"Có nhiều người có bệnh "dùng chữ Hán", những tiếng ta sẵn có không dùng mà dùng chữ Hán cho bằng được. Thí dụ: ba tháng không nói ba tháng mà nói "tam cá nguyệt". Xem xét, không nói xem xét mà nó "quan sát"...Nhưng sẽ "tả" quá nếu những chữ Hán đã hóa thành tiếng ta, ai cũng hiểu, mà cố ý không dùng. Thí dụ: Độc lập mà nói “đứng một”, du kích thì nói “đánh chơi”. Thế cũng là tếu."
Những tiếng ta sẵn có thì không dùng mà thích dùng tiếng nước ngoài, lạm dụng tiếng nước ngoài. Đó chính là “bệnh dùng chữ nước ngoài” cần phải chống để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Cũng không đúng nếu không sử dụng những tiếng vay mượn của nước ngoài mà tiếng Việt không có hoặc không có khả năng biểu hiện, diễn tả chính sự vay mượn tiếng nước ngoài làm cho tiếng Việt thêm phong phú.
Kết quả vinh quang không phải ai cũng đạt được vì đó là kết quả của một quá trình rèn luyện và phấn đấu không ngừng.
Để có được vinh quang phải trải qua những gian khổ, khó khăn mới đạt được.
Dẫn chứng trong cuộc sống và trong sách báo, trong các tác phẩm văn học. Có thể lấy tấm gương các nhà khoa học lớn hoặc những anh hùng, những vận động viên thể thao, những- người nghệ sĩ trong nhiều ngành nghệ thuật... đã phấn đấu và rèn luyện gian khổ như thế nào để đạt được vinh quang trong lĩnh vực của mình.