Đề kiểm tra 15 phút - Chương I - Phần tiến hóa - Sinh 12

Bài Tập và lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Chương I - Phần tiến hóa - Sinh 12

Câu 1: Cơ quan tương đồng là những cơ quan

A.có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.

B.cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có thể thực hiện các chức năng khác nhau.

C.cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.

D.có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

Câu 2: Cơ quan tương tự là những cơ quan

A.có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.

B.cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

C.cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.

D.có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

Câu 3: Trong tiến hoá các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh

A. sự tiến hoá phân li.

B. sự tiến hoá đồng quy.

C. sự tiến hoá song hành.

D. phản ánh nguồn gốc chung.

Câu 4. Trong tiến hoá các cơ quan tương tự có ý nghĩa phản ánh

A. sự tiến hoá phân li.

B. sự tiến hoá đồng quy.

C. sự tiến hoá song hành.

D. nguồn gốc chung.

Câu 5: Bằng chứng sinh học phân tử là dựa vào các điểm giống nhau và khác nhau giữa các loài về

A. cấu tạo trong của các nội quan.

B. các giai đoạn phát triển phôi thai.

C. cấu tạo pôlipeptit hoặc pôlinuclêôtit.

D. đặc điểm sinh học và biến cố địa chất.

Câu 6: Bằng chứng địa lí – sinh vật học về tiến hóa dẫn đến kết luận quan trọng nhất là

A.sinh vật giống nhau do ở khu vực địa lí như nhau.

B. sinh vật chung nguồn gốc, phân hóa do cách li địa lí.

C. trước đây, các lục địa là một khối liền nhau.

D. sinh vật khác nhau do sống ở khu địa lí khác nhau.

Câu 7: Bằng chứng quan trọng nhất thể hiện nguồn gốc chung của sinh giới là

A. bằng chứng địa lí sinh vật học.

B. bằng chứng phôi sinh học.

C. bằng chứng giải phẩu học so sánh.

D. bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.

Câu 8: Hai cơ quan tương đồng là

A. gai của cây xương rồng và tua cuốn ở cây đậu Hà Lan

B. mang của loài cá và mang của các loài tôm.

C. chân của loài chuột chũi và chân của loài dế nhũi.

D. gai của cây hoa hồng và gai của cây xương rồng.

Câu 9: Bằng chứng tiến hoá không chứng minh các sinh vật có nguồn gốc chung là

A. cơ quan thoái hoá

B. sự phát triển phôi giống nhau

C. cơ quan tương đồng

D. Cơ quan tương tự

Câu 10: Theo Lamac nguyên nhân tiến hoá là do

A. chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.

B. ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân làm cho các loài biến đổi.

C. ảnh hưởng của quá trình đột biến, giao phối.

D. ngoại cảnh luôn thay đổi và tác nhân gây ra đột biến và chọn lọc tự nhiên

Câu 11: Theo Đacuyn, loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian

A. và không có loài nào bị đào thải.

B. dưới tác dụng của môi trường sống.

C. dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân ly tính trạng từ một nguồn gốc chung.

D. dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá.

Câu 12: Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Đacuyn là chưa

A. hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.

B. giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật.

C. đi sâu vào các con đường hình thành loài mới.

D. làm rõ tổ chức của loài sinh học.

Câu 13: Giải thích mối quan hệ giữa các loài Đacuyn cho rằng các loài

A. là kết quả của quá trình tiến hoá từ rất nhiều nguồn gốc khác nhau.

B. là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung.

C. được biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện nhưng có nguồn gốc khác nhau.

D. đều được sinh ra cùng một thời điểm và đều chịu sự chi phối của chọn lọc tự nhiên.

Câu 14: Phát biểu nào dưới đây là không đúng:    

A. Điều kiện sống của loài khỉ thay đổi, một cơ quan nào đó sẽ mất dần chức năng ban đầu, tiêu giảm dần và chỉ để lại một vài vết tích ở vị trí xưa kia của chúng tạo nên cơ quan thoái hoá    

B. Trường hợp một cơ quan thoái hoá lại phát triển mạnh và biểu hiện ở một cá thể nào đó gọi là lại tổ   

C. Hiện tượng tương đồng và tương tự là hai hiện tượng hoàn toàn trái ngược nhau, không bao giờ tìm thấy những sự trùng hợp giữa hai hiện tượng này    

D. Một số hiện tượng thoái hoá và hiện tượng lại tổ chứng tỏ động vật cũng như thực vật có nguồn gốc lưỡng tính về sau mới phân hoá thành đơn tính

Câu 15: Bằng chứng nào sau đây không được xem là bằng chứng sinh học phân tử? 

