Bảng. Một số đặc điểm thích nghi của động vật với nhiệt độ môi trường
Các đặc điểm
|
Ý nghĩa thích nghi
|
Thích nghi về hình thái và giải phẫu
|
Nhiều loài có lớp lông bao phủ và lớp mỡ cách nhiệt nằm dưới lớp da (ví dụ, loài gấu trắng ở Bắc Cực).
|
Tạo lớp cách nhiệt của cơ thể.
|
Voi, gấu ở vùng khí hậu lạnh có cơ thể lớn, tai và đuôi nhỏ.
|
Cơ thể kích thước lớn tích luỹ được nhiều chất dinh dưỡng, nhờ đó động vật sống qua được mùa đông kéo dài. Đồng thời, tai và đuôi nhỏ sẽ hạn chế toả nhiệt của cơ thể.
|
So với voi và gấu vùng ôn đới, voi và gấu ở vùng nhiệt đới có kích thước cơ thể nhỏ hơn, nhưng tai và đuôi lại lớn hơn.
|
Tăng cường khả năng toả nhiệt qua tai, đuôi.
|
Lớp mỡ nằm dưới da của động vật sống dưới nước rất dày.
|
Làm giảm khả năng bị mất nhiệt của cơ thể.
|
Thích nghi về sinh lí
|
Gặp nhiệt độ lạnh, cơ có phản ứng tăng hoạt động, quá trình trao đổi chất tăng mạnh hơn.
|
Cơ thể sản sinh thêm một lượng nhiệt, nhờ đó chống được nhiệt độ lạnh của môi trường.
|
Khi trời lạnh, lượng máu dẫn ra da và các cơ quan như tai, mặt... ít.
|
Hạn chế mức độ toả nhiệt của cơ thể.
|
Khi trời nóng, nhiều loài động vật mở rộng miệng và thở mạnh.
|
Làm tăng khả năng toả nhiệt của cơ thể, nhờ đó nhiệt độ cơ thể giảm xuống.
|
Thích nghi về mặt tập tính
|
Động vật tập trung thành đàn đông đúc khi nhiệt độ môi trường xuống quá thấp.
|
Nhiệt độ cơ thể toả ra làm ấm các cá thể bên cạnh.
|
Động vật ngủ đông, ngủ hè.
|
Tránh cho cơ thể bị đốt nóng hoặc bị lạnh.
|