Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 1 - Hóa học 9

Bài Tập và lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Đề số 1 – Chương 1 – Hóa học 9

Câu 1 : Giấy quỳ tím chuyển màu gì khi nhúng vào dung dịch được tạo thành từ:

a) 0,5 mol H2SO4 và 1 mol NaOH?

b) 2 mol HCl và 1 mol KOH?

Câu 2 : Phản ứng:

BaCl2­ + Na2SO4 \(\to\) BaSO4 + 2NaCl.

được gọi là phản ứng gì?

Câu 3 : Vì sao KO tan được  trong nước?

Câu 4 : Đốt hỗn hợp bột S và Zn trong bình kín theo tỉ lệ 1 : 2 về khối lượng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn X.

Xác định thành phần của chất rắn X (Zn = 65; S = 32).

Câu 5 : Cho 1,52 gam hỗn hợp hai kim loại (có hóa trị II) tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng, dư thấy có 0,336 lít khí thoát ra (ở dktc).

Tính khối lượng hỗn hợp muối sunfat khan thu được (H = 1, S = 32, O = 16).

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Đề số 2 – Chương 1 – Hóa học 9

Câu 1 : Cho các oxit: P2O5, CO2, SO2, CaO, Na2O.

Oxit nào có khả năng tác dụng với nhau? Viết phương trình hóa học.

Câu 2 : Hòa tan BaO vào nước thu được dung dịch làm phenolphtalein chuyển thành màu hồng. Giải thích và viết phương trình hóa học.

Câu 3 : Chọn hóa chất thích hợp và viết phương trình hóa học để loại các khí SO2 và CO2 ra khỏi hỗn hợp với khí CO.

Câu 4 : Dung dịch chứa những chất nào khi cho hỗn hợp CuO và Fe2O3 vào dung dịch HCl dư? Viết phương trình hóa học.

Câu 5 : Cho phương trình hóa học:

Zn + CuSO4 \(\to\) Cu +ZnSO4.

Tính khối lượng Cu bám lên thanh kẽm, khi khối lượng dung dịch tăng 0,2 gam (Cu = 64, Zn = 65).

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Đề số 3 – Chương 1 – Hóa học 9

Câu 1 : Viết phương trình hóa khi H2SO4 đặc, đun nóng tác dung với Cu. Có hiện tượng gì để biết phản ứng đã xảy ra?

Câu 2 : Chỉ dùng dung dịch H2SO4 loãng hãy nhận ra các chất rắn được dựng riêng trong mỗi bình: CaO, MgO, MgCO3.

Câu 3 : Tính nồng độ mol/lít của dung dịch tạo ra khi hòa tan 4,7 gam K2O vào nước. Cho biết thể tích dung dịch thu được là 100ml (K = 39, O = 16).

Câu 4 : Viết công thức các oxit ứng với hóa trị cao nhất của các nguyên tố sau: Na, Al, Fe, Cu, Hg, Cl, S, Cr.

Câu 5 : Đốt hỗn hợp bột S và Zn trong bình kín theo tỉ lệ 1 : 2 về khối lượng. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X.

Cho X phản ứng với dung dịch HCl dư thu được khí Y.

Xác định thành phần của khí Y (S = 32, Zn = 65).

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Đề số 4 – Chương 1 – Hóa học 9

Câu 1 : Cho 0,8 gam CuO tác dụng với 30ml dung dịch H2SO4 1M. Xác định các chất có mặt trong dung dịch thu được sau phản ứng, kèm theo số mol của chúng (Cu = 64, O = 16).

Câu 2 : Chọn 4 loại oxit được điều chế trực tiếp mà không xuất phát từ khí oxi. Cho cí dụ cụ thể.

Câu 3 : Tính khối lượng dung dịch HCl 7,3% cần để hòa tan hết 24 gam hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 có số mol bằng nhau (H =1, Cu = 64, Fe = 56, O = 16, Cl = 35,5)

Câu 4 : Có 3 bình: bình 1 đựng CuO và Cu, bình 2 đựng Fe và FeO, bình 3 đựng MgO và FeO. Chỉ dùng dung dịch H2SO4, hãy nhận biết mỗi bình bằng phương pháp hóa học.

Câu 5 : Hỗn hợp X chứa 2 khí CO và H2, hỗn hợp Y chứa 2 khí N2 và CO2 ở cùng điều kiện. Hãy so sánh tỉ khối của hỗn hợp X với tỉ khối của hỗn hợp Y.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Đề số 5 – Chương 1 – Hóa học 9

Câu 1: Có các chất sau: Na2O, Fe2O3, CaO, SO2, CaO, SO2, CO2, H2O. Những chất có thể điều chế bằng phản ứng hóa hợp là:

A. CaO, Fe2O3, SO2, CO2, H2

B. Fe2O3, CaO, SO2, CO2, H2O, Na2O.

C. Na2O, Fe2O3, CO2, SO2, H2O. 

D. Na2O, CaO, CO2, H2O, Fe2O3.

Câu 2: Khí CO có lẫn khí SO2 và khí CO2. Có thể loại SO2, CO2 bằng cách cho hỗn hợp qua:

A. lượng dư dung dịch Ca(OH)2.        

B.dung dịch NaOH.

C.H2O.                         

