Ý nghĩa văn chương - Hoài Thanh

Câu 1

Bố cục: 3 đoạn

- Đoạn 1 (Từ đầu … đến "muôn vật, muôn loài"): Nguồn gốc cốt yếu của văn chương.

- Đoạn 2 (Tiếp theo … đến "sáng tạo ra sự sống"): Nhiệm vụ của văn chương.

- Đoạn 3 (Còn lại): Công dụng của văn chương.

Nội dung chính: Với một lối văn vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh, Hoài Thanh khẳng định: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm và lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.

Trả lời câu 1 (trang 62, SGK Ngữ văn 7, tập 2):

    Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương: tình cảm, lòng thương người, rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài.

Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 62, SGK Ngữ văn 7, tập 2):

   Hoài Thanh viết : “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống … tạo ra sự sống…”:

- Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng: Qua văn chương, ta biết được cuộc sống, mơ ước của người Việt xưa và biết được cuộc sống của các nước khác nhau trên thế giới.

- Văn chương còn sáng tạo ra sự sống: Văn chương dựng lên những hình ảnh, đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện tại chưa có hoặc chưa cần đến để mọi người phấn đấu biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai

Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 62, SGK Ngữ văn 7, tập 2):

     Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là: gợi lòng vị tha; giúp con người có khả năng cảm thụ cái hay, cái đẹp.

Câu 4

Trả lời câu 4 (trang 62, SGK Ngữ văn 7, tập 2):

a) Văn bản “Ý nghĩa văn chương” thuộc loại văn nghị luận văn chương vì nó bàn đến ý nghĩa, công dụng của văn chương.

b) Đặc sắc văn nghị luận của Hoài Thanh là vừa có lí lẽ vừa có cảm xúc, hình ảnh và dẫn chứng.

   Ví dụ: Đoạn mở đầu: “Người ta kể chuyện đời xưa … nguồn gốc của thi ca”.

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”