Bài 23: Động Lượng. Định Luật Bảo Toàn Động Lượng

Bài Tập và lời giải

Bài 23.1, 23.2, 23.3 trang 55 SBT Vật lí 10

Câu 23.1.

Một vật khối lượng 1 kg rơi tự do với gia tốc 9,8 m/s2 từ trên cao xuống trong khoảng thời gian 0,5 s. Xung lượng của trọng lực tác dụng lên vật và độ biến thiên động lượng của vật có độ lớn bằng:

A. 50 N.s ; 5 kg.m/s.

B. 4,9 N.s ; 4,9 kg.m/s.

C. 10 N.s ; 10 kg.m/s.

D. 0,5 N.s ; 0,5 kg.m/s.

Xem lời giải

Bài 23.4, 24.5, 23.6 trang 55,56 SBT Vật lí 10

Câu 23.4.

Một viên bi thủy tinh khối lượng 5 g chuyển động trên một máng thẳng ngang với vận tốc 2 m/s, tới va chạm vào một viên bi thép khối lượng 10 g đang nằm yên trên cùng máng thẳng đó và đẩy viên bi thép chuyển động với vận tốc 1,5 m/s cùng chiều với chiều chuyển động ban đầu của viên bi thủy tinh. Xác định độ lớn của vận tốc và chiều chuyển động của viên bi thủy tinh sau khi va chạm với viên bi thép. Coi các viên bi như các chất điểm. Bỏ qua ma sát.

A. 0,5 m/s, cùng chiều ban đầu

B. 1 m/s, ngược chiều ban đầu

C. 0,75 m/s, ngược chiều ban đầu

D. 1,5 m/s, cùng chiều ban đầu

Xem lời giải

Bài 23.7, 23.8, 23.9, 23.10 trang 56 SBT Vật lí 10

Câu 23.7.

Hai viên bi có khối lượng 2 g và 3 g, chuyển động trên mặt phẳng ngang không ma sát với vận tốc 6 m/s (viên bi 2 g) và 4 m/s (viên bi 3 g) theo hai phương vuông góc (Hình 23.1). Xác định tổng động lượng của hệ hai viên bi.

Xem lời giải

Bài 23.11, 23.12, 23.13 trang 56,57 SBT Vật lí 10

Câu 23.11.

Một quả cầu khối lượng 2 kg chuyển động với vận tốc 3 m/s, tới va chạm vào quả cầu khối lượng 3 kg đang chuyển động với vận tốc 1 m/s cùng chiều với quả cầu thứ nhất trên một máng thẳng ngang. Sau va chạm, quả cầu thứ nhất chuyển động với vận tốc 0,6 m/s theo chiều ban đầu. Bỏ qua lực ma sát và lực cản. Xác định chiều chuyển động và vận tốc của quả cầu thứ hai.

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”