Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 2 - Vật lí 7

Đề bài

Câu 1. Nhận xét nào dưới đây là đúng?

A. Nhiều vật sau khi bị cọ xát thì có khả năng đẩy các vật khác.

B. Thước nhựa sau khi được cọ xát có tính chất đẩy các vật nhẹ.

c. Sau khi được cọ xát, nhiều vật có khả năng hút các vật khác.

D. Mảnh pôliêtilen sau khi bị cọ xát bằng mảnh len không có khả năng hút hoặc đẩy các vụn giấy.

Câu 2. Chọn câu đúng.

A. Chỉ có các vật rắn mới bị nhiễm điện.

B. Chỉ có các chất rắn và lỏng bị nhiễm điện.

C. Chất khí không bao giờ bị nhiễm điện.

D. Tất cả mọi vật đều có khả năng nhiễm điện.

Câu 3. Hai mảnh pôliêtilen nhiễm điện cùng loại thì:

A. Đẩy nhau.    B. Không đẩy, không hút.

C. Hút nhau.    D. Vừa đẩy, vừa hút.

Câu 4. Chọn câu đúng:

Một vật trung hòa về điện nếu

A. Mang nhiều điện tích dương hơn điện tích âm.

B. Mang điện tích âm bằng với điện tích dương.

C. Mang nhiều điện tích âm hơn điện tích dương.

D. Mất bao nhiêu điện tích âm thì nhận bấy nhiêu điện tích dương.

Câu 5. Chọn câu trả lời đúng nhất.

Bóng đèn bút thử điện sáng khi:

A. Mảnh pôliêtilen bị nhiễm điện.

B. Chạm mảnh tôn gắn với đầu bút thử điện vào mảnh pôliêtilen.

C. Tay ta chạm vào đầu trên của bút thử điện.

D. Các điện tích chuyển dời qua nó.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là không chính xác?

A. Nguồn điện là nguồn cung cấp dòng điện lâu dài để các thiết bị điện có thể hoạt động.

B. Nguồn điện luôn có hai cực âm và dương.

C. Bóng đèn bút thử điện sáng chứng tỏ có điện tích dịch chuyển qua nó.

D. Khi mắc bóng đèn vào mạch điện mà đèn không sáng thì nguyên nhân chính là do dây tóc bóng đèn đã bị đứt.

Câu 7. Ba vật liệu thường dùng để làm vật cách điện là:

A. Sứ, thủy tinh, nhựa.                              B. Ni lông, sứ, nước nguyên chất,

C. Sơn, gỗ, cao su.                                    D. Nhựa bakelit, không khí.

Câu 8. Dòng điện trong kim loại là dòng:

A. Chuyển động có hướng của các electron tự do.

B. Chuyển động có hướng của các electron nằm bên trong của lớp vỏ nguyên tử.

C. Chuyển động có hướng của các hạt mang điện tích dương.

D. Chuyển động có hướng của các nguyên tử.

Câu 9. Bóng đèn nào sau đây khi phát sáng là do dòng điện chạy qua chất khí?

A. Bóng đèn đui ngạnh.                              B. Bóng đèn pin.

C. Bóng đèn nêôn.                                    D. Bóng đèn xe gắn máy.

Câu 10. Dưới đây là các sơ đồ mạch điện, đèn pin đang sáng do bốn học sinh vẽ (Hình 30). Hỏi sơ đồ nào vẽ đúng?

A. Sơ đồ a.

B. Sơ đồ b.

C. Sơ đồ c.

D. Sơ đồ d.

Câu 11. Tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích trong những dụng cụ nào sau đây?

A. Nồi cơm điện.                                        C. Quạt điện.

B. Máy thu thanh (rađio).                            D. Máy tính bỏ túi.

Câu 12. Người ta ứng dụng tác dụng hoá của dòng điện vào các việc:

A. Mạ điện.                                                  B. Làm đi-na-mô phát điện.

C. Chế tạo loa.                                              D. Chế tạo mi-crô.

Câu 13. Phát biểu nào dưới đây là không đúng?

A. Liên hệ giữa ampe với miliampe là: 1A = 1000mA.

B. Liên hệ giữa miliampe với ampe là: lmA = 0,01 A.

C. Đơn vị của cường độ dòng điện là: ampe, kí hiệu là: A.

D. Dụng cụ để đo cường độ dòng điện là ampe kế và miliampe kếẵ

Câu 14. Trường hợp đổi đơn vị nào sau đây là sai?

A. 1,5V = 1500mV.      B. 0,25V = 25mV.

C. 80mV = 0,08V.        D. 3000mV = 3V.

Câu 15. Sơ đồ nào trong hình 31 dùng để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn?

Câu 16. Có một nguồn điện 9V và các bóng đèn ở trên có ghi 3V. Mắc như thế nào thì đèn sáng bình thường?

A. Hai bóng đèn nối tiếp                                B. Ba bóng đèn nối tiếp

C. Bốn bóng đèn nối tiếp                              D. Năm bóng đèn nối tiếp.

Câu 17. Mạng điện có điện thế bao nhiêu thì có thể gây chết người?

A. Dưới 220 vôn      B. Trên 40 vôn

C. Trên 100 vôn      D. Trên 220 vôn

Câu 18. Có bốn đèn, Đ1 ghi 3V, Đ2 ghi 4,5V, Đ3 ghi 6V và nguồn điện 4,5V (hiệu điện thế giữa hai cực giữ không đổi là 4,5V). Phải chọn hai đèn nào và mắc chúng ra sao vào hai cực của nguồn để cả ha đèn sáng bình thường?

A. Đ1 và Đ3 mắc nối tiếp.                            B. Đ4 và Đ2 mắc song song,

C. Đ1 và Đ3 mắc song song.                        D.  Đ1và Đ2 mắc song song.

Câu 19. Trong mạch điện có sơ đồ như hình 32 thì:

A. Hai đoạn mạch rẽ là đoạn nổi đèn Đ1 với hai điểm chung M và N và đoạn nối đèn Đ2 với hai điểm chung trên.

B. Mạch chính gồm hai đoạn là đoạn nổi điểm chung M với cực dương và đoạn nối điểm chung N với cực âm của nguồn điện.

C. Đoạn mạch MN qua nguồn gồm hai mạch rẽ là đoạn mạch song song

D. Đoạn MN là một mạch kín gồm hai đèn mắc nối tiếp.

Câu 20. Phát biểu nào dưới đây là không đúng.

Cầu chì được tạo ra với mục đích:

A. Tự động ngắt mạch khi cường độ dòng điện vượt quá giá trị ghi trên cầu chì.

B. Bảo vệ các thiết bị dùng điện khỏi bị hư hỏng khi mạng điện có sự cố, hoặc khi xảy ra đoản mạch.

C. Bảo vệ an toàn cho người, nhà cửa... trong quá trình sử dụng điện.

D. Cho dòng điện chạy qua.

Lời giải

1

2

3

4

5

C

D

A

B

D

6

7

8

9

10

D

A

A

C

A

11

12

13

14

15

A

A

B

B

D

16

17

18

19

20

B

B

B

A

D