Câu 1. Những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai: Để thực hiện mục tiêu chiến lược của mình làm “bá chủ, thống trị thế giới " giới cầm quyền Mĩ đã đề ra “chiến lược toàn cầu” nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc. Thông qua hình thức “viện trợ”, Mĩ đã lôi kéo, khống chế những nước phụ thuộc, thực hiện chính sách thực dân kiểu mới về kinh tế, chính trị.
Mĩ lập các khối quân sự, gây nhiều cuộc chiến tranh xâm lược: Việt Nam, Triều Tiên.
Sau khi trật tự thế giới “hai cực” bị phá vỡ, Mĩ ráo riết tiến hành nhiều chính sách, biện pháp để xác lập trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ chi phối, khống chế.
Câu 2. Những nguyên nhân làm cho Nhật Bản từ những năm 70 của th kỉ XX trở thành một trong ba trung tăm kinh tế - tài chính của thế giới là:
- Nhờ tận dụng được những điều kiện quốc tế thuận lợi như sự phát triển chung của kinh tê thế giới, những thành tựu tiến bộ của khoa học - kĩ thuật hiện đại.
- Những nguyên nhân trong nước có ý nghĩa quyết định. Đó là
+ Truyền thống văn hoá, giáo dục lâu đời ở Nhật Bản - sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của nhân loại nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc.
+ Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả cửa các xí nghiệp, công ti Nhật Bản.
+ Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng.
+ Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm.
Câu 3. Xu thế phát triển của thế giới sau “Chiến tranh lạnh”:
- Sau bốn thập niên chạy đua vũ trang tốn kém, trải qua một thời gian hoà hoãn, đối thoại, cuối cùng tháng 12 - 1989, Tổng thống Mĩ Bu-Sơ (cha) và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Goóc-ba-chốp đã cùng nhau tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh. Từ đó, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến và diễn ra theo những xu hướng mới.
- Đó là xu thế hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế.
- Thế giới đang tiến tới xác lập một Trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm.
- Từ sau “Chiến tranh lạnh” và dưới tác động của cách mạng khoa học – kĩ thuật, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.
- Tuy hòa bình được củng cố, nhưng từ đầu những năm 90 cùa thế kỉ XX, ở nhiều khu vực lại xảy ra những cuộc xung đột, nội chiến đẫm máu với những hậu quả nghiêm trọng (như ở Liên bang Nam tư cũ, châu Phi, và một số nước Trung Á...).
- Tuy nhiên, xu thế chung của thế giới ngày nay là hoà bình ổn định và hợp tác phát triển. Đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI, trong đó có Việt Nam.