Văn bản đề nghị

Phần I

ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ

1. Đọc các văn bản (trang 124 SGK Ngữ văn 7 tập 2)

2. Trả lời câu hỏi:

a) Viết giấy đề nghị để nói lên ý kiến, nhu cầu, quyền lợi chính đáng nào đó để những người có thẩm quyền giải quyết.

b) Giấy đề nghị cần chú ý những yêu cầu về nội dung và hình thức trình bày:

- Trình bày cần sang trọng, ngắn gọn và sáng sủa theo một số mục quy định sẵn.

- Nội dung không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả nhưng cần chú ý các mục sau: Ai đề nghị? Đề nghị ai? Đề nghị điều gì?

c) Ví dụ về viết giấy đề nghị: Xin đi tham quan, xin mua thêm quạt, …

3. Tình huống phải viết giấy đề nghị:

   Tình huống (a) và (c) cần viết giấy đề nghị.

Phần II

CÁCH LÀM VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ

1. Tìm hiểu cách làm văn bản đề nghị:

a)

- Hai văn bản được trình bày theo thứ tự:

+ Quốc hiệu

+ Địa điểm viết đơn, ngày… tháng … năm.

+ Tên văn bản

+ Nơi gửi đến

+ Nêu sự việc, lí do, ý kiến đề nghị

+ Người viết kí, ghi rõ họ tên.

- Những phần quan trọng:

+ Chủ thể: Người viết đề nghị

+ Khách thể: Người tiếp nhận đề nghị

+ Nội dung: Đề đạt nguyện vọng gì?

+ Mục đích.

b) Cách làm một văn bản đề nghị:

   Ai đề nghị? Đề nghị ai? Đề nghị điều gì? Nguyện vọng được giải quyết sẽ mang lại ích lợi gì?

2. Dàn mục một văn bản đề nghị (sgk-tr. 126).

3. Lưu ý (trang 126, SGK Ngữ văn 7, tập 2).

Phần III

LUYỆN TẬP

Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 127, SGK Ngữ văn 7, tập 2):

      So sánh lí do viết đơn và lí do viết đề nghị:

- Giống nhau: đều đề đạt những nhu cầu, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể lên một cá nhân hay tổ chức có thẩm quyền để được giải quyết.

- Khác nhau:

+ Đơn chỉ cần trình bày lí do để đạt nguyện vọng.

+ Đề nghị không chỉ trình bày lí do mà còn có thể cần phải cắt nghĩa nói rõ lí do cho người tiếp nhận hiểu đúng vai trò giải quyết.

Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 127, SGK Ngữ văn 7, tập 2):

Lỗi thường gặp trong văn bản đề nghị là: viết dài dòng, không theo quy định mẫu.

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”