Đề thi, đề kiểm tra học kì 1 - Địa lí 8

Bài Tập và lời giải

Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Địa lí 8

I. TRẮC NGHIỆM 

Chọn câu trả lời đúng nhất.

Câu 1. Kiểu khí hậu lục địa khô hạn ở châu Á có đặc điểm chung là:

A. Mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm.

B. Mùa đông lạnh có mưa, mùa hạ khô nóng,

C. Quanh năm nóng ẩm.

D. Mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng khô.

Câu 2. Các quốc gia nằm trong khu vực khí hậu gió mùa châu Á là:

A. Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

B. Hàn Quốc, Nhật Bản, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a.

C. Thái Lan, Mi-an-ma, Việt Nam, Lào.

D. Thái Lan, Mi-an-ma, Trung Quốc, Cam-pu-chia.

Câu 3. Biểu đồ khí hâu của Y-an-gun có mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa cả năm đạt 2.750mm, nhiệt độ trung bình năm trên 25°C được xếp vào kiểu khí hậu:

A. Cận nhiệt gió mùa.

B. Xích đạo gió mùa.

C. Ôn đới gió mùa.

D. Nhiệt đới gió mùa.

Câu 4. Châu Á có hoang mạc và bán hoang mạc phát triển mạnh ở:

A. Tây Nam Á và vùng nội địa.

B. Tây Nam Á và Nam Á.

C. Vùng nội địa và Đông Nam Á.

D. Bắc Á và Đông Á.

Câu 5. Các sông lớn ở Bắc Á và Đông Á đ ra các đại dương:

A. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương.

B. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương,

C. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

D. Ẩn Độ Dương và Đại Tây Dương.

Câu 6. Do ảnh hưởng của chế độ mưa gió mùa nên sông ngòi ở Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á có:

A. Lượng nước lớn nhất vào mùa xuân, cạn nhất vào mùa thu.

B. Lượng nước lớn nhât vào mùa hạ, cạn nhất vào mùa đông.

C. Lượng nước lớn nhât vào cuối hạ đầu thu, cạn nhất vào cuốiđông đầu xuân.

D. Lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu, cạn nhất vào cuối xuân đầu hạ.

Câu 7. Các cảnh quan phân bố ở khu vực khí hậu gió mùa là:

A. Rừng nhiệt đới ẩm, xavan và cây bụi.

B. Thảo nguyên, rừng hỗn hợp.

C. Hoang mạc, rừng lá kim.

D. Thảo nguyên, hoang mạc.

Câu 8: Sông dài nhất châu Á (6.300km) là:

A. Sông Trường Giang.

B. Sông Mê Kông.

C. Sông Ô-bi.

D. Sông Hằng.

Câu 9. Nói địa hình núi cao chiếm phần lớn diện tích gây khó khăn cho dân cư châu Á vì:

A. Địa hình núi cao gây khó khăn cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp.

B. Địa hình núi cao gây khó khăn cho việc đi lại, giao lưu giữa các vùng.

C. Địa hình núi cao là nơi thường xảy ra các thiên tai như động đất, núi lửa.

D. Địa hình núi cao thường là nơi có khí hậu lạnh giá, khắc nghiệt

Câu 10. Về mùa đông ở châu Á có trung tâm áp cao:

A. Aixơlen.              B. A-lê-út.

C. A-xo.                  D. Xi-bia.

Câu 11: Hướng gió mùa mùa đông ở Đông Nam Á và Nam Á là:

A. Nam Á hướng Tây Bắc - Đông Nam và Nam Á hướng Đông Bắc - Tây Nam.

B. Đông Nam Á hướng Đông Bắc - Tây Nam và Nam Á hướng Tây Bắc - Đông Nam.

C. Đông Nam Á và Nam Á có cùng hướng Đông Bắc - Tây Nam.

D. Đông Nam Á và Nam Á có cùng hướng Tây Bắc - Đông Nam.

Câu 12. Về mùa hạ ở châu Á có trung tâm áp thấp:

A. Ai-xơ-len.         

B. Ô-xtrây-li-a.

C. Ha-oai.                                      

D. I-ran.

II. T LUẬN 

Câu 1

Lược đồ tự nhiên khu vực Đông Á

Dựa vào kiến thức đã học và lược đồ sau: (chưa có lược đồ)

Trình bày đặc điểm địa hình khu vực Đông Á.

Hãy phân biệt sự khác nhau về khí hậu giữa các phần của khu vực Đông Á. Điều kiện khí hậu đó ảnh hưởng đến cảnh quan như thế nào?

