Đọc bảng 25.2 (SGK trang 109), theo hàng ngang, hãy nêu đặc điểm phân bố sản xuất lúa gạo và thuỷ sản nước ngọt; theo cột, trình bày các sản phẩm nông nghiệp chuyên môn hoá của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long; xu hướng thay đổi trong sản xu

Đọc bảng 25.2, theo hàng ngang, hãy nêu đặc điểm phân bố sản xuất lúa gạo và thủy sản nước ngọt; theo cột, hãy trình bày các sản phẩm nông nghiệp chuyên môn hóa của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long ; xu hướng biến đổi trong sản xuất các sản phẩm này.

Lời giải

* Đặc điểm phân bố sản xuất lúa gạo và thủy sản nước ngọt :

- Lúa gạo : phân bố chủ yếu ở hai vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, tiếp đến là rải rác ở các đồng bằng duyên hải miền Trung, ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ gần như không có.

- Thủy sản nước ngọt : phát triển mạnh ở đồng bằng sông Cửu Long, tiếp đến là đồng bằng sông Hồng, duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên không phát triển nghề này.

* Các sản phẩm nông nghiệp chuyên môn hóa của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long :

- Đồng bằng sông Hồng : lợn, gia cầm, đay, lúa gạo, thủy sản nước ngọt, tiếp đến là trâu bò và chè búp.

- Đồng bằng sông Cửu Long : lúa gạo, gia cầm, thủy sản nước ngọt, dừa, đay, lợn.

* Xu hướng biến đổi các sản phẩm nông nghiệp :

- Lúa gạo có xu hướng phát triển ngày càng mạnh ở đồng bằng sông Cửu Long và đây vẫn là vùng chuyên canh lúa gạo lớn nhất cả nước.

- Lợn có xu hướng phát triển ở các vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và Trung du miền núi Bắc Bộ.

- Gia cầm vẫn tiếp tục phát triển ở các vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.

- Thủy sản nước ngọt : : tiếp tục phát triển mạnh ở đồng bằng sông Cửu Long, tiếp đến là đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ cũng đang dần phát triển.

- Chè phát triển ở Tây Nguyên.

- Cà phê, cao su vẫn tiếp tục phát triển ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

- Dừa được trồng nhiều và phát triển ở đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải NamTrung Bộ và gần đây là Đông Nam Bộ.

- Đay có xu hướng tiếp tục phát triển ở đồng bằng sông Cửu Long, tuy nhiên đang giảm ở đồng bằng sông Hồng.


Bài Tập và lời giải

Bài 35 trang 72 SBT toán 6 tập 1

Đề bài

Tính: 

a) \(8274 + 226\)

b)\( (-5) + (-11)\)

c)\( (-43) + (-9)\)

Xem lời giải

Bài 36 trang 72 SBT toán 6 tập 1

Đề bài

Tính:

a) \((-7) + (-328)\)              

b) \(12 + \left| { - 23} \right|\)         

c) \(\left| { - 46} \right| + \left| { + 12} \right|\)

Xem lời giải

Bài 37 trang 72 SBT toán 6 tập 1

Đề bài

Điền dấu \(>,<\) thích hợp vào ô vuông

a) \((-6) + (-3) … ( -6)\)              

b) \((-9) + (-12) … (-20)\)

Xem lời giải

Bài 38 trang 72 SBT toán 6 tập 1
Vào một buổi trưa nhiệt độ ở Mát-xcơ-va là \( - 7^\circ C\). Nhiệt độ đêm hôm đó ở Mát-xcơ-va là bao nhiêu, biết nhiệt độ giảm \(6^\circ C\).

Xem lời giải

Bài 39 trang 72 SBT toán 6 tập 1
Tính giá trị của biểu thức:a) \(x + ( -10)\), biết \(x = -28\)b) \((-267) + y\), biết \(y = -33\)

Xem lời giải

Bài 40 trang 72 SBT toán 6 tập 1

Đề bài

Hãy nêu ý nghĩa thực của các câu sau:

a) Nhiệt độ tăng \(t^\circ C\) nếu \(t = 12; -3; 0\).

b) Số tiền tăng \(a\) nghìn đồng, nếu \(a = 70; -500; 0\).

Xem lời giải

Bài 41 trang 72 SBT toán 6 tập 1

Đề bài

Viết hai số tiếp theo của mỗi dãy số sau:

a) \(2; 4; 6; 8; ...\)

b) \(-3; -5; -7; -9; ...\) 

Xem lời giải

Bài 4.2 phần bài tập bổ sung trang 72 SBT toán 6 tập 1
Phát biểu sau đây đúng hay sai?Muốn cộng hai số nguyên cùng dấu, ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng và đặt dấu chung trước kết quả.

Xem lời giải

Bài 4.3 phần bài tập bổ sung trang 72 SBT toán 6 tập 1

Đề bài

So sánh và rút ra nhận xét:

a) \(\left| {3 + 17} \right|\,\) với \(\,\left| 3 \right| + \left| {17} \right|;\) 

b) \(\left| { - 3 + ( - 17)} \right|\,\) với \(\,\left| { - 3} \right| + \left| { - 17} \right|\).

Xem lời giải

Bài 4.4 phần bài tập bổ sung trang 72 SBT toán 6 tập 1
Khoanh tròn chữ đúng trước kết quả đúng. Tổng của \(-19\) và \(-513\) là: \((A) 532\) ;             \((B) -532\) ;  \((C) 522\) ;             \((D) -522\).

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”