A. Protein của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại acid amin. 

B. ADN của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ 4 loại nucleotide. 

C. Mã di truyền của các loài sinh vật đều có đặc điểm giống nhau. 

D. Các cơ thể sống đều được cấu tạo bởi tế bào.

Câu 16: Hiện nay, tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào. Đây là một trong những bằng chứng chứng tỏ             

A. quá trình tiến hoá đồng quy của sinh giới (tiến hoá hội tụ).   

B. nguồn gốc thống nhất của các loài.   

C. sự tiến hoá không ngừng của sinh giới.   

D. vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên đối với quá trình tiến hoá.

Câu 17: Ví dụ nào dưới đây thuộc loại cơ quan tương đồng:    

A. Vây cá và vây cá voi                                              B. Cánh dơi và tay khỉ    

C. Sự tiêu giảm chi sau của cá voi                              D. Ngà voi và sừng trâu

Câu 18: Ví dụ nào dưới đây thuộc loại cơ quan tương tự:     

A. Tuyến nước bọt và tuyến nọc độc của rắn     

B. Tuyến sữa ở các con đực của động vật có vú    

C. Nhụy trong hoa đực của cây ngô

D. Cánh sâu bọ và cánh dơi

Câu 19: Các kết quả nghiên cứu về sự phân bố của các loài đã diệt vong cũng như các loài đang tồn tại có thể cung cấp bằng chứng cho thấy sự giống nhau giữa các sinh vật chủ yếu là do: 

A. chúng sống trong cùng một môi trường               

B. chúng sống trong những môi trường giống nhau 

C. chúng có chung một nguồn gốc 

D. chúng sử dụng chung một loại thức ăn

Câu 20: Các tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một loại mã di truyền, đều dùng cùng 20 loại acid amin để cấu tạo nên protein, Đây là bằng chứng chứng tỏ: 

A. các gene của các loài sinh vật khác nhau đều giống nhau.            

B. tất cả các loài sinh vật hiện nay là kết quả của tiến hoá hội tụ. 

C. protein của các loài sinh vật khác nhau đều giống nhau. 

D. Các loài sinh vật hiện nay đã được tiến hoá từ một tổ tiên chung.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Chương I - Phần tiến hóa - Sinh 12

Câu 1: Ở chi dưới của loài động vật có xương sống có các xương phân bố theo thứ tự từ trong ra ngoài là:   

A. Xương ngón, xương bàn, các xương cổ, xương cẳng và xương cánh    

B. Xương cánh, xương cẳng, các xương cổ, xương bàn và xương ngón   

 C. Xương cẳng, xương cánh, các xương cổ, xương bàn và xương ngón    

D. Xương bàn, xương ngón, các xương cổ, xương cẳng và xương cánh    

E. Các xương cổ, xương bàn, xương ngón, xương cẳng và xương cánh

Câu 2: Khi nói về các bằng chứng tiến hóa, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng vì chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm.

B. Những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc được gọi là cơ quan tương đồng.

C. Các loài động vật có xương sống có các đặc điểm ở giai đoạn trưởng thành rất khác nhau thì không thể có các giai đoạn phát triển phôi giống nhau.

D. Những cơ quan ở các loài khác nhau được bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên, mặc dù hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác nhau được gọi là cơ quan tương tự.

Câu 3: Cánh chim tương đồng với cơ quan nào sau đây? 

A. Cánh dơi                B. Vây cá chép                         C. Cánh bướm           D. Cánh ong

Câu 4: Cho những ví dụ sau: 

(1) Cánh dơi và cánh côn trùng.                     (2) Vây ngực của cá voi và cánh dơi 

(3) Mang cá và mang tôm                                (4) Chi trước của thú và tay nguời 

Những ví dụ về cơ quan tương đồng là: 

A. (1) và(3)                 B. (1) và (4)                  C. (1) và (2)                D. (2) và (4)

Câu 5: Hiện nay có một số bằng chúng chứng tỏ: Trong lịch sử phát sinh sự sống trên Trái Đất, phân tử được dùng làm vật chất di truyền (lưu giữ thông tin di truyền) đầu tiên là: 

A. ADN và sau đó là ARN                              B. ARN và sau đó là ADN 

C. protein và sau đó là ADN                                      D. protein và sau đó là ARN

Câu 6: Cho các phát biểu sau:

(1) Cơ quan tương đồng là những cơ quan nằm ở các vị trí tương ứng trên cơ thể.

(2)   Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hóa phân li.

(3)   Cánh sâu bọ và cánh dơi là hai cơ quan tương tự.

(4)   Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa đồng quy.   

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 1                             B. 3                             C. 2                             D. 4

Câu 7: Khi nói về cơ quan tương đồng, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau.

B. Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa đồng quy. 

C. Chân chuột chũi và  chân dế chũi là hai cơ quan tương đồng 

D. Cơ quan tương đồng là bằng chứng gián tiếp phản ánh nguồn gốc chung giữa các loài.

Câu 8: Cho các bằng chứng sinh học sau:

(1)   Các loài sinh vật đều dùng chung một mã di truyền.