D. CuO nung mạnh.

Câu 3: Trong phòng thí nghiệm K2O rất khó bảo quản, vì K2O

A. rất dễ tác dụng với hơi nước và khí CO2 trong không khí.

B. kém bến dễ bị ánh sáng phân hủy.

C. rất dễ tác dụng với khí O2 trong không khí.

D. kém bền dễ bị phân hủy bởi nhiệt.

Câu 4: Kim loại X tác dụng với dung dịch H2SO4 cho khí H2. Khí H2 tác dụng oxit kim loại Y cho kim loại Y khi nung nóng. Cặp kim loại X - Y có thể là:

A. Zn - Cu                                           

B. dung dịch NaOH.

C. kim loại Cu.                                   

D. quỳ tím.

Câu 6: Để tác dụng hết một lượng CaO người ta phải dùng một lượng nước bằng 60% khối lượng CaO đó. Tỉ lệ nước đã dùng so với lượng nước theo phương trình hóa học là:

A. 2,24.                      B. 2,63.

C. 1,87.                      D. 3,12.

Câu 7: Cho dãy các oxit: MgO, Fe2O3, K2O, SO2, CO2, NO.Số phản ứng xảy ra khi cho mỗi oxit lần lượt tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch NaOH là:

A. 8                                 B. 5

C. 6                                 D. 7.

Câu 8: Chất cần dùng để điều chế Fe từ Fe2O3 là:

A. H2                                B. CO2

C. H2SO4                          D. Al2O3.

II. Tự luận 

Câu 9 : Chỉ dùng một trong các chất: CuO, Cu, CO, SO3, H2O, SO2, FeO để điền vào các chỗ trống trong sơ đồ sau:

1…..+ H2O \(\to\) H2SO4

2. H2O + … \(\to\) H2SO3

3. …. + HCl \(\to\) CuCl2 + H2O

4. FeO + … \(\to\) Fe + CO2.

Câu 10 : Viết các phương trình hóa học theo chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện nếu có):

FeS2 \(\to\) SO2 \(\to\) SO3 \(\to\) H2SO4 \(\to\) BaSO4

Câu 11: Lấy 10 gam CaCO3 và CaSO4 tác dụng với dung dịch HCl dư tạo thành 0,56 lít khí (đktc). Tính thành phần % theo khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu. (Ca = 40, C = 12, O = 16, S = 32).

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Đề số 6 – Chương 1 – Hóa học 9

I.Trắc nghiệm khách quan 

Câu 1: Số chất khí tạo ra khi cho dung dịch H2SO4 loãng lần lượt tác dụng với: Fe, Na2CO3, NaHCO3, FeO, Na2SO3 là:

A.2                                                      B.3

C.4                                                      D.5.

Câu 2: Có 3 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng một trong các chất rắn sau: BaCl2, NaHCO3, BaSO3. Thuốc thử dùng để nhận biết cả 3 chất là:

A.dung dịch HCl                               

B.dung dịch NaOH.

B.dung dịch Na2CO3                         

D.dung dịch H2SO4

Câu 3: Khi so sánh tính chất 2 dung dịch HCl và H2SO4 loãng, một học sinh cho kết luận như sau:

 

 

Dung dịch HCl

Dung dịch H2SO4 loãng

1

Cu

-

+

2

MgO

+

-

3

Na2CO3

-

+

4

BaCl2

-

\( \downarrow \)

 

Trong đó: dấu - không phản ứng, dấu + có phản ứng, dấu \( \downarrow \)  tạo kết tủa trắng.

Các kết luận sai là:

A.1, 2, 3.                            B.2, 3, 4.

C. 1, 2, 4.                           D. 1, 3, 4.

Câu 4: Để phân biệt 4 lọ mỗi lọ đựng một trong các dung dịch: HCl, NaCl, Na2SO4, H2SO4 người ta có thể sử dụng:

A.quỳ tím và dung dịch Ba(OH)2.

B. phenolphtalein và dung dịch BaCl2.

C. dung dịch Ba(OH)2.

D. sắt.

Câu 5: Trộn 600ml dung dịch NaCl 1M với 400ml dung dịch NaCl 2M.

Nồng độ của dung dịch NaCl thu được là:

A.1,5M                                   B. 1,4M

C. 1,3M                                  D. 1,6M.

Câu 6: Từ Cu, CuCO3 và dung dịch H2SO4 người ta có thể điều chế được khí nào trong các khí sau: H2, SO2, CO2, O2?

A. H2, SO2, CO2                                           

B. H2, CO2, O2

C. H2, SO2, O2                                   

D. SO2, CO2

Câu 7: Đơn chất nào sau đây khi tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nung nóng sản phẩm phản ứng chỉ gồm một chất khí và hơi nước?

A.Cacbon.                            B. Nhôm.

C. Đồng.                              D. Lưu huỳnh.

Câu 8: Cho dãy khí sau: H2, SO2, CO2, O2, CO, NO. Khí không có khả năng làm đục nước vôi trong là:

A. SO2, CO2, O2, CO.                        

B. H2, SO2, CO2, O2

­C. H2, O2, CO, NO                            

D. SO2, CO2, CO.

II.Tự luận 

Câu 9 : Cho các chất: SO2, CO2, CuO, MgO, Mg, H2O. Chọn chất thích hợp để điền vào chỗ trống trong các sơ đồ sau:

\(\eqalign{  & 1.{H_2}S{O_4} + N{a_2}S{O_3} \to N{a_2}S{O_4} + .... + ....  \cr  & 2....... + ........ \mathbin{\lower.3ex\hbox{\(\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}\)}} {H_2}S{O_3}  \cr  & 3.HCl + ...... \to MgC{l_2} + {H_2}O  \cr  & 4........ + AgN{O_3} \to Ag + Cu{(N{O_3})_2} \cr} \)

Câu 10 : Nêu nhưng tính chất hóa học giống nhau và khác nhau của bazo tan và bazo không tan. Minh học bằng các phương trình hóa học.

