Bài 4.1, 4.2 trang 12 SBT Vật Lí 12


Lời giải

4.1

Một con lắc lò xo dao động tắt dần chậm. Cứ sau mỗi chu kì, biên độ giảm \(3\% \). Phần năng lượng của con lắc bị mất đi trong một dao động toàn phần là

A. \(6\% \)                               B. \(3\% \)               

C. \(9\% \)                               D. \(94\% \)

Gọi biên độ ban đầu và biên độ sau một chu kì lần lượt là \(A;{A_1}\)

Ta có: \({A_1} = A - 3\% A = 0,97A\)

Cơ năng ban đầu là \({\rm{W}} = \dfrac{1}{2}k{A^2}\)

Cơ năng vật sau một chu kì là: \({{\rm{W}}_1} = \dfrac{1}{2}kA_1^2 = \dfrac{1}{2}k.{(0,97A)^2} = 0,{97^2}.\dfrac{1}{2}k{A^2} = 0,{97^2}{\rm{W}}\)

Năng lượng con lắc mất đi:

\(\begin{array}{l}\Delta {\rm{W = W}} - {{\rm{W}}_1} = (1 - 0,{97^2}){\rm{W}}\\ \Rightarrow \dfrac{{\Delta {\rm{W}}}}{{\rm{W}}}.100\%  = (1 - 0,{97^2}).100\%  = 6\% \end{array}\)

Chọn A

4.2

Một con lắc lò xo đang dao động tắt dần. Người ta đo được độ giảm tương đối của biên độ trong ba chu kì đầu tiên là \(10\% \). Độ giảm tương đối của thế năng tương ứng là

A. \(10\% \)

B. \(19\% \)

C. \(0,1\% \)

D. Không xác định được vì chưa biết độ cứng của lò xo

Gọi biên độ ban đầu và biên độ vật sau ba chu kì lần lượt là \(A;{A_1}\)

Ta có: \({A_1} = A - 10\% A = 0,9A\)

Thế năng cực đại ban đầu là \({\rm{W}} = \dfrac{1}{2}k{A^2}\)

Thế năng cực đại sau \(3\) chu kì là: \({{\rm{W}}_1} = \dfrac{1}{2}kA_1^2 = \dfrac{1}{2}k.{(0,9A)^2} = 0,{9^2}.\dfrac{1}{2}k{A^2} = 0,{9^2}{\rm{W}}\)

Năng lượng con lắc mất đi:

\(\begin{array}{l}\Delta {\rm{W = W}} - {{\rm{W}}_1} = (1 - 0,{9^2}){\rm{W}}\\ \Rightarrow \dfrac{{\Delta {\rm{W}}}}{{\rm{W}}}.100\%  = (1 - 0,{9^2}).100\%  = 19\% \end{array}\)

Chọn B