Phân tích những áng thơ văn được coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc

Khẳng định một cách mạnh mẽ và dứt khoát chủ quyền độc lập của dân tộc Việt Nam. Có thể nói, trải qua thử thách gian lao, ông cha ta đã dạn dày, đã hiểu thế nào là thế đứng của một dân tộc có chính nghĩa, thế nào là “lửa thử vàng gia nan thử sức”

Lời giải

   Khẳng định một cách mạnh mẽ và dứt khoát chủ quyền độc lập của dân tộc Việt Nam.

   Có thể nói, trải qua thử thách gian lao, ông cha ta đã dạn dày, đã hiểu thế nào là thế đứng của một dân tộc có chính nghĩa, thế nào là “lửa thử vàng gia nan thử sức”. Chính vì vậy mà trải qua những ngày nếm mật nằm gai, quân dải ta càng thêm đoàn kết sát cánh bên nhau vì sự nghiệp lớn lao:

Nhân đân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới,   

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.

   Tác giả đã thấy rõ khả năng và sức mạnh to lớn của toàn dân khi họ đoàn kết chiến đấu dưới ngọn cờ chính nghĩa giành độc lập, tự do. Hình ảnh nhân dân đã được tác giả nhắc đến trong bài. Sự nghiệp chính nghĩa là của nhân dân thuộc về nhân dân. Nhân dân là một lực lượng đông đảo, nhân dân làm nên chiến thắng và làm nên lịch sử. Và người cầm quân chính là người thấy được sức mạnh vô địch đó ở nhân dân và biết phát huy sức mạnh đó. Rõ ràng là so với Nam quốc sơn hà thì Đại cáo bình Ngô đã có một bước tiến vượt bậc. Tổ quốc, giang sơn ở đây không chỉ còn bó hẹp trong khái niệm ông vua và ông trời mà đã bao hàm một nội dung rộng lớn hơn: Tổ quốc là nhân dân. Do vậy mà không cần thiết phải viện dẫn thần linh, Nguyễn Trãi chinh phục lòng người bằng chính lịch sử và bằng chính chiến công trong hiện tại với một quan điểm nhân nghĩa đúng đắn:

Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,

Lấy chí nhân để thay cường bạo.  

   Đó chính là quan điểm vô cùng nhân đạo và cao thượng, thể hiện rõ thế đứng quật cường, thế đứng trên đầu thù của dân tộc ta. Thật hiếm có một đất nước nào, một dân tộc nào có được thế đứng hào hùng, oanh liệt ấy. Phải chăng dân tộc Việt Nam ta tuy kinh qua khói lửa của chiến tranh nhưng với bản chất nhân đạo đã làm nên thế đứng tuyệt vời đó? Thực ra, đại nghĩa và chính nhân ở đây có phần cũng nhằm nói lên cái bản chất trong đạo lí ứng xử của dân tộc

   Đại cáo bình Ngô là một kiệt tác của Nguyễn Trãi, đồng thời cũng là một kiệt tác trong nền văn học nước nhà. Cùng với Nam quốc sơn hà, Đại Cáo Bình Ngô đã toát lên tinh thần tự cường dân tộc, toái lên hào khí chống giặc giữ nước oai hùng. Đại cáo bình Ngô là sự kết tinh của tư tưởng, tình cảm và ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân tộc ta, nhân dân ta trong một thời điểm lịch sử trọng đại. Hơn lúc nào hết, ngày nay những áng thơ văn bất hủ trên đã và đang được chúng ta phát huy cao độ trong sự nghiệp đấu tranh và xây dựng Tổ quốc.

   Thế là lịch sử của dân tộc ta đã làm nên những trang sử hào hùng. Lịch sử đó đã được phản ánh vào trong văn học thông qua những nhà văn, nhà thơ lớn và đồng thời cũng là những anh hùng của dân tộc. Những áng văn thơ đó thật xứng đáng là những bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc, khẳng định chủ quyền của dân tộc, tính chất chính nghĩa của những cuộc chiến tranh hảo vệ Tổ quốc của ông cha ta trong thời đại phong kiến.

