Câu 1. Những nhiệm vụ chính của Liên hiệp quốc:
- Duy trì hoà bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc, thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hoá, xã hội và nhân dạo...
- Hoạt động của Liên hợp quốc dựa trên nguyên tắc:
Tôn trọng quyền bình đẳng giữa các quốc gia và quyền dân tộc tự quyết, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước; giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hoà bình và có sự nhất trí giừa năm cường quốc: Liên Xô (nay là Liên bang Nga), Anh, Pháp, Mĩ, Trung Quốc.
Câu 2. “Hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức với các dân tộc vì:
- Từ sau “chiến tranh lạnh”, bối cảnh chung của thế giới là ổn định nên các nước có cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước, tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực. Bên cạnh đó, các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ khoa học - kĩ thuậi của thế giới và khai thác nguồn vốn đầu tư nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước.
- Đây cũng là thách thức vì phần lớn các nước đang phát triển đều có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí và chất lượng nguồn-nhân lực còn nhiều hạn chế; sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới; việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay bên ngoài; việc giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc và sự kết hợp hài hoà giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại... Nếu nắm bắt được thời cơ thì kinh tế - xã hội của đất nước phát triển, nếu khône năm băt được thời cơ thì sẽ bị tụt hậu so với các dân tộc khác. Nếu nắm bắt được thời cơ nhưng không có đường lối chính sách đúng đắn, phù hợp thì sè đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc.
Vì vậy, mỗi dân tộc đều có nhừng chính sách, đường lối phù hợp để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc mình.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách, đườns lối phù hợp. Nhờ đó, đất nước ta từng bước phát triển hoà nhập dần vào đời sống khu vực và thế giới. Uy tín của Việt nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
Câu 3. Chương trình khai thác lần thứ hai của đế quốc Pháp tập trung vào những nguồn lợi:
- Tăng cường đầu tư vốn mở rộng sản xuất.
- Nông nghiệp: Chủ yếu là đồn điền cao su.
- Công nghiệp: Chủ yếu là khai thác than đá, mở rộng một số cơ sở công nghiệp chế biến: Nhà máy Sợi Nam Định, Rượu Hà Nội, Nhà máy Xay xát gạo ở chợ Lớn…
- Thương nghiệp: Để nắm chặt thị trường Việt Nam và Đông Dương, tư bản Pháp đánh thuế nặng hàng hóa các nước nhập vào nước ta.
- Giao thông vận tải: Được đầu tư phát triển thêm đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền nhiều đoạn: Đồng Đăng - Na sầm (1922), Vinh - Đông Hà (1927).
- Tài chính: Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế.
- Thuế khóa: Đánh thuế nặng và đặt nhiều thứ thuế.