Đề thi, đề kiểm tra học kì 2 - Địa lí 8

Bài Tập và lời giải

Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Địa lí 8

I. TRẮC NGHIỆM 

Câu 1: 

Chọn ý đúng nhất.

Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính là:

A. Hướng Tây - Đông và hướng vòng cung.

B. Hướng Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung.

C. Hướng Đông Bắc - Tây Nam và hướng vòng cung.

D. Hướng Đông Nam - Tây Bắc và hướng Tây - Đông.

2. Khí hậu nước ta là trở ngại lớn nhất đối với sản xuất nông nghiệp vì khí hậu mang:

A. Tính chất nhiệt đới gió mùa.

B. Tính chất đa dạng

C. Tính chất thất thường.

D. Tính chất phân hoá theo không gian và thời gian.

Câu 2: 

Chọn ghép các thông tin cột A với cột B trong bàng sau sao cho phù hợp:

Khu vực sông ngòi (A)

Đặc điểm sông ngòi (B)

1. Sông ngòi Bắc Bộ

a. Nước chảy lớn, lòng sông rộng và sâu, ảnh hưởng của thuỷ triều lớn thuận lợi cho giao thông vận

2. Sông ngòi Trung Bộ.

b. Chế độ nước thất thường, mùa lũ ke dài và lũ cao nhất vào tháng 8, lũ nhanh

3. Sông ngòi Nam Bộ.

c. Sông ngắn và dốc, lủ nhanh và đột ngột, lũ tập trung vào cuối năm 7 tháng 9 đến tháng 12

II. TỰ LUẬN

Câu 1

Trình bày đặc điểm của khí hậu Việt Nam.

Khí hậu mang lại cho nước ta những thuận lợi và khó khăn gì trong sản xuất nông nghiệp?

Câu 2 

Giải thích đặc điểm sông ngòi miền Trung Bộ của nước ta?

Xem lời giải

Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Địa lí 8

I. TRẮC NGHIỆM 

Chọn và khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất (2 điểm)

Câu 1: Điểm cực Nam trên phần đất liền Việt Nam nằm trong khoảng kinh độ, vĩ độ nào?

A. 23°23'B - 105°20'Đ.

B. 22°22'B - 102°10’Đ.

C. 8°34'B - 104°40'Đ.

D. 12°40'B - 109°24'Đ.

Câu 2: Điểm nào dưới đây không phù hợp với vị trí địa lí tự nhiên ở nước ta?

A. Khu vực nội chí tuyến.

B. Ở Đông Nam Á lục địa Á - Âu.

C. Ở trung tâm khu vực Đông Nam Á.

D. Ở sát Xích đạo.

Câu 3: Địa hình nước ta đa dạng nhiêu kiểu loại, trong đó quan trọng nhất là địa hình đồi núi vì:

A. Đồi núi chiếm 3/4 lãnh thổ đất liền và là dạng phổ biến nhất.

B. Đồi núi phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau thấp dần ra biển.

C. Đồi núi ảnh hưởng đến cảnh quan chung.

D. Đồi núi ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 4: Những biểu hiện nào dưới đây của địa hình nước ta không phải là thuộc tính của nhiệt đới gió mùa ẩm.?

A. Đất  đá trên bề mặt bị phong hoá mạnh mẽ.

B. Các khối núi bị cắt xẻ, xâm thực, xói mòn.

C. Nhiều dạng địa hình Cacxtơ độc đáo.

D. Có đường bờ biển dài.

Câu 5: Địa hình châu thổ sông Hồng khác với địa hình châu thổ sông Cửu Long ở chỗ

A. Có nhiều nhánh núi chia cắt liên tục của đồng bằng.

B. Có hệ thống đê điều bao quanh các ô trũng

C. Không được bổi đắp thường xuyên.

D. Có núi sót trên bề mặt đổng bằng.

Câu 6: Diện tích của đồng bằng sông Hồng là:

A. 150.000km2.                                         

B. 15.000km2.

C. 40.000km2.                                            

D. 1500km2.

Câu 7: Nước ta có 2 mùa rõ rệt phù hợp vói hai mùa gió.

