Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 - Lịch sử 12

A. Trắc nghiệm

Câu 1. Nội dung nào không phản ánh đúng hoàn cảnh đất nước và thế giới khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới?

A. Trải qua thời gian thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội (1976 – 1980 và 1981 – 1985), nước ta đạt được những thành tựu và ưu điểm đáng kể trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, song cũng gặp không ít khó khăn.

B. Xu thế đối thoại hợp tác trên thế giới chiếm ưu thế tác động đến công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

C. Những thay đổi trong tình hình thế giới và mối quan hệ giữa các nước do tác động của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật; cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác.

D.Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng về kinh tế – xã hội.

Câu 2. Hãy cho biết trận then chốt mở màn chiến dịch Tây Nguyên là trận nào?

A. Kon Tum.

B. Plâyku.

C. Buôn Ma Thuột.

DĐắk Lắk.

Câu 3. Những thành tựu đạt được trong thời kỳ đầu của công cuộc đổi mới chứng tỏ

A. đường lối đổi mới là đúng, bước đi đổi mới về cơ bản là phù hợp.

B. sự lãnh đạo tài tình, đúng đắn của Đảng.

C. sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.

D. Đảng ta đã trưởng thành và được nhân dân tin tưởng, ủng hộ.

Câu 4. Sau năm 1975 cách mạng hai miền Nam – Bắc có những thuận lợi và khó khăn gì?

A. Miền Nam hoàn toàn giải phóng nhưng miền Bắc còn chống chiến tranh phá hoại.

B. Hoàn thành thống nhất về mặt lãnh thổ nhưng về mặt nhà nước thì chưa thống nhất.

C. Miền Nam hoàn toàn giải phóng nhưng chịu hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại.

D. Đạt được những thành tựu to lớn trong việc thực hiện các kế hoạch kinh tế.

Câu 5. Tại sao trong đường lối đổi mới Đảng ta cho rằng trọng tâm là đổi mới kinh tế?

A. Một số nước đã lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.

B. Kinh tế phát triển là cơ sở để nước ta đổi mới trên những lĩnh vực khác.

C. Những khó khăn của đất nước ta bắt nguồn từ kinh tế.

D. Do hậu quả của cuộc chiến tranh kéo dài, kinh tế nước ta nghèo nàn, lạc hậu.

Câu 6. Thắng lợi nào của quân và dân ta đã buộc Mỹ thừa nhận thất bại hoàn toàn trong loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới ở miền Nam Việt Nam?

A. Hiệp định Pari năm 1973.

B. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.

C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.

D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

Câu 7. Thành tựu lớn nhất trong 5 năm (1986 – 1990) về lương thực – thực phẩm là gì?

A. Mở rộng diện tích trồng lương thực.

B. Đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước, có dự trữ và xuất khẩu.

C. Lai tạo nhiều giống lúa mới.

D.Chuyển sang chuyên canh cây lúa.

Câu 8. Trong 5 năm (1986 – 1990), cả nước ta thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu trọng tâm nào?

A. Thực hiện ba chương trình kinh tế lớn: lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

B. Xây dựng cơ sở vật chất bước đầu của chủ nghĩa xã hội.

C. Đổi mới về tổ chức chính trị, văn hóa, giáo dục.

D. Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Câu 9. Nhiệm vụ trọng tâm của miền Bắc ngay sau đại thắng mùa Xuân 1975 là gì?

A. Tiếp tục làm nhiệm vụ căn cứ địa của cách mạng cả nước.

B. Hàn gắn vết thương chiến tranh, làm nghĩa vụ quốc tế đối với Campuchia.

C. Tiếp tục làm nghĩa vụ quốc tế đối với Lào và Campuchia.

D. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 10. Đại hội Đảng lần VI (12/1986) đã xác định rõ quan điểm đổi mới của Đảng là đổi mới toàn diện và đồng bộ, nhưng trọng tâm là đổi mới về?

A. kinh tế - chính trị.

B. chính trị.

C. văn hóa.

Dkinh tế.

Câu 11. Những chiến thắng góp phần làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở miền Nam Việt Nam là

A. Ấp Bắc, Bình Giã, Vạn Tường.

B. Ấp Bắc, Bình Giã, An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài.

Câu 17. Điểm giống nhau về hoàn cảnh lịch sử diễn ra hai cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội năm 1946 và 1976?

A. Được sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và nhân loại trên thế giới.

B. Tình hình đất nước có những điều kiện thuận lợi về kinh tế - xã hội.

C. Được tiến hành ngay sau những thắng lợi to lớn của kháng chiến chống ngoại xâm.

D. Đối mặt với những nguy cơ đe dọa của thù trong, giặc ngoài.

Câu 18. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước có ý nghĩa quốc tế quan trọng là

A. tác động đến tình hình thế giới.

B. làm thay đổi cục diện chính trị thế giới.

C. tác động đến nước Mỹ và thế giới.

D. cổ vũ phong trào cách mạng thế giới.

Câu 19. Nhiệm vụ chung cho cách mạng nước ta trong thời kỳ 1954 – 1975 là

A. kháng chiến chống Mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

B. đấu tranh chống Mỹ - Diệm giải phóng miền Nam.

C. kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

D. đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Câu 20. Cho các sự kiện sau:

1. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung khóa VI được tiến hành trong cả nước.

2. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

3. Quốc hội khóa VI họp kỳ đầu tiên tại Hà Nội.

4. Hội nghị Hiệp thương chính trị được tổ chức tại Sài Gòn.

Hãy sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian quá trình hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

A. 1 – 3 – 2 – 4.

B. 2 – 4 – 1 – 3.

C. 2 – 3 – 4 – 1.

D. 3 – 4 – 2 – 1.

Câu 21. Thực tế cách mạng nước ta từ năm 1930 để lại cho Đảng và nhân dân ta bài học quý báu nhất và xuyên suốt quá trình cách mạng là?

A. sự nghiệp cách mạng là của dân, do dân và vì dân.

B. kết hợp sức mạnh trong nước với sực mạnh quốc tế.

C. tăng cường tinh thần đoàn kết.

D. nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Câu 22. Ý nghĩa lớn nhất trong thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta là gì?

A. Thống nhất đất nước.

B. Cổ vũ phong trào cách mạng thế giới, nhất là phong trào giải phóng dân tộc.

C. Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân – đế quốc trên đất nước ta, giành độc lập hoàn toàn.

D. Mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc: đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

Câu 23. Thuận lợi cơ bản nhất của đất nước sau năm 1975 là

A. Miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa, miền Nam hoàn toàn giải phóng.

B. Đất nước đã được độc lập, thống nhất.

C. Nhân dân phấn khởi với chiến thắng vừa giành được.

D. Được sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 24. Nguyên nhân nào có tính chất quyết định đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước?

A. Sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng.

B. Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn.

C. Có hậu phương vững chắc ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

D. Sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.

B. Phần tự luận: (4.0 điểm)

Câu 1 Em hãy so sánh sự khác nhau giữa hai chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ thực hiện ở Việt Nam 

Câu 2:

Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 (trang 187) có viết:

“Hiệp định…là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta ở hai miền đất nước, mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

…Mỹ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân về nướC.Đó là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo ra thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.”

2.1.  Đoạn văn bản trên đang đề cập đến sự kiện lịch sử gì? Diễn ra trong thời gian nào?

2.2 Có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

Lời giải

A.Phần trắc nghiệm

1

2

3

4

5

B

C

A

B

B

6

7

8

9

10

D

B

A

D

D

11

12

13

14

15

B

D

B

A

D

16

17

18

19

20

B

C

C

A

B

21

22

23

24

25

D

C

B

A

 

 B. Phần tự luận

Câu 1:

 

Chiến tranh cục bộ

Việt Nam hóa chiến tranh

Lực lượng

- Quân Mỹ, quân đồng minh của Mỹ và quân Sài Gòn.

- Quân Mỹ là lực lượng chủ yếu

- Quân Sài Gòn là lực lượng chủ yếu, được hỗ trợ bằng pháo binh và không quân Mỹ

Vai trò của Mỹ

- Quân Mỹ trực tiếp chiến đấu

- Cố vấn chỉ huy

-  Quân Sài Gòn phối hợp chiến đấu với không quân và pháo binh Mỹ.

-   Cố vấn chỉ huy

Qui mô

- Miền Nam và miền Bắc

- Miền Nam, miền Bắc và Đông Dương

 

Qui mô lớn hơn và ác liệt hơn

Chiến tranh phá hoại MB lần 2 có qui mô và cường độ lớn hơn lần 1

Biện pháp

- Thực hiện bằng những cuộc hành quân “bình định” và “tìm diệt” với 2 cuộc phản công mùa khô 65 – 66 và 66 – 67 nhằm tiêu diệt lực lượng CM.

- Tiến hành chiến tranh phá hoại MB lần 1.

- Tăng viện trợ quân sự, huấn luyện quân Sài Gòn dần dần thế chỗ quân Mỹ.

- Tăng viện trợ kinh tế.

- Dùng kinh tế thực hiện mục đích chính trị (lập “Ấp chiến lược”).

- Tiến hành chiến tranh phá hoại MB lần 2 (qui mô và cường độ lớn hơn lần 1) và Campuchia (1970), Lào (1971).

- Hòa hoãn với Trung Quốc và Liên Xô để cô lập Việt Nam.

Câu 2

Đoạn văn bản trên đang đề cập đến sự kiện lịch sử: Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.

Thời gian: 27/01/1973

Ý nghĩa lịch sử:

- Mỹ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

- Mở ra bước ngoặt mới: Mỹ đã rút quân, tạo thời cơ giải phóng miền Nam (“Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”).

- Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao.

- Là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam.


Bài Tập và lời giải

Bài C1 trang 12 SGK Vật lí 7

Đề bài

Em hãy chỉ ra một số vật có bề mặt phẳng, nhẵn bóng có thể dùng để soi ảnh của mình như một gương phẳng.

Xem lời giải

Bài C2 trang 13 SGK Vật lí 7

Đề bài

Cho tia tới SI đi là là trên mặt tờ giấy. Mặt phẳng tờ giấy chứa tia tới SI và pháp tuyến (đường thẳng vuông góc với mặt gương) IN của mặt gương tại I. Hãy quan sát và cho biết tia phản xạ IR nằm trong mặt phẳng nào ?

Kết luận

Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với ..... và .....

Xem lời giải

Bài C4 trang 14 SGK Vật lí 7

Đề bài

Trên hình 4.4 vẽ một tia tới SI chiếu lên một gương phẳng M.

a) Vẽ tia phản xạ.

b)* Giữ nguyên tia tới SI, muốn thu được một tia phản xạ có hướng thẳng đứng từ dưới lên trên thì phải đặt gương như thế nào ? Vẽ hình ?

Xem lời giải