(...) Nét độc đáo nữa của thơ Tố Hữu là thơ ông đậm đà bản sắc dân tộc. Có nhà thơ lớn nào mà lại không mang trong hồn mình máu thịt của quê hương, đất nước. Bản sắc dân tộc thấm trong hồn thơ của mỗi người cả ở nội dung, cùng như hình thức thể hiện. Trong thơ Tố Hữu, chúng ta gặp những con người, những cảnh vật rất đỗi quen thuộc của Việt Nam. Trong thơ ông, có hình bóng của những “Người mẹ nắng cháy lưng, địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô", mà cũng có “những hồn Trần Phú vô danh” của người cách mạng. Trong thơ ông, có bóng dáng "o du kích nhỏ giương cao súng” trước "thằng Mĩ lênh khênh bước cúi đầu", mà cũng có bóng dáng “tung hoành ngang dọc" của anh giải phóng quân…
Trong thơ Tố Hữu cũng có bao nhiêu cảnh sắc thân yêu của đất nước. Trong thơ ông, có “bóng tre trùm mát rượi” nơi núi rừng Việt Bắc, có “sông Bến Hải bên bồi, bên lở” có “cầu Hiền Lương bèn nhớ bèn thương" nơi giới tuyến, có "Mũi Cà Mau nhọn hoát mũi chông” nơi tận cùng của Tố quốc... Những bóng dáng ấy đã tạo nêu những nét thân thương, gần gũi của thơ ông.
Tính dân tộc cũng thể hiện khá rõ nét trong hình thức thơ Tố Hữu. Những thể thơ quen thuộc của dân tộc được ông sử dụng khá thành công. Đọc lục bát của ông trong Kính gửi cụ Nguyễn Du, hay trong Việt Bắc ta tưởng như gặp lại những câu ca xa xưa, những câu thơ Kiều thủa nào. Thơ bảy tiếng của ông trong các bài như Quê mẹ, Mẹ Tơm, Bác ơi... vừa có cái trang trọng của thất ngôn cổ điển, lại có cái biến hóa linh hoạt của thơ hiện đại.
Tố Hữu cũng là người sử dụng nhuần nhuyễn ngôn ngữ dân tộc với những biểu hiện phong phú của nó. Tiếng Việt qua thơ ông, dường như càng trở nên phong phú hơn, đẹp hơn. Những nét đặc sắc, độc đáo của ngôn ngữ dân tộc trong cách ví von, ẩn dụ, trong cách hiệp vần, phối thanh, ngắt nhịp... đều dược ông sử đụng khá thành công và đầy sáng tạo.
Phòng cách nghệ thuật thơ Tố Hữu thật đa dạng. Cái hay, cái độc đáo của thơ ông đã tạo nên một chân dung riêng của ông trong văn học sử nước nhà. Nói đến thơ ca hiện đại Việt Nam, không thể không nói đến thơ Tố Hữu. Thơ ông không chỉ làm nên chân dung cho chính ông, mà còn có ý nghĩa như một cuốn biên niên sử của thời hiện đại. Vì lẽ ấy, chúng ta tin là thơ ông sẽ tồn tại với thời gian.