Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Chương I - Phần tiến hóa - Sinh 12

Câu 1: Người đầu tiên xây dựng một học thuyết có hệ thống về sự tiến hoá của sinh giới      

A. Darwin.                  B. Lamarck.                 C. Kimura.                 D. Hardy.

Câu 2: Người đầu tiên nêu ra vai trò của ngoại cảnh trong sự tiến hoá của sinh vật là

A. Lamarck.                B. Darwin.                   C. Kimura.           D. Linner

Câu 3: Cánh chim tương đồng với cơ quan nào sau đây? 

A. Cánh dơi                B. Vây cá chép                         C. Cánh bướm           D. Cánh ong

Câu 4: Theo Lamarck, nguyên nhân chính làm cho loài biến đổi dần dà liên tục là

A. tác động của tập quán sống.

B. ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi.

C. yếu tố bên trong cơ thể. 

D. tác động của đột biến.

Câu 5: Cơ chế tiến hóa theo Lamarck là 

A. sự di truyền các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động. 

B. sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.

C. loài mới hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh. 

D. loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng từ l gốc chung. 

Câu 6: Giải thích nào sau đây là của Lamarck về loài huơu cao cổ ?

A. Chỉ có biến dị cổ cao mới lấy được thức ăn trên cao.

B. Hươu cao cổ vì có tập quán vươn cổ lên cao để lấy thức ăn nên cổ dài ra.

C. Các biến dị cổ ngắn, cổ vừa bị đào thải, chỉ còn biến dị cổ cao. 

D. Biến dị cổ cao là thích nghi với thức ăn trên cao.

Câu 7: Người đầu tiên đưa ra khái niệm về biến dị cá thể là

A. Lamarck.                B. Mendel.                  C. Darwin.                     D. Xanh Hile.

Câu 8: Thuật ngữ lần đầu tiên được Darwin nêu ra là

A. Tiến hoá.          B. Hướng tiến hoá.         C. Biến dị cá thể.         D. Sự thích nghi của sinh vật.

Câu 9: Theo Darwin, đặc điểm của biến dị cá thể là 

A. xảy ra theo một hướng xác định.                

B. xuất hiện tương ứng với điều kiện của môi trường. 

C. mang tính riêng lẻ ở từng cá thể.                 

D. không di truyền được. 

Câu 10: Theo quan điểm của di truyền học hiện đại thì loại biến dị xác định mà Darwin đã nêu ra trước đây gọi là

A. thường biến.                                               B. đột biến của cấu trúc NST. 

C. đột biến số lượng NST.                              D. đột biến gene.

Câu 11: Theo Darwin chọn lọc nhân tạo bắt đầu từ khi 

A. sự sống xuất hiện.                          B. loài người bắt đầu biết trồng trọt, chăn nuôi.

C. loài người xuất hiện.                      D. khoa học chọn giống được hình thành.

Câu 12: Động lực của chọn lọc nhân tạo là

A. nhu cầu thị hiếu nhiều mặt của con người.           

B. bản năng sinh tồn vật nuôi và cây trồng.

C. sự đào thải các biến dị không có lợi.

D. sự tích lũy các biến dị có lợi.

Câu 13: Kết quả của chọn lọc nhân tạo là tạo ra

A. các loài mới.           B. các chi mới.             C. các họ, bộ mới.      D. các thứ mới, nòi mới

Câu 14: Nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vât nuôi và cây trồng là

A. chọn lọc tự nhiên.                                      B. chọn lọc nhân tạo.

C. sự thích nghi với môi trường.                    D. phân li tính trạng

Câu 15: Theo Darwin, nhân tố chính dẫn đến tạo ra các loài sinh vật mới trong tự nhiên là 