A. Mùa đông: Lạnh khô có gió mùa Đông Bắc, mùa hạ nóng ẩm có gió mùa Tây Nam.

B. Mùa xuân ấm áp có gió mùa Tây Nam.

C. Mùa thu dịu mát, có gió Đông Nam

D. Tất cả đều sai.

Câu 8: Sự thất thường, biến động mạnh của khí hậu nước ta thể hiện ở:

A. Lượng mưa mỗi năm một khác

B. Năm bão nhiều, năm bão ít.

C. Năm mưa nhiều, năm khô hạn.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 9. Đọc và trả lời các sô liệu ở cột bên phải tương ứng với các tiêu chí ở cột bên trái sao cho phù hợp (1 điểm).

Diện tích phần biển (km2)

3.260

Chiều dài đường bờ biển (km)

1.000.000

Nơi hẹp nhất theo chiều từ Tây sang Đông (km)

4550

Chiều dài đường biên giới quốc gia trên đất liền (km)

50

II.TỰ LUẬN: 

Câu 1: Điền tiếp nội dung vào chỗ chấm (2 điểm)

Từ Bắc vào Nam, phần đất liền nước ta kéo dài..... vĩ độ, Việt Nam nằm trong đới khí hậu....

Từ Tây sang Đông, phần đất liền nước ta mở rộng...... kinh độ, Việt Nam nằm trọn vẹn trong mũi giờ thứ ..... theo giờ GMT.

Câu 2: Nêu đặc điểm cơ bản của địa hình Việt Nam. (1,5 điểm)

Câu 3: Nước ta có mây miền khí hậu? Nêu đặc điểm khí hậu của từng miền. (3,5 điểm)

Xem lời giải

Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Địa lí 8

I. TRẮC NGHIỆM

Chọn câu trả lời đúng nhất

Câu 1. Khu vực Đông Nam Á gồm bao nhiêu nước?

A. 11 nước.

B. 13 nước.

C. 17 nước.

D. 19 nước.

Câu 2. Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc Đổi mới từ năm nào?

A. Năm 1886.

B. Năm 1896.

C. Năm 1986.

D. Năm 2000.

Câu 3. Địa hình nước ta có các hướng chính đó là:

A. Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung

B. Hướng vòng cung và Đông - Tây.

C. Hướng Bắc- Nam và Đông - Tây.

D. Tất cả A, B, C đều đúng.

Câu 4. Nơi hẹp nhất nước ta thuộc tỉnh:

A. Quảng Bình.

B. Quảng Trị

C. Quảng Ngãi

D. Quảng Nam

Câu 5. Hiện nay nước ta có bao nhiêu tỉnh thành phố ?

A. 62 tỉnh.

B. 63 tỉnh.

C. 64 tỉnh.

D. 65 tỉnh.

Câu 6. Lịch sử phát triển tự nhiên Việt Nam trải qua mấy giai đoạn chính?

A. 2 giai đoạn.

B. 3 giai đoạn

C. 4 giai đoạn.

D. 5 giai đoạn.

Câu 7. Sông ngòi Trung Bộ ngắn và dốc vì:

A. Bề ngang hẹp.

B. Một số núi lan ra sát biến.

C. Địa hình dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam

D. Tất cả các lí do trên.

Câu 8. Đường bờ biển Việt Nam dài.

A. 3.260km.

B. 1 triệu km

C. 1.650km

D. 4.550km.

II. TỰ LUẬN 

Câu 1 

Nêu hiện trạng sông ngòi ở nước ta. Nguyên nhân nào làm cho sông ngòi nước ta bị ô nhiễm? Nêu biện pháp khắc phục? Liên hệ sông ngòi ở địa phương em.

Câu 2

Tại sao nói nền kinh tế các nước trong khu vực Đông Nam Á phát triển nhanh song chưa vững chắc?

Xem lời giải

Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Địa lí 8

I. TRẮC NGHIỆM 

Chọn câu đúng nhất.