Câu 11 : Xác định công thức phân tử của hợp chất có thành ohaanf khối lượng như sau: H = 3,7%, P = 37,8%, O = 58,5% (Cho H = 1, P = 31, O = 16).

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Đề số 7 – Chương 1 – Hóa học 9

I.Trắc nghiệm khách quan 

Câu 1: Người ta có thể phân biệt 2 dung dịch Ca(OH)2 và NAOH bằng cách dùng:

A. Khí CO2                             

B. Khí CO

C. quỳ tím                              

D. phenolphtalein.

Câu 2: Chỉ dùng các chất Na2CO3, NaCL, Ca(OH)2, Na, H2O để điều chế trực tiếp NaOH. Số phương trình hóa học (kể cả phương trình điện phân) sẽ là:

A.2                                          B.3

C.4                                          D.5.

Câu 3: Cho biết độ pH của một số dung dịch như sau:

Dung dịch

I

II

III

IV

pH

12

3

1

9

Các dung dịch bazo là:

A.I, II.                                     B.II, IV.

C. I, IV.                                  D. II, III.

Câu 4: Để nhận ra 2 chất rắn, màu trắng là KOH, BaO đựng riêng trong 2 bình, người ta phải dùng:

A.Dung dịch phenolphtalein.

B.phương pháp nhiệt phân.

C. nước và CO2

D.quỳ tím ướt.

Câu 5: Để điều chế trực tiếp CuCl2 bằng phản ứng tổng quát nào sau đây là đúng (X: đúng, O: không đúng)?

 

Axit + bazo

Axit + oxit

Axit + kim loại

Axit + muối

Muối + muối

Kim loại + phi kim

A

X

X

X

O

O

X

B

O

O

X

X

O

O

C

O

O

O

X

X

X

D

X

X

O

X

X

X

Câu 6: Để chứng minh trong thành phần muối đồng (II) sunfat có nguyên tố đồng và góc sunfat người ta có thể dùng:

A.dung dịch NaOH

B.dung dịch BaCl2

C. kẽm và dung dịch BaCl2.

D. sắt.

Câu 7: Hãy chọn sơ đồ phản ứng thích hợp:

\(\eqalign{  & A.Fe{S_2}( + {O_2},{t^0}) \to S{O_2}( + {O_2},xt,{t^0})S{O_3}( + {H_2}O){H_2}S{O_4}  \cr  & B.Fe{S_2}( + {O_2},{t^0}) \to S{O_2}( + {H_2}O) \to {H_2}S{O_4}( + Ba{(OH)_2}) \to BaS{O_4}  \cr  & C.Fe{S_2}( + {O_2},{t^0}) \to S{O_2}( + {O_2},xt,{t^0}) \to S{O_3}( + {H_2}O) \to {H_2}S{O_3}  \cr  & D.Fe{S_2}( + {O_2},{t^0}) \to F{e_2}{O_3}( + ddHCl) \to FeC{l_3}( + NaOH) \to Fe{(OH)_2} \cr} \)

Câu 8: Số chất khí tạo ra khi cho dung dịch H2SO4 loãng lần lượt tác dụng với các chất: NaHCO3, Na2CO3, Zn, Ba(OH)2, Na2SO3, Cu là:

A.2                                          B.3

C.5                                          D.2

II.Tự luận 

Câu 9 :Viết các phương trình hóa học điều chế H2 từ Zn, dung dịch H2SO4, dung dịch HCl.Nếu dùng H2SO4 và HCl cùng số mol thì lượng khí H2 sinh ra trong trường hợp naog nhiều hơn?

Câu 10 : Trên bàn thí nghiệm có những chất rắn màu trắng: NaHCO3, K2CO3, CaCO3. Hãy trình bày cách tìm ra NaHCO3.

Viết phương trình hóa học. Giải thích hiện tượng (nếu có).

Câu 11 : Cho 3,04 gam hỗn hợp NaOH và KOH tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4, tạo ra 4,9 gam các muối sunfat. Tính khối lượng mỗi hidroxit trong hỗn hợp ban đầu. (Cho Na = 23, K = 39,5, S = 32, O = 16).

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Đề số 8 – Chương 1 – Hóa học 9

I.Trắc nghiệm khách quan 

Câu 1: Có những chất: Cu, Fe, CuCl2, CuO, Cu(OH)2, Cu(NO3)2.

Hãy chọn sơ đồ chuyển hóa đúng:

\(\eqalign{  & A.Cu \to Cu{(OH)_2} \to CuO \to CuC{l_2} \to Cu{(N{O_3})_2}  \cr  & B.Cu{(N{O_3})_2} \to CuO \to Cu{(OH)_2} \to CuC{l_2} \to Cu.  \cr  & C.Cu \to CuC{l_2} \to Cu{(OH)_2} \to CuO \to Cu{(N{O_3})_2}.  \cr  & D.CuO \to CuC{l_2} \to Cu \to Fe \to Cu{(N{O_3})_2}. \cr} \)

Câu 2: Cho các chất: CaCO3, CuSO4, MgCl2. Chất nào có thể điều chế bằng phản ứng giữa các muối?

A. CaCO3, CuSO4, MgCl2

B. CuSO4, MgCl2

C. CaCO3, MgCl2

D. CaCO3, CuSO4

Câu 3: Nếu chỉ dùng dung dịch NaOH người ta không  thể phân biệt được cặp dung dịch naog trong các cặp sau đây?