Câu 2 (4,0 điểm).

Trình bày các đặc điểm của sông ngòi và các đới cảnh quan tự nhiên ở châu Á.

Xem lời giải

Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Địa lí 8

I. TRẮC NGHIỆM

Chọn câu trả lời đúng nhất.

Câu 1. Hướng gió mùa mùa hạ ở Đông Á là:

A. Tây Bắc - Đông Nam.

B. Đông Bắc - Tây Nam.

C. Tây Đông Nam - Tây Bắc.

D. Nam - Đông Bắc.

Câu 2. Hướng gió mùa mùa hạ ở Đông Nam Á và Nam Á là:

A. Đông Nam Á hướng Đông Bắc - Tây Nam, Nam Á hướng Tây Bắc - Đông Nam.

B. Đông Nam Á hướng Tây Nam - Đông Bắc, Nam Á hướng Tây Nam - Đông Bắc.

C. Đông Nam Á hướng Tây Nam - Đông Bắc, Nam Á hướng Đông Bắc - Tây Nam.

D. Đông Nam Á hướng Tây Bắc - Đông Nam, Nam Á hướng Tây Nam - Đông Bắc.

Câu 3. Hướng gió mùa mùa đông ở khu vực Đông Á là:

A. Tây Bắc - Đông Nam.

B. Đông Nam - Tây Bắc.

C. Đông Bắc - Tây Nam.

D. Tây Nam - Đông Bắc.

Câu 4. Năm 2002, châu Á có số dân đông nhất thế giới và:

A. Tỉ lệ tăng tự nhiên cao nhất thế giới.

B. Tỉ lệ tăng tự nhiên cao thứ nhì thế giới.

C. Tỉ lệ tăng tự nhiên cao thứ ba thế giới.

D. Tỉ lệ tăng tự nhiên cao thứ tư thế giới.

Câu 5. Chủng tộc Môn-gô-lô-it ở châu Á phân bố tập trung ở các khu vực:

A. Tây Nam Á, Trung Á, Đông Á.

B. Trung Á, Nam Á, Đông Nam Á.

C. Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á.

D. Tây Nam Á, Trung Á, Nam Á.

Câu 6. Châu Á có số dân đông nhất thế giới vì:

A. rộng lớn, đất đai màu mỡ phì nhiêu.

B. Châu Á có nhiều Châu Á tiếp giáp với châu Âu và châu Phi.

C. Châu Á tiếp giáp với ba đại dương lớn, có đường bờ biển dài.

D. Châu Á có nhiều đổng bằng chùng tộc.

Câu 7. Dân cư châu Á chủ yếu tập trung ở những khu vực có đồng bằng màu mỡ là:

A. Tây Á, Bắc Á và Đông Bắc Á.

B. Trung Á, Tây Á và Tây Nam Á.

C. Bắc Á, Trung Á và Tây Nam Á.

D. Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á.

Câu 8. Thành phố có số  dân cao nhất các nước châu Á là:

A. Tô-ki-ô của Nhật Bản.

B. Xơ-un của Hàn Quốc.

C. Bắc Kinh của Trung Quốc.

D. Niu Đê-li của Ấn Độ.

Câu 9. Diện tích châu Á là 44,4 triệu km2, dản số châu Á năm 2002 là 3.766 triệu người, vậy mật độ dân số trung bình là:

A. 85 người/km2.

B. 10 ngưòi/km2.

C. 75 người/km2

D. 50 người/km2.

Câu 10. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước châu Á thời Cổ đại và Trung đại là:

A. Kinh tế chậm phát triển do kĩ thuật lạc hậu.

B. Đạt trình độ phát triển cao của thế giới về sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp.

C. Đạt trình độ phát triển cao về sản xuât công nghiệp.

D. Kinh tế chậm phát triển do chiến tranh.

Câu 11. Một trong những sản phẩm nổi tiếng thời cô đại và trung đại của khu vực Tây Nam Á là:

A. Thảm len.

B. Gia vị và hương liệu,

C. Tơ lụa.

D. Vải bông.

Câu 12. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, nên kinh tế các nước châu Á phát triển chậm lại và lâm vào tình trạng kiệt quệ vì:

A. Không áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

B. Xảy ra khủng hoàng kinh tế.

C. Chính trị không ổn định, xảy ra nội chiến liên miên.

D. Chính sách khai thác, bóc lột thuộc địa cùa các nước thực dân phương Tây cùng với chế độ phong kiến trong nước thối nát.