Câu 1. Dãy núi của miền Bẵc và Đông Bắc Bắc Bộ không có hướng cánh cung:

A. Sông Gâm.

B. Ngân Sơn

C. Bắc Sơn.

D. Con Voi.

Câu 2. tính chất nhiệt đới của khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ bị giảm sút mạnh mẽ do:

A. Mùa đông đến sớm và kết thúc muộn.

B. Nhiệt độ thấp nhất ở miền núi có thể xuống dưới 0°C, đồng bằng dưới 5°C

C. Có mưa phùn vào cuối mùa đông.

D. Vị trí địa lí và địa hình.

Câu 3. Ý nào dưới đây không phải là thuận lợi của mùa đông lạnh đối với sản xuất và đời sống ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?

A. Sinh vật ưa lạnh cận nhiệt đới phát triển

B. Trồng được rau màu, hoa quả vụ đông - xuân.

C. Hay có sương muối, sương giá và hạn hán.

D. Đưa cây vụ đông thành vụ chính.

Câu 4. Biện pháp quan trọng để bảo vệ môi trường và kinh tế phát triển bền vững ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là:

A. Trồng và bảo vệ rìmg đầu nguồn, bảo vệ môi trường biển, khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên.

B. Không phá rừng.

C. Không bắn giết chim, thú.

D. Không chở than qua Vịnh Hạ Long.

Câu 5. Giới hạn của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là:

A. Hữu ngạn sông Hồng.

B. Gồm khu Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.

C. Thuộc hữu ngạn sông Hồng từ Lai Châu đến Thừa Thiên - Huê.

D. Từ Hoàng Liên Sơn đến Bạch Mã.

Câu 6. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đủ các vành đai thực vật do:

A. Đi từ chân núi lên đỉnh núi có từ vành đai nhiệt đới đến ôn đới.

B. Miền có mùa đông lạnh.

C. Miền có địa hình cao nhất nước ta.

D. Khí hậu phân hoá theo độ cao.

Câu 7. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có mùa đông ngắn và ấm hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ do:

A. Dãy Hoàng Liên Sơn chắn gió Đông Bắc từ lục địa phương Bắc tràn về.

B. Mùa đông đến muộn, kết thúc sớm; nhiệt độ tháng Một thường cao hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ (cùng vĩ độ).

C. Nằm ở vĩ độ thấp hơn.

D. Địa hình cao hơn.

Câu 8. Mùa mưa của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chậm dần từ Tây Bắc xuống Bắc Trung Bộ do:

A. Miền trải dài trên nhiều vĩ độ.

B. Ảnh hưởng của địa hình.

C. Ở Tây Bắc mưa nhiều vào mùa hè, còn Bắc Trung Bộ mùa mưa lệch hằn về thu - đông.

D. Bắc Trung Bộ hẹp ngang lại nằm sát biển Đông.

Câu 9. Sông ngòi miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có giá trị quan trọng nhất trong:

A. Thuỷ điện.

B. Giao thông,

C. Thuỷ sản.

D. Phù sa bồi đắp.

Câu 10. Ý nào dưới đầy không phải đặc điểm khí hậu của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?

A. Nhiệt độ trung bình năm cao, biên độ nhiệt nhỏ.

B. Có mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc.

C. Có mùa đông lạnh.

D. Nam Bộ và Tây Nguyên mưa nhiều về mùa hạ, riêng Duyên hải Nam Trung Bộ mưa vào mùa thu và đồng và hay có bão.

Câu 11. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ nóng quanh năm do:

A. Nằm ở vĩ độ thấp hầu như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

B. Nhiệt độ thường xuyên trên 20°C

C. Biên độ nhiệt năm từ 3°C - 7°C

D. Mưa ít.

Câu 12. Cao nguyên nào dưới đây không phải của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?

A. Kon Tum.

B. Plây Ku.

C. Đắk Lắk

D. Mộc Châu.

II.TỰ LUẬN

Câu 1 

Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.

Câu 2

Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại.

Câu 3

Sun tầm một số câu tục ngữ, dân gian về sử dụng đất của ông cha ta. Nước ta đã có những biện pháp gì để cải tạo và sử dụng đất.

Xem lời giải

Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Địa lí 8

I.TRẮC NGHIỆM 

Chọn câu đúng nhất.