A. Na2SO4 - Fe2(SO4)3                        

B. NaCl - MgCl2

C. Na2SO4-BaCl2                                          

D. Na2SO4- CuSO4

Câu 4: Phản ứng sau đây: \({(N{H_4})_2}C{O_3} + Ca{(N{O_3})_2} \to CaC{O_3} \downarrow  + 2N{H_4}N{O_3}\)  thuộc loại phản ứng:

A. Hóa hợp.                                        

B. Trao đổi.

C. Phân hủy.                                      

D. Vừa trao đổi vừa hóa hợp.

Câu 5: Khi cho một thanh kẽm vào dung dịch CuSO4 sau một thời gian lấy thanh kẽm ra, cân lại dung dịch thì khối lượng dung dịch sau phản ứng sẽ (Cu = 64, Zn = 65).

A.tăng lên                                          B.giảm xuống.

C.không đổi.                                       D.tăng hay giảm còn tùy thuộc lượng kẽm tác dụng.

Câu 6: Khi nung CuCO3 phản ứng xảy ra theo phương trình:

\(CuC{O_3}({t^0}) \to CuO + C{O_2}\)

Để xác định phản ứng kết thúc người ta chỉ cần:

A.thấy có màu đen xuất hiện.

B.cho khí thoát ra sục vào dung dịch nước vôi trong thì sẽ thu được kết tủa.

C.Cân lại chất rắn màu đen, sau nhiều lần nung thì khối lượng vẫn bằng nhau.

D.cân lại chất rắn thì khối lượng sẽ giảm đi.

Câu 7: Cho V lít hỗn hợp CO, CO2 sục vào dung dịch nước vôi trong dư thu được một lượng kết tủa là m1 gam. Cũng cho hỗn hợp trên qua CuO nung nóng, sau đó sục vào dung dịch nước vôi trong dư thu được một lượng kết tủa là m2 gam.

So sánh m1 và m2 cho kết quả đúng là:

A.m1 > m2                                B.m1 = m2

C.m1 = 2m2                              D.m1 < m2.

Câu 8: Cho V lít dung dịch NaOH 1M tác dụng với V lít dung dịch H2SO4 1M sau phản ứng dung dịch tạo ra làm quỳ tím:

A. hóa đỏ

B. hóa xanh.

C. không đổi màu.

D. không màu.

II. Tự luận 

Câu 9 : Từ: Na2O, Fe2(SO4)3, H2O, H2.

Viết các phương trình hóa học (ghi rõ điều kiện) để điều chế Fe.

Câu 10 : Cho 1,2 gam Mg vào 100 gam dung dịch H2SO4 9,8%.

Tính nồng độ % của H2SO4 còn dư sau phản ứng.

Câu 11 :  Từ 40 tấn quặng pirit chứa 40% lưu huỳnh người ta sản xuất được 73,5 tấn dung dịch H2SO4 50%. Tính hiệu suất của quá trình sản xuất H2SO4 nói trên. (S = 32, H = 1, O = 16, Mg = 24).

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Đề số 9 – Chương 1 – Hóa học 9

Câu 1: Dãy các chất nào sau đây tan được trong nước?

\(\eqalign{  & A.CaC{O_3},Al,NaN{O_3},CO.  \cr  & B.N{a_2}S{O_4},Fe,NaN{O_3},CO.  \cr  & C.CaC{l_2},Al,B{a_2}C{O_3},NO.  \cr  & D.CaC{l_2},N{a_3}P{O_4},NaN{O_3},CuS{O_4}. \cr} \)

Câu 2: Sơ đồ nào sau đây được dùng để biểu thị sự chuyển hóa trực tiếp giữa các chất?

\(\eqalign{  & A.CuS{O_4} \to {H_2}S{O_4} \to Cu{(OH)_2}.  \cr  & B.S{O_3} \to {H_2}S{O_4} \to CuO  \cr  & C.CuC{l_2} \to Cu{(OH)_2} \to {H_2}S{O_4}  \cr  & D.CuS{O_4} \to Cu{(OH)_2} \to CuO. \cr} \)

Câu 3: Tổng hệ số cân bằng tối giản của phương trình hóa học.

\(Ag + {H_2}S{O_4}(d)({t^0}) \to AgS{O_4} + S{O_2} + {H_2}O\)

Là:

A.6                                          B.7

C.8                                          D.9.

Câu 4: Dung dịch H2SO4 đặc nguội:

A.có tính hút nước mạnh.

B.có thể tác dụng với bạc, đồng.

C. có thể tác dụng với sắt.

D.tan vô hạn trong nước tỏa rất nhiều nhiệt.

Chọn câu Sai.

Câu 5: Có 4 chất đựng riêng biệt trong 4 ống nghiệm như sau: CuO, Fe2O3, Cu, Al.

Thêm vào mỗi ống nghiệm một lượng dung dịch axit clohidric. Các chất có phản ứng là:

\(\eqalign{  & A.CuO,Cu,Al.  \cr  & B.F{e_2}{O_3},Cu,Al.  \cr  & C.Cu,F{e_2}{O_3},CuO.  \cr  & D.Al,F{e_2}{O_3},CuO. \cr} \)

Câu 6: Có những chất sau: H2O, NaOH, CO2, Na2O. Số cặp chất có thể phản ứng với nhau là:

A.2                                          B.3

C.4                                          D.5.

Câu 7: Cho 10 gam Cu vào 250 gam dung dịch AgNO3 4%. Khi lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17% so với ban đầu thì khối lượng kim loại sau phản ứng sẽ là:

A.11,4 gam                             B.11,08 gam.

C.10,76 gam                            D.9,68 gam.

Câu 8: Có 2 dung dịch không màu là Ca(OH)2 và NaOH. Để phân biệt 2 dung dịch này bằng phương pháp hóa học phải dùng:

A.dung dịch HCl

B.khí CO2

C.phenolphtalein.

