1. Có thể xác định cường độ trao đổi chất bằng cách đo nhiệt lượng toả ra trong quá trình chuyển hoá. Tất cả các dạng năng lượng tiêu dùng trong cơ thể cuối cùng đều biến thành nhiệt năng toả ra môi trường xung quanh, do đó người ta đã dùng phương pháp đo nhiệt trực tiếp bằng "phòng đo nhiệt lượng".
Phòng được cách nhiệt hoàn toàn với bên ngoài, trong đó có một hệ thống ống dẫn nước chảy qua. Người ta có thể đo nhiệt toả ra của người thực nghiệm bằng xác định độ tăng nhiệt độ của khối nước đã đi qua phòng trong thời gian thực nghiệm.
2. Phương pháp đơn giản hơn là phép đo nhiệt lượng gián tiếp dựa trên cơ sở "đương lượng nhiệt" của O2 do phản ứng ôxi hoá các loại thức ăn.
Khi 1 lít O2 chuyển hoá với glucozơ sẽ giải phóng 5,01 Calo năng lượng, với mỡ là 4,70 Calo, còn với prôtêin là 4,60 Calo (1 kilocalo = 1000 Calo).
Với khẩu phần hỗn hợp thì trung bình 1 lít O2 tiêu thụ trong cơ thể sẽ giải phóng được 4,825 Calo (đó là đương lượng nhiệt của 1 lít O2).
Với phương pháp này chỉ cần đo thể tích khí thở bằng máy đo thông khí tspirometer). Chỉ cần đo trong 6 phút có thể tính ra số lít O2 tiêu thụ trong 1 giờ rồi nhân với đương lượng nhiệt của O2 để tính ra calo là năng lượng mà có thể tiêu dùng của người thực nghiệm.
3. Việc xác định cường độ trao đổi chất của các loại hình lao động có thể giúp xác định được nhu cầu năng lượng mà loại hình lao động đó cần cung cấp qua khẩu phần ăn hằng ngày. Nó còn giúp xác định tình trạng sinh lí của cơ thể là bình thường hay đang trong tình trạng bệnh lí.