn nữa, do nhịp sống hiện đại, người ta có xu hướng đọc những tác phẩm ngắn hoặc đọc lướt nội dung của văn bản để nắm ý chính. Đây là hiện tượng “mì ăn liền”. Cách đọc này không thể giúp người ta có khả năng “thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ”.

Không đồng tình với ý kiến trên:

+ Trên thực tế chúng ta thấy những tác phẩm văn học có giá trị được in thành sách vẫn có sức hấp dẫn lớn đối với nhiều người, thu hút sự chú ý của nhiều độc giả. Harry Potter là một ví dụ.

+ Không phải tất cả mọi người đều quay lưng với văn học, nhiều người vẫn “thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học”.

Vừa đồng tình vừa phản đối ý kiến: Kết hợp hai cách viết trên.

Câu 2: 

Mở bài: giới thiệu được vấn đề.

Thân bài: triển khai được vấn đề.

Kết bài: khái quát được vấn đề.

* Về nội dung:

- Thể hiện sự chuyển biến về tâm lí của nhân vật Tràng khi có vợ;

- Góp phần thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm:

+ Đồng cảm với cuộc sống của người dân lao động;

+ Ngợi ca, trân trọng khát vọng sống, khát khao hạnh phúc của những con người đang bên bờ vực thẳm giữa sự sống và cái chết.

+ Bộc lộ niềm tin yêu đối với con người nghèo khổ, bất hạnh…

* Về nghệ thuật:

- Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, chân thực;

- Cách dùng từ ngữ để diễn tả tâm trạng nhân vật, gây sự chú ý với người đọc: êm ái, lửng lơ, ngỡ ngàng…

- Hình ảnh thân thuộc, gần gũi với cuộc sống gia đình (nhà cửa, sân vườn, mấy chiếc quần áo, cái ang nước…)

- Giọng kế tự nhiên, gần gùi..

Điểm nhìn trần thuật có sự dịch chuyển linh hoạt ( khác với nhân vật bà Cụ Tứ ).

Điểm giống nhau cơ bản giữa hai đoạn văn

- Về nội dung:

+ Tập trung diễn tả sự chuyển biến về tâm lí của nhân vật;

+ Thể hiện cái nhìn khám phá vẻ đẹp con người, thấm đẫm tinh thần nhân đạo sâu sắc của các nhà văn.

- Về nghệ thuật:

+ Đều là những trích đoạn rút ra từ các tác phẩm thuộc thể loại tự sự;

+ Xây dựng nhân vật gắn với tình huống đặc biệt trong cuộc đời để bộc lộ tâm trạng nhân vật;

+ Diễn tả tâm lí tinh tế, chân thực...