   Trải qua hàng ngày năm dưới chế độ phong kiến và gần một trăm năm rên xiết dưới ách thống trị của thực dân Pháp, dân tộc ta vẫn làm nên những kì tích huy hoàng, vẫn “vươn lên như một thiên thần” (Tố Hữu). Một dân tộc khao khát một dân tộc khao khát tự do, hoà bình và thân thiện, một dân tộc quyết đem xương máu của mình để gìn giữ và bảo vệ độc lập, tự do, đương nhiên dân tộc đó phải được sống trong độc lập và hoà bình. Chính vì vậy. bằng cuộc Cách mạng tháng Tám, dân tộc ta đã phá tan xích xiềng nô lệ, bước sang cuộc đời mới. Cách mạng tháng Tám đã đem lại một hình thái xã hội mới tốt đẹp hơn những hình thái có trong lịch sử. Chính bằng cuộc cách mạng này mà dân tộc ta đã thấy được con đường đi lên của chính mình, con đường mãi mãi thoát khỏi gông xiềng nô lệ. Ngành giành được chính quyền về tay nhân dân cũng là ngày đất nước bước sang một chính thể mới, chính thể dân chủ - cộng hoà. Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chi Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình là một bản tuyên ngôn mở ra cho dân tộc ta một kỉ nguyên mới - kỉ nguyên hoà bình cho những cường quốc đã từng là kẻ thù của dân tộc Việt Nam hoặc đang nhòm ngó nước ta biết rằng: Nước Việt Nam là một quốc gia độc lập không can thiệp vào bất kì nước nào và cũng kiên quyết không cho phép bất kì nước nào xâm phạm đến chủ quyền dân tộc của mình. Đó là một quyết tâm thể hiện rõ ý chí kiên cường của dân tộc ta, ý chí ấy là sự tiếp nối truyền thống bất khuất, kiên cường cùa các thế hệ đi trước. Lập trường ấy rất rõ ràng và kiên định, không có một thế lực nào có thể làm thay đổi. “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” - lời nói bất hủ ấy của Bác Hồ mãi còn vang vọng. Chính vì độc lập, tự do mà dân tộc ta đã hi sinh xương máu để bảo vệ quyền tự do, độc lập một khi nó bị đe doạ. Bằng lời văn chắc chắn, hùng hồn, Bác Hồ đã tố cáo tội ác dã man của thực dân Pháp, chỉ rõ tính chất phi lí của việc thực dân Pháp đặt ách cai trị của chúng lên đất nước Việt Nam. Bác vạch rõ trong gần một thế kỉ qua, thực dân Pháp là kẻ thù không đội trời chung của dân tộc Việt Nam. Chúng đã núp dưới chiêu bài “văn minh”, “khai hoá ” để rắp tâm lừa bịp, bóc lột dân tộc ta, và chính chúng là kẻ đã bán nước ta hai lần cho giặc Nhật. Bác đã nhấn mạnh, nhân dân ta đã lấy lại nước ta từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp và trên thực tế chúng ta đã giành được chính quyền trước khi quân Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật. Như vậy, nước Việt Nam được hưởng quyền độc lập là một  điều hợp tình, hợp lí “Nước Việt Nam là của người Việt Nam”. Điều đó là một chân lí; trước đó dân tộc ta đã khẳng định chân lí ấy một cách rõ ràng, chắc chắn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên tiếng tuyên bố với thế giới rằng: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

   Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một áng văn kiệt xuất của nền văn học hiện đại Việt Nam. Nó tiếp nối truyền thông của cha ông xưa trong việc lên tiếng khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của đất nước, và quyền được sống trong độc lập, tự do của dân tộc. Ra đời vào những ngày đầu tiên cuộc Cách mạng tháng Tám thành công. Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Chí Minh đã thực sự trở thành lời tuyên bố dõng dạc của dân tộc Việt Nam trước toàn thế giới: Nước Việt Nam là một nước độc lập, dân tộc Việt Nam kiêu hãnh sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì nền độc lập của mình.

   Ngày nay, chúng ta đang sống trong một đấi nước hoà bình. Trong đó người được tự do phát huy cao độ khả năng và trí luệ của mình. Chúng ta quyền tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc. Truyền thống đó đã và đang tiếp cho chúng ta sức mạnh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Lê Quỳnh Trang Trường THPT Hà Nội – Amsterdam 


Bài Tập và lời giải

Bài 17 trang 151 SGK Vật lí 9

Bạn Lan chiếu một tia sáng đi từ không khí vào nước rồi đo góc tới và góc khúc xạ. Hãy chỉ ra cặp số liệu nào có thể là kết quả mà bạn Lan thu được.

A. Góc tới bằng 40030'; góc khúc xạ bằng 600.

B. Góc tới bằng 600; góc khúc xạ bằng 40030'.

C. Góc tới bằng 900; góc khúc xạ bằng 00.

D. Góc tới bằng 00; góc khúc xạ bằng 900.

Xem lời giải

Bài 18 trang 152 SGK Vật lí 9

Đặt một vật sáng có dạng chữ L vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, song song với mặt thấu kính, cách thấu kính 30 cm. thấu kính có tiêu cự 15 cm. Ta sẽ thu được ảnh như thế nào?