D.quỳ tím.

Câu 9: Kim loại X tác dụng với H2SO4 loãng cho khí H2 và tạo muối của kim loại hóa trị III. Kim loại X là:

A.Cu                                       B.Na

C.Al                                        D.Fe.

Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 0,575 gam một kim loại kiềm vào nước. Để trung hòa dung dịch được cần 25 gam dun g dịch HCl 3,65%.

Đây là kim loại (Li = 7, Na = 23, K = 39, Rb = 85, H = 1, Cl = 35,5).

A.Li.                                        B.Na.

C.K                                         D.Rb.

Câu 11. Dung dịch Cu(NO3)2 lẫn tạp chất AgNO3. Có thjeer dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch Cu(NO3)2?

A.Mg                                       B.Cu

C.Fe                                        D.Ag.

Câu 12: Cho phương trình hóa học sau: Na2CO3 + 2HCl \(\to\) NaCl + X. X là:

A.CO                                      B.Cl2

C.CO2                                     D.NaHCO3.

Câu 13. Dãy kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là:

A.Na, Fe                                 B.K, Na

C.Al, Cu                                  D.Mg, K.

Câu 14: Có 2 chất bột khan trắng CaO và Al2O3 thuốc thử để phân biệt được 2 chất bột là:

A.dung dịch HCl

B.NaCl

C.H2O

D.giấy quỳ tím khô.

Câu 15: Cho 7,28 gam một kim loại hóa trị II, tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl thu được 2,912 lit khí (đktc).

Đó là kim loại (Zn = 65, Fe = 56, Cu = 64, Cd = 112)

A.Zn                                        B.Fe

C.Cu                                        D.Cd.

Câu 16: Đơn chất khi tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc, nóng chỉ sinh ra một chất khí và hơi nước là:

A.S                                          B.Fe

C.Cu                                        D.Ag.

Câu 17: Trong phản ứng: \(F{e_2}{O_3} + 3CO({t^0}) \to 2FeO + 3C{O_2}\)

Fe2O3 là chất:

A.oxi hóa.

B.chất khử

C.vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử

D.tạo muối.

Câu 18: Khí SO2 tác dụng được với dung dịch NaOH vì:

A.Khí SO2 có tính axit.

B.NaOH tan mạnh trong nước.

C.Đó là một phản ứng hóa hợp.

D.Có khả năng tạo muối trung hòa.

Câu 19: Biết ở 25 độ C độ tan của NaCl là 36 gam. Cũng ở 25 độ C khi thêm 1 gam NaCl vào 100 gam dung dịch đó thì:

A.không có NaCl được tách khỏi dung dịch.

B.có 1 gam NaCl tách ra khỏi dung dịch.

C.có 36 gam NaCl tách ra khỏi dung dịch.

D.có 37 gam NaCl tách ra khỏi dung dịch.

Câu 20: Có các khí sau: CO, CO2, H2, Cl2, N2.

Nhóm gồm các khí đều cháy được trong không khí là:

A.CO, CO2

B.CO, H2.

C.N2, CO2.

D.H2, CO2.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Đề số 10 – Chương 1 – Hóa học 9

Câu 1: Có ống nghiệm đựng các dung dịch: CuSO4, FeSO4, K2CO3. Lần lượt cho dung dịch NaOH vào mỗi ống nghiệm. Dung dịch NaOH phản ứng với:

A.CuSO4, FeSO4.      

B.CuSO4

C. FeSO4                                            

D. CuSO4, FeSO4, K2CO3

Câu 2: Cho 0,2 mol khí SO2 vào dung dịch có chứa 0,3 mol KOH, sau khi phản ứng kết thúc dung dịch có:

A.KHSO3                                            B.K2SO3

C.KHSO3 và K2SO3                           D.K2SO4

Câu 3: Cho 5,6 gam sắt vào dung dịch HCl (dư) thể tích khí H2 thoát ra (đktc) là (Fe = 56):

A.5,6 lít                                                     B.3,36 lít

C.4,48 lít                                                    D. 2,24 lít.

Câu 4: Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo thành sản phẩm khí?

A.BaO và dung dịch HCl

B.Ba(OH)2­ và dung dịch HNO3

C.BaCO3 và dung dịch HCl

D.BaCl2 và dung dịch H2SO4.

Câu 5: Cho phản ứng: \(FeO + Mn({t^0}) \to MnO + X\)

X là chất nào trong số chất sau?

A.Fe                                        B.Fe2O3

C.Fe3O4                                   D.FeO.2Fe2O3.

Câu 6: Thêm 8 gam SO vào 92 gam dung dịch H2SO4 10%. Dung dịch sau cùng có C% là:

A.18%                                     B.17,2%

C.19%                                     D.10%.

Câu 7: Khi cho CaO vào nước thu được:

A.chất không tan Ca(OH).

B.dung dịch Ca(OH)2.

C.chất không tan Ca(OH)2, nước.

D.dung dịch Ca(OH)2 và chất không tan Ca(OH)2.

Câu 8: Đề phân biệt các dung dịch: BaCl2, Ba(OH)2, Ba(NO3)2 người ta có thể sử dụng:

A.dung dịch H2SO4

B.quỳ tím.

C.phenolphtalein.

D,quỳ tím và AgNO3.

Câu 9: Có bao nhiêu chất không tan được tạo ra khi trộn các dung dịch sau theo từng cặp: CuSO4, Fe2(SO4)3, NaOH, BaCl2?

A.3                                          B.4

C.5                                          D.6.

