Bài 12.1, 12.2, 12.3 trang 19 SBT hóa học 11

Câu 12.1.

Phân đạm urê thường chỉ chứa 46% N. Khối lượng (kg) urê đủ để cung cấp 70 kg N là

A. 152,2.  B. 145,5.     C. 160,9.  D. 200,0.


Lời giải

Phương pháp: Sử dụng qui tắc tam suất

46 kg N có trong 100 (kg) ure

70 kg N có trong x (kg) ure => x

46 kg N có trong 100 (kg) ure

70 kg N có trong \(\dfrac{{100.70}}{{46}}\) = 152,2(kg) ure

=> Chọn A.

Câu 12.2.

Phân supephotphat kép thực tế sản xuất được thường chỉ ứng với 40% P2O5. Hàm lượng (%) của canxi đihiđrophotphat trong phân bón này là

A. 69,0.         B. 65,9.          

C. 71,3.         D. 73,1.

Phương pháp: Sử dụng qui tắc tam suất

P2O5 - Ca(H2PO4)2

142 g   234 g

40 kg    x kg

=> x

Trong 100 kg phân supephotphat kép có 40 kg P2O5. Khối lượng Ca(H2PO4)2 tương ứng với khối lượng P2O5 trên được tính theo tỉ lệ :

P2O5 - Ca(H2PO4)2

142 g   234 g

40 kg    x kg

x = \(\dfrac{{40.234}}{{142}}\) = 65,9 (kg) Ca(H2PO4)2

Hàm lượng (%) của Ca(H2PO4)2 : \(\dfrac{{65,9}}{{100}}\).100% = 65,9%.

=> Chọn B.

Câu 12.3.

Phân kali clorua sản xuất được từ quặng xinvinit thường chỉ ứng với 50% K2O. Hàm lượng (%) của KCl trong phân bón đó là

A. 72,9.      B. 76,0.         

C. 79,2.     D. 75,5.

Phương pháp: Sử dụng qui tắc tam suất

K2O - 2KCl

94 g  2.74,5 g

50 kg  x kg ;

=> x

Cứ 100 kg phân bón thì có 50 kg K2O.

Khối lượng phân bón KCl tương ứng với 50 kg K2O được tính theo tỉ lệ

K2O - 2KCl

94 g  2.74,5 g

50 kg  x kg ;

x = \(\dfrac{{50.2.74,5}}{{94}}\) = 79,2 (kg)

Hàm lương (%) của KCl : \(\dfrac{{79,2}}{{100}}\).100% = 79,2%.

=> Chọn C.