Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Chương IV - Phần 2 - Sinh học 10

Câu 1. Các hoạt động của NST trong giẩm phân 1?

Câu 2. Tại sao các NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau?

Lời giải

Câu 1.

Giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp ( mỗi lần cũng gồm 4 kì như nguyên phân ) nhưng trong đó NST chỉ nhân đôi 1 lần ở kì trung gian lần phân bào 1

* Lần phân bào 1

Kì trung gian

- Đầu kì trung gian NST ở dạng sợi mảnh, duỗi xoắn

- Bước vào kì trung gian: trung thể nhân đôi, NST nhân đôi -> tạo thành NST kép ( gồm 2 cromatit giống hệt nhau và dính nhau ở tâm động )

Kì đầu-Màng nhân, nhân con biến mất-Sợi tơ thoi phân bào xuất hiện nối liền hai cực tế bào-NST đóng xoắn lên có hình thái rõ rệt-Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp nhau thành từng cặp-các NST kép dính vào sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động

Kì giữa                                                                                                     

- Các NST kép đóng xoắn và co ngắn cực đại ( có hình dạng dặc trưng )

- Các cặp NST kép tương đồng tập trung và xếp song song thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

Kì sau

- Từng NST kép trong cặp tương đồng tách nhau và phân li độc lập về hai cực của tếbào

Kì cuối

- Sợi tơ của thoi phân bào biến mất, màng nhân và nhân con xuất hiện trở lại. Tế bào chất phân chia thành 1 TB con khác TB mẹ ( n NST kép )

Câu 2. Vì:

Khi NST giãn xoắn thì chúng như những sợi chỉ dài, chúng dễ va chạm nhau gây đứt gãy và rối trong quá trình di chuyển, làm ảnh hưởng đến vật chất di truyền bên trong. Chính vì vậy, NST phải co xoắn tối đa để đảm bảo cho vật chất di truyền bên trong nó được thu gọn lại, không bị rối cũng như đứt gãy do va chạm, giúp cho quá trình di chuyển của NST về hai cực tế bào được thuận tiện hơn.


Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”