- Hai năm đầu do nguồn sống của môi trường dồi dào, quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học.
- Từ sau năm thứ hai và năm thứ ba, quần thể có số lượng cá thể ổn định.
- Vào năm thứ tư và tiếp theo, số lượng cá thể của quần thể có thể dao động, tuy nhiên luôn dao động quanh trạng thái ổn định và cân bằng (cân bằng là khi quần thể sử dụng hết một lượng nguồn sống cân bằng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường). Những nhân tố làm cho số lượng cá thể của quần thể dao động quanh trạng thái cân bằng là : Các nhân tố vô sinh (như các điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, nơi ở...) và nhân tố hữu sinh (như thực vật cung cấp thức ăn và các loài là kẻ thù của thỏ.)
Khi quần thể có số lượng cá thể suy giảm thì các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh tác động thuận lợi làm tăng khả năng sinh sản của quần thể, dẫn tới số lượng cá thể tăng lên. Ngược lại, khi số lượng cá thể tăng cao hơn mức ổn định, làm mất trạng thái cân bằng của quần thể thì các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh sẽ tác động bất lợi làm giảm khả năng sinh sản và tăng mức tử vong của quần thể, dẫn tới số lượng cá thể của quần thể lại được điều chỉnh trở về mức cân bằng.