Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Địa lí 8

I.TRẮC NGHIỆM 

Chọn câu đúng nhất.

Câu 1. Cơ sở tự nhiên để nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng là:

A. Thiên nhiên nước ta là thiên nhiên nhiệt đói gió mùa ấm.

B. Cây trổng nhiệt đới chiếm trên 85% cây trồng.

C. Có nhiều loại cây trổng.

D. Sản xuất nông nghiệp tiến hành thâm canh, xen canh, đa canh.

Câu 2. Theo đường chim bay hướng Tây Bắc - Đông Nam từ Phan-xip-ăng tới thành phố Thanh Hoá dài bao nhiêu km?

A. 300km.

B. 320km.

C. 350km.

D. 360km.

Câu 3. Nền địa chất của khu núi cao Hoàng Liên Sơn không có những loại đá nào sau đây?

A. Đá mắcma.

B. Đá mắcma xâm nhập.

C. Đá mắcma phun trào.

D. Đá trầm tích.

Câu 4. Sườn của cao nguyên Mộc Châu thường dốc đứng do:

A. Xói mòn.

B. Sông ngòi trẻ và được cấu tạo địa châ't là đá vôi.

C. Mưa theo mùa.

D. Rừng bị tàn phá.

Câu 5. Thảm thực vật chủ yếu của khu núi cao Hoàng Liên Sơn là:

A. Rừng cận nhiệt.

B. Rừng nhiệt đới.

C. Rừng ôn đới.

D. Rừng hỗn giao.

Câu 6. Nhiệt độ của trạm khí tượng Hoàng Liên Sơn thấp nhất so với trạm Mộc Chầu và Thanh Hoá vì:

A. Nhiệt độ trung bình năm chỉ có 12,8°C.

B. Tháng cao nhất nhiệt độ chỉ lên đến 16,4°C.

C. Trạm Hoàng Liên Sơn nằm trên độ cao 2.170m.

D. Một năm có 4 tháng nhiệt độ dưới 10°C.

Câu 7. Trạm Hoàng Liên Sơn có lượng mưa cao nhất so với trạm Mộc Châu và Thanh Hoá vì:

A. Lượng mưa hàng năm lên tới 3.553mm.

B. Một năm có tới 7 tháng lượng mưa đạt trên 200mm.

C. Địa hình sườn đón gió.

D. Tháng có lượng mưa cao nhât gần 700mm.

Câu 8. Kiểu rừng ôn đới của nước ta phát triển trong điêu kiện tự nhiên:

A. Có mùa đông lạnh.

B. Núi cao trên 2.000m, đất mùn núi cao, mùa đông nhiệt độ thường xuyên dưới 10°C.

C. Núi cao.

D. Núi trung bình.

Câu 9. Kiểu rừng nhiệt đới ở nước ta phát triển trong điều kiện tự nhiên:

A. Núi thấp dưới 1000m.

B. Đất feralit vùng đồi núi thấp có mùa đông ấm.

C. Đất feralit vùng núi cao trung bình có mùa đông lạnh.

D. Đất feralit vùng đổi núi thấp có mùa đông lạnh giá.

Câu 10. Đặc điểm nôi bật của tự nhiên khu núi cao Hoàng Liên Sơn là:

A. Cao nhất, lạnh nhất Việt Nam với nền địa chất mắcma - kiểu rừng ôn đới phát triển trên đất mùn núi cao.

B. Cao, chủ yếu rừng cận nhiệt.

C. Rừng ôn đới và cận nhiệt đới phát triển trên đất feralit.

D. Đất feralit phát triển trên đá vôi - kiểu rừng nhiệt đới rất phổ biến.

Câu 11. Ở nước ta kiểu rừng nhiệt đới gió mùa chiếm ưu thế vì:

A. Khí hậu nước ta nóng ẩm quanh năm.

B. Có một mùa đông lạnh.

C. Mưa theo mùa.

D. Rừng nhiều tầng.

Câu 12. Giới hạn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là:

A. Nằm bên hữu ngạn sông Hồng.

B. Gồm khu đổi núi sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ.

C. Gồm khu đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ.

D. Nằm bên tả ngạn sông Hồng.

II.TỰ LUẬN 

Câu 1. 

Nêu đặc điểm cơ bản của địa hình Việt Nam.

Câu 2. 

Nước ta có mây miền khí hậu? Nêu đặc điểm khí hậu của từng miền.

Lời giải

I.TRẮC NGHIỆM 

1 - A

2 - D

3 - D

4 - B

5 - C

6 – C

7 - C

8 - B

9 - B

10 - A

11 - A

12 - C

II.TỰ LUẬN

Câu 1.

Đặc điểm cơ bản của địa hình Việt Nam.

- Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của câu trúc địa hình Việt Nam.

- Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau.

- Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh của con người.

Câu 2. 

Có 4 miền khí hậu.

Đặc điểm của từng miền:

- Miền khí hậu phía bắc, từ Hoành San (vĩ tuyến 18°B) trở ra, có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa và nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt mùa hè nóng và mưa nhiều.

- Miền khí hậu Đông Trường Sơn bao gồm phần lãnh thổ Trung Bộ phía đông dãy Trường Sơn từ Hoành Sơn tới Mũi Dinh (vĩ tuyến 11°B) có mùa mưa lệch hẳn về thu - đông.

- Miền khí hậu Phía Nam bao gồm Nam Bộ và Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, với 1 mùa mưa và 1 mùa khô tương phản sâu sắc.

- Miền khí hậu Biển Đông Việt Nam mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.