PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (4đ)
Câu 1: Phong trào Ngũ Tứ mở đầu cho cao trào cách mạng ở Trung Quốc chống lại các thế lực nào?
A. Đế quốc và tư sản mại bản.
B. Tư sản và phong kiến.
C. Đế quốc và phong kiến.
D. Quân phiệt và tư sản.
Câu 2: Đánh giá mối quan hệ của cách mạng ba nước Đông Dương giữa hai cuộc chiến tranh thế giới?
A. đoàn kết, gắn bó dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương.
B. có sự liên kết chặt chẽ với nhau về lực lượng cách mạng.
C. riêng lẻ không có sự thống nhất.
D. có sự phối hợp ở một số phong trào đấu tranh.
Câu 3: Các nước phát xít sau khi hình thành liên minh có hành động gì?
A. Tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều nơi trên thế giới.
B. Đầu tư vốn vào nhiều nơi trên thế giới.
C. Tăng cường trang bị vũ khí cho quân đội, chuẩn bị chiến tranh.
D. Ra sức đầu tư vũ khí mới để chuẩn bị chiến tranh.
Câu 4: Sự kiện Trân Châu Cảng đánh dấu
A. chiến tranh thế giới thứ hai đã lan rộng ra toàn thế giới.
B. cán cân về không quân, hải quân đã nghiêng hẳn về phát xít Nhật.
C. chiến tranh thế giới thứ hai chuẩn bị kết thúc.
D. thắng lợi đầu tiên của Mỹ - Anh trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít ở châu Á.
Câu 5: Nguyên nhân thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam?
A. Truyền đạo. .
B. Mở rộng thị trường.
C. Giúp Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn
D. Khai hóa văn minh cho triều Nguyễn.
Câu 6: Thái độ của triều đình Huế trong quá trình thực dân Pháp xâm lược nước ta trong những năm 1858-1884?
A. Khiếp sợ, bạc nhược, không có tinh thần chiến đấu ngay từ đầu.
B. Cùng nhân dân chống Pháp nhưng cuối cùng thất bại.
C. Lúc đầu có tổ chức chống Pháp nhưng sau đó từng bước đầu hàng.
D. Vừa tổ chức kháng chiến, vừa đàm phán thương lượng với Pháp.
Câu 7: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ mở đầu bằng sự kiện nào?
A. Đức tấn công Tiệp Khắc.
B. Đức tấn công Ba Lan.
C. Đức tham gia hội nghị Muy-ních.
D. Xô-Đức kí hiệp ước.
Câu 8: Pháp tiến đánh Bắc Kì nhằm mục đích gì?
A. Gây sức ép, buộc Nhà Nguyễn phải thừa nhận chủ quyền của Pháp ở Nam Kỳ.
B. Chiếm toàn bộ Việt Nam.
C. Làm bàn đạp để tấn công Trung Quốc.
D. Chiếm Việt Nam và thâm nhập vào miền Tây Nam - Trung Quốc.
Câu 9: Trận Cầu Giấy ngày 21-12-1873 đã
A. cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước chống Pháp của nhân dân Bắc Kì.
B. tác động mạnh mẽ đến triều đình nhà Nguyễn, từ thái độ hoang mang, bị động chuyển sang lập trường ủng hộ nhân dân ta chống Pháp.
C. làm cơ sở để triều đình đàm phán và Hòa ước 1874.
D. Pháp phải từ bỏ âm mưu xâm lược Bắc Kì.
Câu 10: Nguồn gốc của chiến tranh thế giới thứ hai là
A. do khủng hoảng kinh tế trong những năm 1929 - 1933
B. do Anh, Pháp, Mỹ thực hiện chính sách dung dưỡng, thỏa hiệp chủ nghĩa phát xít.
C. hệ thống Vecxai-Oasinhton làm kết quả của chiến tranh thế giới thứ nhất không còn phù hợp nữa dẫn đến một cuộc chiến tranh mới giữa các nước đế quốc để phân chia lại thế giới.
D. do chủ nghĩa đế quốc muốn tiêu diệt Liên Xô và phong trào cách mạng thế giới.
Câu 11: Tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi được đánh dấu bằng sự kiện nào?
A. Đức tấn công Pháp (6-1940).
B. Đức tấn công Anh (7-1940).
C. Đức tấn công Liên Xô (6-1941).
D. Mỹ, Anh tấn công Nhật (12-1941).
Câu 12: Vai trò của Liên Xô trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai là
A. là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
B. Liên Xô có vai trò quan trọng tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
C. Liên Xô góp phần nhỏ vào tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
D. Liên Xô là một trong ba cường quốc, là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ n
Câu 13: Sự kiện đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình nhà Nguyễn đối với thực dân Pháp là do
A. quân Pháp tấn công Thuận An (1883).
B. triều đình ký Hiệp ước Hác-măng (1883) và Pa-tơ-nốt (1884).
C. không chọn được người kế vị Tự Đức (1883).
D. thành Hà Nội thất thủ lần thứ hai (1882).
Câu 14: Ông vua nào cùng Tôn Thất Thuyết phát động phong trào Cần Vương chống Pháp?
A. Thành Thái.
B. Duy Tân.
C. Hàm Nghi.
D. Kiến Phúc.
Câu 15: Cuộc khởi nghĩa Hương Khê có căn cứ chính ở tỉnh nào?
A. Nghệ An.
B. Thanh Hóa.
C. Quảng Bình.
D. Hà Tĩnh.
Câu 16: Tình hình xã hội nổi bật ở các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất là
A. giai cấp tư sản dân tộc vươn lên giành quyền độc lập về chính trị.
B. các giai cấp cũ bị phân hóa, các giai cấp mới được hình thành.
C. xã hội ngày càng phân hóa sâu sắc, các giai cấp mới ngày càng phát triển về số lượng và ý thức giai
cấp.
D. giai cấp công nhân ngày càng trưởng thành về số lượng và chất lượng.
PHẦN II: TỰ LUẬN(6đ)
Câu 1(3 điểm): Giải thích sự kiện làm thay đổi tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 2 (3 điểm): Trình bày nguyên nhân dẫn tới cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.