II. TỰ LUẬN 

Câu 1

Dựa vào bảng số liệu dưới đây:

Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở 1 số nước châu Á năm 2001:

Các nước

Cơ cấu GDP (%)

GDP/người

Mức

thu

nhập

Nông

nghiệp

Công

nghiệp

Dịch

vụ

Nhật Bản

1,5

32,1

66,4

33.400

cao

Cô-oét

0,2

58,0

41,8

19.040

cao

Việt Nam

23,6

37,8

38,6

415

thấp

Lào

53,0

22,7

24,3

317

thấp

Hãy:

So sánh giá trị nông nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu GDP của các nước có mức thu nhập cao với các nước có mức thu nhập thấp.

Nêu mối quan hệ giữa giá trị nông nghiệp và dịch vụ với bình quân GDP theo đầu người.

Câu 2: 

Trình bày khái quát đặc điểm phát triển kinh tế của đất nước Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Xem lời giải

Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Địa lí 8

I. TRẮC NGHIỆM 

Chọn câu trả lời đúng nhất.

Câu 1. Vào cuối thế kỉ XIX, Nhật Bản là nước duy nhất ở châu Á thoát khỏi tình cảnh trở thành thuộc địa của các nước thực dân phương Tây vì:

A. Nhờ cuộc cải cách Minh Trị (1868) mở rộng quan hệ với các nước tư bản phương Tây, giải phóng mọi ràng buộc lỗi thời của chế độ phong kiến, làm cho kinh tế phát triển.

B. Nhờ chính sách hoà hoãn của chính phủ Nhật Bản với các nước tư bản phương Tây.

C. Nhật Bản đem quân tấn công các nước thực dân phương Tây và giành thắng lợi.

D. Nhật Bản là một quốc đáo, ít khoáng sản, nhiều thiên tai nên các nước thực dân phương Tây không xâm lược.

Câu 2. Thu nhập bình quân đầu người của Nhật Bản là 33.400USD/người, của Lào là 317USD/người (2001), vậy mức thu nhập bình quân của Nhật Bản cao hơn Lào số lần là:

A. 100,2 lần.

B. 102,3 lần.

C. 105,4 lần.

D. 107,5 lần.

Câu 3. Những nước có mức độ công nghiệp hoá khá cao và nhanh như Hàn Quốc, Đài Loan,... được gọi là:

A. Nước có nền kinh tế - xã hội phát triển toàn diện.

B. Nước công nghiệp mới.

C. Nước nông - công nghiệp.

D. Nước nông nghiệp.

Câu 4. Một trong những đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của các nước và lãnh thổ châu Á hiện nay là:

A. Hầu hết các nước có nền kinh tế phát triển khá cao.

B. Có nhiều quốc gia có mức thu nhập cao so với thế giới.

C. Các quốc gia có mức thu nhập thấp, đời sống nhân dân  nghèo khổ còn chiếm tỉ lệ cao.

D. Nền kinh tế các nước đều bị kiệt quệ, đời sống nhân dân vô  cùng cực khổ.

Câu 5. Trung Quốc có thể trồng được cả lúa gạo và lúa mì vì:

A. Trung Quốc là một đất nước rộng lớn.

B. Trung Quốc là một quốc gia đông dân.

C. Lúa gạo và lúa mì đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.

D. Phía Đông Trung Quốc có khí hậu cận nhiệt gió mùa nóng ấm, địa hình đồng bằng, đất đai màu mỡ phù hợp với cây lúa gạo, còn phía Tây Trung Quốc có khí hậu cận nhiệt lục địa khô hơn, địa hình sơn nguyên cao thích nghi với cây lúa mì.

Câu 6. Một trong những loại cây trồng phổ biển ở các quốc gia khu vực Đông Nam Á là:

A. Chà là.

B. Lúa mì.

C. Dừa.

D. Bông.

Câu 7. Ở khu vực Bắc Á, vật nuôi chủ yếu là tuần lộc vì:

A. Tuần lộc thích nghi với địa hình cao ờ khu vực Bắc Á.

B. Loài tuần lộc thích nghi với điều kiện khí hậu râ't giá lạnh ở khu vực Bắc Á.

C. Loài tuần lộc thường sinh sống chủ yếu ở vùng ven biển (khu vực Bắc Á có đường bờ biến dài).

D. Khu vực Bắc Á có nhiều sông lớn cung câp nguồn nước cho loài tuần lộc.

Câu 8. Năm 1998, Ả-rập Xê-Út có sản lượng khai thác dầu mỏ đạt 431,12 triệu tấn, tiêu dùng trong nước hết 92,4 triệu tấn. Vậy, sản lượng xuất khẩu dầu mỏ của Ả-rập Xê-Út chiếm bao nhiêu % tổng sản lượng khai thác?