Câu 10: Cho phương trình hóa học sau:

(?)H2SO4 (đặc, nóng) + (?)Cu \(\to\) CuSO4 + SO2 + H2O

Hệ số thích hợp đặt vào dấu (?) trong phương trình họa học trên lần lượt là:

A.1,2                                       B.3,2

C.2,3                                       D.2,1.

Câu 11: Khi cho bột kẽm dư vào dung dịch CuSO4, sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng dung dịch:

A.không đổi                            B.tăng

C.giảm                                     D.không xác định được.

Câu 12: Sự chuyển hóa nào sau đây không phù hợp?

\(\eqalign{  & A.C( + {O_2},{t^0}) \to C{O_2}( + ddNaOH) \to NaHC{O_3}  \cr  & B.Fe{S_2}( + {O_2},{t^0}) \to Fe( + ddHCl) \to FeC{l_2}  \cr  & C.FeC{l_2}( + ddNaOH) \to Fe{(OH)_2}({t^0}) \to FeO  \cr  & D.AgN{O_3}( + ddHCl) \to AgCl({t^0}) \to Ag \cr} \)

Câu 13. Dãy các kim loại được xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần là:

A. K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe.

B. Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn.

C. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K.

D. Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe.

Câu 14: Đốt một kim loại (hóa trị II) trong bình kín đựng khí clo, thu được 28,5 gam muối clorua và nhận thấy thể tích khí clo trong bình giảm 6,72 lít (đktc).

Tên của kim loại đã dùng là: (Cu = 64, Zn = 65, Ca = 40, Mg = 24, Cl = 35,5)

A. Đồng                                              B. Kẽm

C. Canxi                                              D. Magie.

Câu 15: Khi làm thí nghiệm, có những khí thải độc hại riêng biệt sau: H2S, HCl, SO2. Để khử độc có thể sục mỗi khí trên vào:

A.Dung dịch NaOH (dư).

B.Dung dịch H2SO4.

C.Dung dịch NaCl.

D.Giấy lọc có tẩm dung dịch NaOH.

Câu 16: Trong các kim loại: Al, Ag, Au, Fe, Cu thì kim loại dẫn điện tốt nhất là:

A.Cu                                                   B.Ag

C.Al                                                    D. Fe

Câu 17: Chất dùng để nhận biết dung dịch H2SO4 đặc, nguội và dung dịch HCl là:

A.Fe                                                    B.Cu

C.NaOH                                              D.Na2O.

Câu 18: Dãy nào sau đây gồm các chất đều phản ứng với dung dịch HCl tạo sản phẩm có chất khí?

A.NaOH, Al, Zn.

B.Fe(OH)2, Fe, MgCO3.

C.CaCO3, Al2O3, K2SO3.

D.BaCO3, Mg, K2SO3.

Câu 19: Trường hợp nào sau đây có phản ứng tạo ra sản phẩm là chất kết tủa màu xanh?

A. Cho Al vào dung dịch HCl.

B. Cho Zn vào dung dịch AgNO3.

C. Cho dung dịch KOH vào dung dịch FeCl3.

D. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Cu

Câu 20: Dùng dung dịch nào sau đây để làm sạch Cu lẫn Al, Fe ở dạng bột?

A.H2SO4 lãng dư.

B.FeCl2

C.CuSO4

D.AgNO3.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Đề số 11 – Chương 1 – Hóa học 9

Câu 1: Phương trình phản ứng nào sau đây viết sai?

\(\eqalign{  & A.F{e_2}{(S{O_4})_3} + 6NaOH \to 2Fe{(OH)_3} + 3N{a_2}S{O_4}  \cr  & B.Cu + 2HCl \to CuC{l_2} + {H_2}O  \cr  & C.2Fe + 6{H_2}S{O_4}(dac) \to F{e_2}{(S{O_4})_3} + 3S{O_2} + 6{H_2}O  \cr  & D.N{a_2}S{O_4} + BaC{l_2} \to BaS{O_4} + 2NaCl \cr} \)

Câu 2: Có các chất: Al, Fe, CuO, MgSO4 đựng riêng biệt trong từng bình. Cho lần lượt từng chất vào dung dịch HCl. Số phản ứng xảy ra là:

A.2                                          B.1

C.3                                          D.4.

Câu 3: Trộn 0,1 mol AgNO3 với 0,1 mol HCl, dung dịch tạo ra làm quỳ tím đổi sang

A.màu đỏ                                B.màu xanh

C.không màu                           D.màu trắng.

Câu 4: Thể tích khí CO2 bay ra (đktc) khi cho 12,6 gam NaHCO3 tác dụng với một lượng dư dung dịch HNO3 là (H = 1, C = 12, O = 16, Na = 23)

A.3,36 lít                                 B.5,6 lít

C.2,24 lít                                 D.1,12 lít.

Câu 5: Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo thành muối kết tủa?

A.Na2O và dung dịch H2SO4

B.CuSO4 và dung dịch BaCl2

C.NaOH và dung dịch H2SO4

D.NaOH và dung dịch BaCl2.

Câu 6: Để xác minh sự có mặt của khí SO2 trong một hỗn hợp gồm các khí: SO2, NO, CO ta cho hỗn hợp sục vào nước côi trong dư, nếu có kết tủa trắng xuất hiện chứng tỏ trong hỗn hợp đó có mặt SO2. Hãy chọn một trong số các chất sau để thay cho nước vôi trong (vẫn tạo kết tủa trắng)

A.dung dịch Ba(OH)2.

B.dung dịch Na2CO3.

C.dung dịch NaOH.

D.dung dịch NaHSO3.