A. chọn lọc nhân tạo.                                      B. chọn lọc tự nhiên. 

C. sự thay đổi của các điều kiện sống.            D. biến dị cá thể.

Câu 16 Theo Darwin, đối tựơng tác động của chọn lọc tự nhiên là

A. cá thể.                B. quần thể.                      C. quần xã.                     D. hệ sinh thái

Câu 17: Theo Darwin, động lực của chọn lọc tự nhiên là

A. các tác nhân của điều kiện sống trong tự nhiên.

B. đấu tranh sinh tồn của sinh vật.

C. sự đào thải các biến dị không có lợi.

D. sự tích lũy các biến dị có lợi. 

Câu 18: Theo Darwin, nội dung của chọn lọc tự nhiên là

A. tích luỹ những biến dị có lợi cho con người, đào thải biến dị có hại cho con người.

B. tích luỹ biến dị có lợi cho sinh vật, đào thải biến dị có hại cho con người.

C. tích luỹ biến dị có lợi cho con người, đào thải biến dị có hại cho sinh vật.

D. tích luỹ những biến dị có lợi cho sinh vật, đào thải những biến dị có hại cho sinh vật.

Câu 19: Điểm giống nhau giữa chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo là

A. đều có động lực là nhu cầu của con người.

B. đều dựa trên cơ sở của tính biến dị và tính di truyền của sinh vật. 

C. đều dẫn đến tạo ra nhiều loài mới.                 

D. đều là động lực tiến hoá của mọi sinh vật trong tự nhiên.

Câu 20: Mặt tồn tại trong thuyết tiến hoá của Darwin là

A. chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền.

B. chưa giải thích được tính thích nghi của sinh vật.

C. chưa giải thích được nguyên nhân và cơ chế của hiện tượng biến dị và di truyền.

D. chưa giải thích được tính đa dạng phong phú của sinh vật.

Lời giải

1 2 3 4 5
B A A B C
6 7 8 9 10
B C C C A
11 12 13 14 15
B A D C B
16 17 18 19 20
A B D B C

Bài Tập và lời giải

Bài 1 trang 35 SBT sử 9

Câu 1-2

1. Để khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu đã

A. Quốc hữu hoá các xí nghiệp

B. Thực hiện cải cách ruộng đất

C. Nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo “kế hoạch Phục Hưng Châu Âu”

D. Đẩy mạng buôn bán với các nước Tây Âu.

Xem lời giải

Bài 2 trang 36 SBT sử 9

Đề bài

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô ☐ trước câu trả lời sau:

1. ☐ Trong những năm 1948-1951, nền kinh tế các nước Tây Âu được khôi phục nhưng ngày càng lệ thuộc vào Mĩ.

2. ☐ Từ những năm 60 và 70 của thế kỉ XX, sản xuất Công nghiệp Cộng hoà Liên bang Đức đã vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản chủ nghĩa.

3. ☐ Do được củng cố thế lực, giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước Tây Âu tìm cách thu hẹp các quyền tự do dân chủ, xoá bỏ cải cách tiến bộ trước đây.

4. ☐ Đến nay, Liên minh Châu Âu là một liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới, có tổ chức chặt chẽ nhất và trở thành một trong ba trung tâm kinh tế của thế giới.

5. ☐ Hội nghị cấp cao tại Maxtrich (Hà Lan) đánh dấu một mốc mang tính quyết định của quá trình liên kết quốc tế ở Châu Âu.

Xem lời giải

Bài 4 trang 37 SBT sử 9

Đề bài

Các sự kiện dưới đây, sự kiện nào nằm trong quá trình hình thành Liên minh châu Âu?

A. Năm 1946, 16 nước Châu Âu nhận viện trợ kinh tế của Mĩ 

B. Sự ra đời của “Cộng Đồng than - thép châu Âu” tháng 4-1951.

C. “Cộng đồng nguyên tử năng lượng Châu Âu” được thành lập tháng 3 - 1975.

D. “Cộng đồng kinh tế châu Âu ra đời.

E. Cộng Hoà Dân Chủ Đức sáp nhập vào Cộng hoà Liên bang Đức ngày 3-10-1990.

F. Tháng 7-1976, Cộng đồng than – thép Châu Âu, Công đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu và Cộng Đồng Kinh tế Châu Âu sáp nhập với nhau thành Cộng đồng Châu Âu (EC), đến tháng 12-1991, đổi thành liên minh Châu Âu (EU).

Xem lời giải

Bài 5 trang 38 SBT sử 9

Đề bài

Tác động của chiến tranh thế giới thứ hai đến các nước Tây Âu như thế nào?

Xem lời giải

Bài 6 trang 38 SBT sử 9
Vì sao có xu hướng liên kết khu vực giữa các nước Tây Âu?

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”