A. 21,4%.

B. 78,6%.

C. 0,05%.

D. 99,95%.

Câu 9. Một trong những đặc điểm của sản xuất công nghiệp ở các nước châu Á hiện nay là:

A. Rất phát triển.

B. Lạc hậu, thiếu máy móc, trang thiết bị tiên tiến.

C. Công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước, tạo nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất trong nước và xuất khẩu.

D. Phát triển ngành công nghiệp  hoá chất ở hầu hết các nước.

Câu 10. Dạng địa hình chủ yếu của khu vực Tây Nam Á là:

A. Đồng bằng.

B. Sơn nguyên và núicao.

C. Bồn địa.

D. Núi lửa.

Câu 11. Trên bán đảo A-ráp của khu vực Tây Nam Á có khí hậu khô hạn vì:

A. Do vị trí nằm ở ven biển.

B. Do vị trí nằm ở vùng vĩ độ cao.

C. Do vị trí có đường chí tuyến Bắc đi qua phần mở rộng của bán đảo này.

D. Do có nhiều dòng biển lạnh chảy qua.

Câu 12. Tài nguyên khoáng sản phong phú nhất ở khu vực Tâv Nam Á là:

A. Dầu mỏ.

B. Vàng.

C. U-ra-ni-um.

D. Than đá.

II. TỰ LUẬN 

Câu 1 

Trình bày khái quát đặc điểm phát triển kinh tế của đất nước Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Câu 2 

Chứng minh châu Á là châu lục có số dân đông nhất thế giới. Giải thích nguyên nhân?

Câu 3 

Trình bày khái quát đặc điểm phát triển kinh tế của đất nước Trung Quốc từ năm 1978 đến nay.

Xem lời giải

Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Địa lí 8

I. TRẮC NGHIỆM 

Chọn câu trả lời đúng nhất.

Câu 1. Khu vực Tây Nam Á có tỉ lệ dân thành thị cao (chiếm 80 - 90% dân số) vì:

A. Nông nghiệp kém phát triển trong khi đó ngành công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ lại phát triển.

B. Chủ yếu là khách du lịch đến tham quan.

C. Ngành dịch vụ phát triển đem lại cơ hội tìm kiếm việc làm.

D. Chính phủ tạo điều kiện sống tốt cho dân cư ờ thành thị.

Câu 2. Ngày nay, ngành nông nghiệp của các nước khu vực Tây Nam Á kém phát triển vì:

A. Diện tích núi cao chiếm tỉ lệ nhỏ so với toàn bộ khu vực.

B. hậu rất giá lạnh, đặc biệt là vào mùa đông mặt đất luôn đóng băng.

C. Chính phủ chỉ quan tâm đến việc phát triển sản xuất công nghiệp và thương mại.

D. Khí hậu khô hạn, diện tích đổng bằng nhỏ, đất đai kém màu mỡ

Câu 3. Một trong những khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội của các nước khu vực Tây Nam Á là:

A. Dân số đông.

B. Xung đột giữa các dân tộc trong và ngoài khu vực.

C. Vị trí cầu nối giữa ba châu lục: Á, Phi, Âu.

D. Nhiều tài nguyên dầu mỏ.

Câu 4 : Các dạng địa hình chính của khu vực Nam Á theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là:

A. Dãy Hi-ma-lay-a, sơn nguyên Đê-can, đồng bằng Ấn - Hằng.

B. Dãy Hi-ma-lay-a, đồng bằng Ấn - Hằng, sơn nguyên Đê-can.

C. Đồng bằng Ấn - Hằng, dãy Hi-ma-lay-a, sơn nguyên Đê-can.

D. Sơn nguyên Đê-can, đồng bằng Ấn - Hằng, dãy Hi-ma-lay-a.

Câu 5. Địa điểm Se-ra-pun-di ở khu vực Nam Á có nhiệt độ tháng thấp nhất là 12°C, tháng cao nhất là 20°C, lượng mưa trung bình năm là 11000mm, vậy khí hậu ở Se-ra-pun-di có đặc điểm là:

A. Đông ấm, hạ nóng, mưa nhiều.

B. Đông rất lạnh, có tuyết rơi, hạ mát, mưa rất nhiều.

C. Đông lạnh, hạ không nóng lắm, mưa rất nhiều.

D. Đông ấm, hạ mát, mưa tương đối nhiều.

Câu 6. Sự phân bố lượng mưa ở khu vực Nam Á phụ thuộc vào:

A. Hướng chảy của các con sông.

B. Vị trí gần hay xa Xích đạo.

C. Hình dạng của khu vực và đường bờ biển cắt xẻ ít hay nhiều.

D. Vị trí gần hay xa biển, hướng gió và độ cao địa hình.

Câu 7. Hướng gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông thổi ở khu vực Nam Á là:

A. Tây Nam và Đông Bắc

B. Tây Bắc và Đông Nam.

C. Đông Bắc và Tây Nam.

D. Đông Nam và Tây Bắc.

Câu 8. Ở sườn phía Nam của dãy Hi-ma-lay-a có lượng mưa rất lớn nhưng ở sườn phía Bắc thì lại rất khô hạn (lượng mưa trung bình năm < l00mm/năm) vì:

A. Sườn phía Bắc nằm ở vùng vĩ độ cao, lạnh nên ít mưa.

B. Dãy Hi-ma-lay-a cao nên chắn gió Tây Nam gây mưa nhiều ở sườn Nam, khi sang đến sườn Bắc gió yếu đi, lượng mưa giảm rõ rệt.

C. Sườn phía Bắc nằm ở ven biển, có dòng biển lạnh chảy qua.

D. Sườn phía Nam nằm ở ven biển, có dòng biển nóng chảy qua

Câu 9. Một địa điểm ở khu vực Nam Á có nhiệt độ tháng thấp nhất là 25°C, tháng cao nhất là 29°C, lượng mưa trung bình năm 1 3.000mm, vậy địa điểm này nằm ờ vị trí:

A. Sâu bên trong lục địa, trên sơn nguyên Đê-can.

B. Phía Tây Bắc khu vực, nơi có hoang mạc Tha

C. Đồng bằng ven biển phía Tây của khu vực, trong vành đai nhiệt đới.

D. Phía Đông Bắc khu vực, nằm ờ sườn phía Nam dãy Hi-ma-lay-a.

Câu 10. Khu vực Nam Á cùng vĩ độ với Việt Nam nhưng lại có mùa đông ấm hơn vì:

A. Khu vực Nam Á có đường bờ biển dài hơn.

B. Khu vực Nam Á có dạng hình khối còn lãnh thổ Việt Nam có bề ngang hẹp.

C. Khu vực Nam Á chịu ảnh hưởng bởi gió mùa Tây Nam nên nóng hơn về mùa hạ và ấm hơn về mùa đông.

D. Dãy Hi-ma-lay-a cao nên có tác dụng chắn khối không khí lạnh từ Trung Á tràn xuống làm cho Nam Á ấm hơn về mùa đông.

Câu 11. Khu vực Nam Á có diện tích là 4.489 nghìn km2, dân số là356 triệu người (2001), vậy mật độ dân số khu vực Nam Á là:

A. 302 người/km2.

B. 30,2 người/km2.

C. 203người/km2

D. 3,31 người/km2

Câu12. Dân cư khu vực Nam Á thường tập trung sinh sống ở ven biển và vùng đồng bằng Ấn - Hằng vì:

A. Ở những khu vực này có địa hình cao, thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc lớn.

B. Ở những khu vực này đông dân cư, có nhiều đô thị lớn.

C. Ở những khu vực này có mưa nhiều, đất đai màu mờ, địa hình bằng phẳng thuận lợi cho giao thông và phát triển kinh tế.

D. Ở những khu vực này có nhiều tài nguyên rừng thuận lợi cho việc phát triển ngành khai thác

II. TỰ LUẬN 

Câu 1

Cho biết trong sản xuất công nghiệp, Nhật Bản có những ngành nào nổi tiếng đứng đầu thế giới?

Câu 2 

Hãy nêu đặc điểm gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông của khu vực Đông Nam Á?

Câu 3 (3,0 điểm).

Vẽ biểu đồ và nhận xét sự gia tăng dân số của châu Á theo số liệu dưới đây:

(Đơn vị :triệu người)

Năm

1800

1900

1950

1970

1990

2002 

Số dân

600

880

1402

2100

3110

3766

*(Chưa tính số dân của Liên bang Nga thuộc châu Á.)

Xem lời giải