Bài 13.1, 13.2, 13.3 trang 20 SBT hóa học 11

Câu 13.1.

Khí nitơ có thể được tạo thành trong các phản ứng hoá học nào sau đây ?

A. Đốt cháy NH3 trong oxi có mặt chất xúc tác platin

B. Nhiệt phân NH4NO3

C. Nhiệt phân AgNO3

D. Nhiệt phân NH4NO2


Lời giải


\(\eqalign{
& A.\,4N{H_3} + 3{O_2}\mathrel{\mathop{\kern0pt\longrightarrow}
\limits_{Pt}^{{t^0}}} 2NO + 6{H_2}O \cr
& B.\,N{H_4}N{O_3}\buildrel {{t^0}} \over
\longrightarrow {N_2}O + 2{H_2}O \cr
& C.\,AgN{O_3}\buildrel {{t^0}} \over
\longrightarrow Ag + N{O_2} + {O_2} \cr
& D.\,N{H_4}N{O_2}\buildrel {{t^0}} \over
\longrightarrow {N_2} + 2{H_2}O \cr} \)

=> Chọn D

Câu 13.2.

Cặp chất nào sau đây có thể tồn tại trong cùng một dung dịch ?

A. Axit nitric và đồng(II) nitrat

B. Đồng(II) nitrat và amoniac

C. Bari hiđroxit và axit photphoric.

D. Amoni hiđrophotphat và kali hiđroxit

Phương pháp: Chất cùng tồn tại trong một dung dịch là chất không phản ứng với nhau.

Trong các cặp chất trên axit nitric và đồng(II) nitrat không phản ứng với nhau.

=> Chọn A

Câu 13.3.

Trong các phản ứng dưới đây của amoniac, phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hóa – khử?

A. 4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O

B. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O

C. 4NH3 + Cu(OH)2 → [Cu(NH3)2](OH)2

D. 2NH3 + 3Cl2→N2 +6HCl

Phương pháp: Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một số chất.

Trong các phản ứng trên phản ứng 4NH3 + Cu(OH)2 → [Cu(NH3)2](OH)2 có các chất trước và sau phản ứng không thay đổi số oxi hóa

=> Chọn C