Câu 1 : Để nhân biết các dung dịch: NaCl, HCl, H2SO4 đựng trong các bình riêng rẽ mất nhãn, người ta có thể dùng:
A.BaCl2
B. phenolphtalein.
C. quỳ tím.
D. quỳ tím và BaCl2.
Câu 2 : Trong các chất: CuO, CaCO3, Cu(OH)2, NaOH, Fe(OH)3 chất nào khi nung nóng sẽ bị phân hủy?
A.CuO, CaCO3, Cu(OH)2.
B. CuO, Cu(OH)2, NaOH, Fe(OH)3.
C. CaCO3, Cu(OH)2, Fe(OH)3.
D. CuO, CaCO3, NaOH, Fe(OH)3.
Câu 3 : Cho sơ đồ:
\(P( + X,{t^0}) \to {P_2}{O_3}( + Y)\)\(\, \to C{a_3}{(P{O_4})_2}( + Z) \to {H_3}P{O_4}\)
Trong đó X, Y, Z lần lượt là:
A.O2, dung dịch Ca(OH)2, dung dịch H2SO4.
B. dung dịch HNO3, CaO (rắn), dung dịch HCl.
C. O2, CaCO3 (rắn), dung dịch HCl.
D. O2, dung dịch Ca(OH)2, dung dịch Na2SO4.
Câu 4 : Khi cho dung dịch HCl tác dụng với Fe người ta thu được:
A.FeCl3. B. FeCl2 và H2
C. FeCl2. C. H2.
Câu 5 : Khối lượng Na2CO3 thu được khi cho 4, 48 lít khí CO2 (đktc) tác dụng với dung dịch NaOH (dư) là:
(Na = 23, C = 12, O = 16).
A.5,3gam B. 26,5 gam
C. 38,0 gam. D. 21,2 gam.
Câu 6 : Cho biết lực axit của dung dịch H2CO3 bé hơn lực axit của dung dịch H2SO4.
Gọi độ pH của dung dịch H2CO3 là pH1, độ pH của dung dịch H2SO4 là pH2 thì:
A.pH2 < pH1 B. pH1 > pH2
C. pH1 = pH2 D. pH2 = 2pH1.
Câu 7 : Để phân biệt các dung dịch: HCl, Ca(OH)2, NaCl ta có thể dùng:
A.Giấy đo độ pH.
B. dung dịch phenolphtalein.
C. dung dịch H2SO4
D. dung dịch BaCl2.
Câu 8 : Một hỗn hợp gồm Fe, Fe2O3 có khối lượng 21,6 gam khi tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí (đktc). Khối lượng Fe2O3 (Fe = 56, O = 16) là:
A.8 gam B. 32 gam
C. 24 gam D. 16 gam.