Giải bài 1,2,3,4,5 SBT Sinh học 12 trang 113

Câu 1

1. Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho ta biết

A. mức độ gần gũi giữa các loài trong quần xã

B. mức độ sử dụng thức ăn của các sinh vật tiêu thụ

C. mức độ phân giải hữu cơ của các vi sinh vật.

D. con đường trao đổi vật chất trong quần xã

Phương pháp:

Xem lí thuyết Quần xã sinh vật và một số đặc trưng của quần xã

Lời giải

Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho ta biết con đường trao đổi vật chất trong quần xã

Chọn D

Câu 2

2. Quần xã sinh vật có các đặc trưng cơ bản về

A. khu vực phân bố của quần xã.

B. số lượng các loài và số cá thể của mỗi loài

C. mức độ phong phú về nguồn thức ăn trong quần xã.

D. mối quan hệ gắn bó giữa các cá thể trong quần xã.

Phương pháp:

Xem lí thuyết Quần xã sinh vật và một số đặc trưng của quần xã

Một số đặc trưng cơ bản của quần xã:

- Số lượng các loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài là mức độ đa dạng của quần xã, biểu thị sự biến động, ổn định hay suy thoái của quần xã.

Chọn B

Câu 3

3. Chu trình dinh dưỡng trong quần xã cho ta biết

A. mức độ gần gũi giữa các cá thể trong quần xã.

B. con đường trao đổi vật chất và năng lượng trong quần xã.

C. nguồn thức ăn của các sinh vật tiêu thụ.

D. mức độ tiêu thụ chất hữu cơ của các sinh vật.

Phương pháp:

Xem lí thuyết Quần xã sinh vật và một số đặc trưng của quần xã

Chu trình dinh dưỡng trong quần xã cho ta biết con đường trao đổi vật chất và năng lượng trong quần xã.

Chọn B

Câu 4

4. Khả năng nào trong số các khả năng dưới đây có thể là nguyên nhân dẫn tới phân li ổ sinh thái của các loài trong quần xã?

A. Mỗi loài ăn một loại thức ăn khác nhau.

B. Mỗi loài kiếm ăn ở vị trí khác nhau

C. Mỗi loài kiếm ăn vào một thời gian khác nhau trong ngày.

D. Tất cả các khả năng trên.

Phương pháp:

Xem lí thuyết Quần xã sinh vật và một số đặc trưng của quần xã

Những loài có ổ sinh thái giao nhau càng lớn thì sự cạnh tranh càng khốc liệt, có thể loại trừ nhau, loài thua cuộc bị tiêu diệt hoặc phải rời đi nơi khác. Do đó, các loài gần nhau về nguồn gốc khi sống trong một sinh cảnh và cùng sử dụng một nguồn thức ăn, chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái để tránh cạnh tranh.

Chọn D

Câu 5

5. Loài giun dẹp Convolvuta roscoffensis sống trong cát vùng ngập thuỷ triều ven biển. Trong mô của giun dẹp có các tảo lục đơn bào sống., Khi thuỷ triều hạ xuống, giun dẹp phơi mình trên cát và khi đó tảo lục có khả năng quang hợp. Giun dẹp sống bằng chất tinh bột do tảo lục quang hợp tổng hợp nên. Quan hệ nào trong số các quan hệ sau là quan hệ giữa tảo lục và giun dẹp ?

A. Vật ăn thịt - con mồi

B. Hợp tác

C. Kí sinh

D. Cộng sinh.

Phương pháp:

Xem lí thuyết Quần xã sinh vật và một số đặc trưng của quần xã

Một số mối quan hệ cộng sinh là cố định, có nghĩa  cả hai vật cộng sinh hoàn toàn phụ thuộc vào nhau để tồn tại.

Quan hệ hỗ trợ: cộng sinh, hội sinh, hợp tác. Quan hệ hỗ trợ đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài trong quần xã.

Chọn D