Câu 7: Các oxit ZnO, CuO, Fe2O3 tác dụng với dung dịch axit vì:

A.đó là những oxit lưỡng tính.

B.chúng không tan trong nước.

C.đó là những oxit có tính bazo.

D.chúng không phải là oxit của kim loại hoạt động mạnh.

Câu 8: Dãy các kim loại được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hóa học giảm dần là:

A.Al, Fe, Cu, Ag.

B.Cu, Fe, Ag, Al.

C.Ag, Cu, Al, Fe.

D.Fe, Al, Ag, Cu.

Câu 9: Để trung hòa 50 gam đung dịch HCl 3,65% cần vừa đủ m gam dung dịch NaOH 4%. Giá trị của m bằng: (H = 1, Cl = 35,5, Na = 23, O = 16)

A.100                                      B.75

C.25                                        D.50

Câu 10: CaO tác dụng được với CO2 vì:

A.CaO là chất oxi hóa, còn CO2 là chất khử.

B.CaO là oxit bazo, còn CO2 là oxit axit.

C.tạo ra CaCO3 không tan trong nước.

D.CaO và CO2 đều tan được trong nước.

Câu 11: Trong một loại oxit sắt, người ta xác định được thành phần của sắt theo khối lượng là 70%. Công thức của oxit sắt đó là: (Fe = 56, O = 16)

A.FeO                       B.Fe2O3

C.Fe3O4                    D.Fe2O3 hay Fe3O4.

Câu 12: Tính chất nào sau đây nói lên Na có tính kim loại mạnh hơn Mg?

A.Mg không cháy trong không khí còn Na cháy được.

B.Mg không tác dụng với dung dịch axit còn Na tác dụng.

C.Na tác dụng được với Cl2 còn Mg thì không.

D.Ở điều kiện thường Na tác dụng được với nước còn Mg thì không.

Câu 13: Để phản ứng giữa một bazo với muối xảy ra thì:

A.chất tạo thành phải không tan trong nước.

B.dung dịch tạo ra phải có pH bé hơn 7.

C.chất tạo thành phải làm quỳ tím hóa xanh.

D.chất tạo thành phải không phải là chất khí.

Câu 14: lưu huỳnh ddioxxit được tạo thành từ cặp chất nào sau đây?

A.CaSO3 và HCl                                

B.CaSO4 và HCl

C.CaSO3 và NaOH                            

D.CaSO3 và NaCl.

Câu 15: Sự chuyển hóa trực tiếp nào sau đây không hợp lí?

\(\eqalign{  & A.F{e_2}{O_3} \to Fe{(N{O_3})_3} \to Fe{(OH)_3}  \cr  & B.Fe{(OH)_3}({t^0}) \to F{e_2}{O_3} \to F{e_2}{(S{O_4})_3}  \cr  & C.F{e_2}{(S{O_4})_3} \to FeC{l_3} \to Fe{(OH)_3}  \cr  & D.Fe{(N{O_3})_3} \to F{e_2}{(S{O_4})_3} \to F{e_2}{O_3}. \cr} \)

Câu 16: Người ta có thể loại bỏ bột nhôm lẫn vào bột magie bằng cách dùng:

A.dung dịch HCl dư

B.MgCl2 dư.

C.dung dịch NaOH dư.

D.dung dịch CuSO4.

Câu 17: Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các oxit bazo?

A.CuO, CO, Mg, CaO.

B.CuO, CaO, MgO, Na2O.

C.CaO, CO2, K2O, Na2O.

D.K2O, MnO, FeO, NO.

Câu 18: Lượng BaO cần cho vào nước ddeeer được 50 gam dung dịch Ba(OH)2 3,42% là (Ba = 137, H = 1, O = 16)

A.2,29gam                              B.1,37 gam

C.3,06 gam                              D.1,53 gam.

Câu 19: Đơn chất nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra chất khí?

A.Cacbon                                B.Sắt

C.Đồng                                   D.Bạc

Câu 20. Dãy nào sau đây gồm các chất đều phản ứng với dung dịch NaOH (dw) tạo sản phẩm chỉ là dung dịch không màu?

A.H2SO4, CO2, FeCl2.

B.SO2, CuCl2, HCl

C.SO2, HCl, NaHCO3.

D.ZnSO4, FeCl3, SO2.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Đề số 12 – Chương 1 – Hóa học 9

Câu 1: Phương trình hóa học nào sau đây không phù hợp?

\(\eqalign{  & A.2S{O_2} + {O_2} \to 2S{O_3}({V_2}{O_5},{450^0}C)  \cr  & B.Cu + 2HCl \to CuC{l_2} + {H_2} \uparrow   \cr  & C.CuO + 2HCl \to CuC{l_2} + {H_2}O  \cr  & D.2Na + 2{H_2}O \to 2NaOH + {H_2} \uparrow  \cr} \)

Câu 2: Cho phương trình hóa học: Cu + 2H2SO4 \(\to\) CuSO4 + SO2 + 2H2O.

Điều kiện để phản ứng xảy ra theo phương trình trên là dung dịch H2SO4.

A.phải đặc và nung nóng.

B.phải loãng.

C.có nồng độ bất kì.

D.phải đặc và nguội.

Câu 3: Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo thành muối và nước?

A.Ca và dung dịch H2SO4.

B.CaO và dung dịch H2SO4.

C.Ca(NO3)2 và dung dịch NaOH.

D.MgCl2 và dung dịch NaOH.

Câu 4: Trộn đều dung dịch chứa 0,1 mol NaOH với dung dịch chứa x mol H2SO4. Để dung dịch tạo ra làm hồng phenolphtalein hóa hồng thì

A.x = 0,1 mol                         

B.0,05mol < x < 0,1mol

C.x > 0,1mol                          

D.x < 0,05 mol.

