a)
+ Điện trở của dây nối từ M tới A và từ N tới B là:
\({R_d} = \rho \displaystyle{l \over S} = {1,7.10^{ - 8}}.{{200} \over {{{0,2.10}^{ - 6}}}} = 17\Omega {\rm{ }}\)
+ Điện trở tương đương của hai bóng đèn R1 và R2 mắc song song là:
\({R_{12}} = \displaystyle{{{R_1}{R_2}} \over {{R_1} + {R_2}}} = {{600.900} \over {600 + 900}} = 360\Omega \)
+ Điện trở của đoạn mạch MN là \(R_{MN}=R_{d}+R_{12}= 17 + 360 = 377Ω\).
b)
+ Cách 1:
Cường độ dòng điện mạch chính là: \(I = \displaystyle{U \over {{R_{MN}}}} = {{220} \over {377}} = 0,584A\)
=> Hiệu điện thế đặt vào hai đầu mỗi đèn là: \(U_1=U_2=I.R_{12}= 0,584.360 = 210V\)
+ Cách 2:
Vì dây nối từ M tới A và từ N tới B coi như một điện trở tổng cộng bên ngoài \({R_d}\) mắc nối tiếp với cụm hai đèn \(\left( {{R_1}//{R_2}} \right)\) nên ta có hệ thức:
\(\begin{array}{l}\dfrac{{{U_d}}}{{{U_{12}}}} = \dfrac{{{R_d}}}{{{R_{12}}}} = \dfrac{{17}}{{360}}\\ \Rightarrow {U_d} = \dfrac{{17}}{{360}}{U_{12}}\end{array}\)
(Trong đó \({U_{12}}\) - là hiệu điện thế hai đầu mỗi đèn: \({U_{12}} = {U_{D1}} = {U_{D2}}\))
Mà \({U_d} + {U_{12}} = {U_{MN}} = 220V\)
Ta suy ra:
\(\begin{array}{l}\dfrac{{17}}{{360}}{U_{12}} + {U_{12}} = 220V\\ \Rightarrow {U_{12}} = 210V\end{array}\)
Vậy hiệu điện thế đặt vào hai đầu của mỗi đèn là \({U_{D1}} = {U_{D2}} = 210V\)