A. Ảnh thật, cách thấu kính 60 cm

B. Ảnh thật, cách thấu kính 30 cm

C. Ảnh ảo, cách thấu kính 60 cm

D. Ảnh ảo, cách thấu kính 30 cm.

Xem lời giải

Bài 19 trang 152 SGK Vật lí 9

Vật kính của loại máy ảnh trên hình 47.2 (SGK trang 127) có tiêu cự cỡ bao nhiêu xentimét?

A. 1 cm                            B. 5 cm

C. 20 cm                          D. 40 cm

Xem lời giải

Bài 20 trang 152 SGK Vật lí 9

Bác Hoàng, bác Liên và bác Sơn đi thử mắt. Bác Hoàng nhìn rõ được các vật cách mắt từ 25 cm trở ra; bác Liên nhìn rõ được các vật cách mắt từ 50 cm trở ra; còn bác Sơn chỉ nhìn rõ được các vật từ 50 cm trở lại. Mắt bác nào bị cận, mắt bác nào là mắt lão và mắt bác nào là bình thường?

A. Mắt bác Hoàng là mắt cận, mắt bác Liên bình thường, mắt bác Sơn là mắt lão

B. Mắt bác Hoàng là mắt lão mắt bác Liên bình thường, mắt bác Sơn là mắt cận

C. Mắt bác Hoàng bình thường; mắt bác Liên là mắt cận; mắt bác Sơn là mắt lão.

D. Mắt bác Hoàng bình thường, mắt bác Liên là mắt lão; mắt bác Sơn là mắt cận.

Xem lời giải

Bài 21 trang 152 SGK Vật lí 9

Hãy ghép mỗi thành phần a, b, c, d với mỗi thành phần 1, 2, 3, 4 để thành câu có nội dung đúng:

a. Chiếu ánh sáng trắng qua một tấm lọc màu đỏ ta sẽ được ánh sáng...

b. Vật màu xanh có khả năng tán xạ mạnh ánh sáng...

c. Trộn ánh sáng màu vàng với ánh sáng màu xanh da trời ta sẽ được ánh sáng...

d. Mọi ánh sáng đều có...

1. tác dụng nhiệt.

2. màu lục.

3. màu xanh.

4. màu đỏ.

Xem lời giải

Bài 22 trang 152 SGK Vật lí 9

Một vật sáng AB có dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì, điểm A nằm trên trục chính, cách thấu kính 20 cm. Thấu kính có tiêu cự 20 cm.

a. Hãy vẽ ảnh của vật AB cho bởi thấu kính.

b. Đó là ảnh thật hay ảnh ảo?

c. Ảnh cách thấu kính bao nhiêu centimet?

Xem lời giải

Bài 23 trang 152 SGK Vật lí 9

Vật kính của một máy ảnh là một thấu kính hội tụ có tiêu cự 8cm. Máy ảnh được hướng để chụp ảnh một vật cao 40cm, đặt cách máy l,2m.

a. Hãy dựng ảnh của vật trên màn hứng ảnh (không cần đúng tỉ lệ)

b. Dựa vào hình vẽ để tính độ cao của ảnh trên màn hứng ảnh.

Xem lời giải

Bài 24 trang 152 SGK Vật lí 9

Một người đứng ngắm một cái cửa cách xa 5m. Cửa cao 2m. Tính độ cao của ảnh cái cửa trên màng lưới của mắt. Coi thể thủy tinh như một thấu kính hội tụ, cách màng lưới 2cm.

Xem lời giải

Bài 25 trang 152 SGK Vật lí 9

a. Nhìn một ngọn đèn dây tóc qua một kính lọc màu đỏ, ta thấy ánh sáng màu gì?

b. Nhìn ngọn đèn đó qua kính lọc màu lam, ta thấy ánh sáng màu gì?

c. Chập hai kính lọc nói trên với nhau và nhìn ngọn đèn, ta thấy ánh sáng màu đỏ sẫm. Đó có phải là trộn ánh sáng đỏ với ánh sáng lam hay không? Tại sao?

Xem lời giải

Bài 26 trang 152 SGK Vật lí 9

Có một căn nhà trồng các chậu cây cảnh dưới một giàn hoa rậm rạp. Các cây cảnh bị còi cọc, rồi chết. Hiện tượng này cho thấy tầm quan trọng của tác dụng gì của ánh sáng Mặt Trời? Tại sao?

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”