Câu 5: Thể tích khí H2 giải phóng (ở đktc) khi cho 0,24 gam Mg tác dụng với 20 gam dung dịch HCl 3,65% là (Mg = 24, H = 1, Cl = 35,5)

A.0,224 lít                               B.2,24 lít

C.0,336 lít                               D.0,112 lít.

Câu 6: Cho các phương trình hóa học:

\(\eqalign{  & (1)Fe + Pb{(N{O_3})_2} \to Fe{(N{O_3})_2} + Pb  \cr  & (2)Fe + Cu{(N{O_3})_2} \to Fe{(N{O_3})_2} + Cu  \cr  & (3)Pb + Cu{(N{O_3})_2} \to Pb{(N{O_3})_2} + Cu  \cr  & (4)Cu + 2AgN{O_3} \to Cu{(N{O_3})_2} + 2Ag \cr} \)

Dãy các kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần mức độ hoạt động hóa học là:

A.Pb, Fe, Ag, Cu.

B.Fe, Pb, Ag, Cu.

C.Ag, Cu, Pb, Fe.

D.Ag, Cu, Fe, Pb.

Câu 7: Một học sinh viết các công thức hóa học sau: ZnCl3, Al2O, Fe(NO3)3, NaHSO4, Fe(SO4)3. Các công thức viết sai là:

A.Al2O, Fe(NO3)3, NaHSO4

B. ZnCl3, Fe(NO3)3, Fe(SO4)3.

C. ZnCl3, Al2O, NaHSO4.

D. ZnCl3, Al2O, Fe(SO4)3.

Câu 8: Có các dung dịch: H2SO4 loãng, NaOH, NaCl.

Độ pH của các dung dịch được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là:

A.H2SO4 loãng < NaOH < NaCl.

B. H2SO4 loãng < NaCl < NaOH.

C.NaCl < NaOH < H2SO4 loãng.

D.NaOH < NaCl < H2SO4 loãng.

Câu 9: Để có dung dịch H2SO4 loãng từ H2SO4 đặc, người ta rót

A.H2SO4 đặc từ từ vào nước và khuấy đều.

B.nước từ từ vào H2SO4 đặc và khuấy đều.

C.H2SO4 đặc từ từ vào H2SO4 loãng và khuấy đều.

D.nhanh H2O vào H2SO4 .

Câu 10: Ngâm một lá kẽm trong 100ml dung dich AgNO3 0,1M.

Sau khi phản ứng kết thúc khối lượng lá kẽm tăng là (Zn = 65, Ag = 108)

A.9,5 gam                               B.0,755 gam

C.1,5 gam                                D.0,5 gam.

Câu 11: Để phân biệt bột Al và bột Mg, người ta hòa tan lần lượt mỗi chất trên vào dung dịch chất X, trong đó Al tan được còn Mg không tan. X là chất nào trong các chất sau?

A.AgNO3                                B. H2SO4 loãng

C.NaOH                                  D.MgSO4.

Câu 12: Dãy các kim loại không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là:

A.Na, Fe, Al.                          B.K, Na, Ca.

C.Al, Cu, Ag.                          D.Mg, K, Ca.

Câu 13: Biết ở 250C độ tạn của AgNO3 là 222 gam. Ở điều kiện đó, nồng độ % của dung dịch AgNO3 sẽ là:

A.22,2%                                  B.68,94%

C.11,1%                                  D.45%.

Câu 14: Kim loại nào sau đây không tác dụng với H2SO4 đặc nguội?

A.Al                                        B.Ag

C.Cu                                        D.Zn.

Câu 15: Na2CO3 có thể phản ứng với

A.HCl                                     B.NaOH

C.KNO3                                  D.Mg.

Câu 16: Hòa tan hoàn toàn 2,73 gam một kim loại kiềm vào nước thu được dung dịch có khối lượng lớn hơn lượng nước ban đầu là 2,66 gam.

Đó là  kim loại (Na = 23, K = 39, Rb = 85, Cs = 133, H = 1)

A.Na                                       B.K

C.Rb                                        D.Cs.

Câu 17: Để pha chế 100 gam dung dịch H2SO4 9,8% từ H2SO4 khan và nước thì lượng nước phải dùng là:

A.90,2 gam                             B.109,8 gam

C.9,8 gam                                D.100 gam.

Câu 18: Trong những dãy oxit sau, dãy gồm các chất tác dụng được với nước để tạo ra dung dịch kiềm là:

A.CuO, CaO, Na2O, K2O.

B.CaO, Na2O, K2O, BaO.

C.Na2O, BaO, CuO, MnO2.

D.MgO, Fe2O3, ZnO, PbO.

Câu 19: Cacbon ddioxxit được tạc thành từ cặp chất nào sau đây?

A.CaCO3 và HCl.                  

B.CaSO3 và HCl.

C.NaHSO3 và NaOH.            

D.CaCO3 và NaCl.

Câu 20: Trương hợp nào sau đây có phản ứng tạo sản phẩm là dung dịch làm đỏ giấy quỳ tím?

A.Trộn 0,1 mol khí CO2 vào 0,3 mol NaOH.

B.Trộn dung dịch chứa 0,1 mol HCl với 0,1 mol KOH.

C.Trộn dung dịch chứa 0,1 mol H2SO4 với 0,1 mol NaOH.

D.Dẫn 0,1 mol khí HCl (đktc) vào dung dịch chứa 0,5 mol Na2CO3.

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”