Câu 1. Cơ sở tự nhiên để nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng là:

A. Thiên nhiên nước ta là thiên nhiên nhiệt đói gió mùa ấm.

B. Cây trổng nhiệt đới chiếm trên 85% cây trồng.

C. Có nhiều loại cây trổng.

D. Sản xuất nông nghiệp tiến hành thâm canh, xen canh, đa canh.

Câu 2. Theo đường chim bay hướng Tây Bắc - Đông Nam từ Phan-xip-ăng tới thành phố Thanh Hoá dài bao nhiêu km?

A. 300km.

B. 320km.

C. 350km.

D. 360km.

Câu 3. Nền địa chất của khu núi cao Hoàng Liên Sơn không có những loại đá nào sau đây?

A. Đá mắcma.

B. Đá mắcma xâm nhập.

C. Đá mắcma phun trào.

D. Đá trầm tích.

Câu 4. Sườn của cao nguyên Mộc Châu thường dốc đứng do:

A. Xói mòn.

B. Sông ngòi trẻ và được cấu tạo địa châ't là đá vôi.

C. Mưa theo mùa.

D. Rừng bị tàn phá.

Câu 5. Thảm thực vật chủ yếu của khu núi cao Hoàng Liên Sơn là:

A. Rừng cận nhiệt.

B. Rừng nhiệt đới.

C. Rừng ôn đới.

D. Rừng hỗn giao.

Câu 6. Nhiệt độ của trạm khí tượng Hoàng Liên Sơn thấp nhất so với trạm Mộc Chầu và Thanh Hoá vì:

A. Nhiệt độ trung bình năm chỉ có 12,8°C.

B. Tháng cao nhất nhiệt độ chỉ lên đến 16,4°C.

C. Trạm Hoàng Liên Sơn nằm trên độ cao 2.170m.

D. Một năm có 4 tháng nhiệt độ dưới 10°C.

Câu 7. Trạm Hoàng Liên Sơn có lượng mưa cao nhất so với trạm Mộc Châu và Thanh Hoá vì:

A. Lượng mưa hàng năm lên tới 3.553mm.

B. Một năm có tới 7 tháng lượng mưa đạt trên 200mm.

C. Địa hình sườn đón gió.

D. Tháng có lượng mưa cao nhât gần 700mm.

Câu 8. Kiểu rừng ôn đới của nước ta phát triển trong điêu kiện tự nhiên:

A. Có mùa đông lạnh.

B. Núi cao trên 2.000m, đất mùn núi cao, mùa đông nhiệt độ thường xuyên dưới 10°C.

C. Núi cao.

D. Núi trung bình.

Câu 9. Kiểu rừng nhiệt đới ở nước ta phát triển trong điều kiện tự nhiên:

A. Núi thấp dưới 1000m.

B. Đất feralit vùng đồi núi thấp có mùa đông ấm.

C. Đất feralit vùng núi cao trung bình có mùa đông lạnh.

D. Đất feralit vùng đổi núi thấp có mùa đông lạnh giá.

Câu 10. Đặc điểm nôi bật của tự nhiên khu núi cao Hoàng Liên Sơn là:

A. Cao nhất, lạnh nhất Việt Nam với nền địa chất mắcma - kiểu rừng ôn đới phát triển trên đất mùn núi cao.

B. Cao, chủ yếu rừng cận nhiệt.

C. Rừng ôn đới và cận nhiệt đới phát triển trên đất feralit.

D. Đất feralit phát triển trên đá vôi - kiểu rừng nhiệt đới rất phổ biến.

Câu 11. Ở nước ta kiểu rừng nhiệt đới gió mùa chiếm ưu thế vì:

A. Khí hậu nước ta nóng ẩm quanh năm.

B. Có một mùa đông lạnh.

C. Mưa theo mùa.

D. Rừng nhiều tầng.

Câu 12. Giới hạn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là:

A. Nằm bên hữu ngạn sông Hồng.

B. Gồm khu đổi núi sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ.

C. Gồm khu đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ.

D. Nằm bên tả ngạn sông Hồng.

II.TỰ LUẬN 

Câu 1. 

Nêu đặc điểm cơ bản của địa hình Việt Nam.

Câu 2. 

Nước ta có mây miền khí hậu? Nêu đặc điểm khí hậu của từng miền.

Xem lời giải