(2)   ADN của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ 4 loại nucleotit.

(3)   Protein của các loài đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin.

(4)   Các cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào.

 Số bằng chứng sinh học phân tử là?

A. 1                             B. 3                             C. 2                             D. 4

Câu 9: Cơ quan nào dưới đây được xem là cơ quan tương tự?

A. Cánh dơi và cánh côn trùng.

B. Ruột thừa ở người .

C. Vây ngực của cá voi và cánh tay người.

D. Gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà Lan.

Câu 10: Cấu tạo khác nhau của các cơ quan tương đồng là do?

A. Chọn lọc tự nhiên tác động theo nhiều hướng khác nhau

B. Chúng có nguồn gốc khác nhau nhưng sống trong các điều kiện giống nhau

C. Chúng thực hiện các chức năng khác nhau

D. Sự tiến hóa trong quá trình phát triển loài

Câu 11: Cho các phát biểu sau:

(1)   Những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhận chức năng giống nhau được gọi là cơ quan tương tự.

(2)   Cơ quan thoái hóa là bằng chứng trực tiếp chứng minh các đặc điểm trên cơ thể sinh vật bị thay đổi khi môi trường bị thay đổi.

(3)  Gai cây hoa hồng và gai cây xương rồng là hai cơ quan tương tự.

(4)  Cơ quan tương đồng là bằng chứng gián tiếp phản ánh nguồn gốc chung giữa các loài.  

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 1                             B. 3                             C. 2                             D. 4

Câu 12: Bằng chứng nào dưới đây phản ánh sự tiến hóa phân li?

A. Gai cây hoàng liên và gai cây hoa hồng                B. Ruột thừa ở người và manh tràng ở thỏ

C. Chân chuột chũi và chân dế chũi                           D. Chi trước của người và cánh của dơi

Câu 13: Cho các nhận định sau:

(1) Ruột thừa ở người là cơ quan thoái hóa.

(2) Bằng chứng quan trọng nhất để chứng minh quan hệ họ hàng gần giũ giữa người và các loài thuộc bộ linh trưởng là các loài đều dùng chung mã di truyền.

(3) Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng.

(4) Những loài có quan hệ họ hàng càng gần gũi thì trình tự các axit amin hay trình tự các nucleotit càng khác xa nhau và ngược lại.

(5) Cơ quan tương tự là những cơ quan có hình thái, cấu tạo tương tự nhau nhưng thực hiện các chức năng khác nhau.

(6) Bằng chứng địa lí sinh vật học là bằng chứng chứng minh nguồn gốc thống nhất giữa các loài.

Có bao nhiêu nhận định đúng?

A. 6                             B. 4                             C. 2                             D. 1

Câu 14: Cho các cặp cơ quan sau:
- (1) Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.
- (2) Cánh dơi và chi trước của ngựa.
- (3) Gai xương rồng và lá cây lúa.
- (4) Cánh bướm và cánh chim.
Các cặp cơ quan tương đồng là: 

A. (1), (3), (4).             B. (1), (2), (4).             C. (2), (3), (4).                         D. (1), (2), (3).

Câu 15: Cho các bằng chứng tiến hoá sau: 
(1) Tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một bộ mã di truyền. 
(2) Sự tương đồng về những đặc điểm giải phẫu giữa các loài. 
(3) ADN của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit. 
(4) Tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ tế bào. 
Những bằng chứng sinh học phân tử là: 

A. (2) và (3)                B. (1) và (3).                C. (2) và (4).                D. (1) và (2). 

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Chương I - Phần tiến hóa - Sinh 12

Câu 1: Người đầu tiên xây dựng một học thuyết có hệ thống về sự tiến hoá của sinh giới      

A. Darwin.                  B. Lamarck.                 C. Kimura.                 D. Hardy.

Câu 2: Người đầu tiên nêu ra vai trò của ngoại cảnh trong sự tiến hoá của sinh vật là

A. Lamarck.                B. Darwin.                   C. Kimura.           D. Linner

Câu 3: Cánh chim tương đồng với cơ quan nào sau đây? 

A. Cánh dơi                B. Vây cá chép                         C. Cánh bướm           D. Cánh ong

Câu 4: Theo Lamarck, nguyên nhân chính làm cho loài biến đổi dần dà liên tục là

A. tác động của tập quán sống.

B. ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi.

C. yếu tố bên trong cơ thể. 

D. tác động của đột biến.

Câu 5: Cơ chế tiến hóa theo Lamarck là 

A. sự di truyền các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động. 

B. sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.

C. loài mới hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh. 

D. loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng từ l gốc chung. 

Câu 6: Giải thích nào sau đây là của Lamarck về loài huơu cao cổ ?

A. Chỉ có biến dị cổ cao mới lấy được thức ăn trên cao.

B. Hươu cao cổ vì có tập quán vươn cổ lên cao để lấy thức ăn nên cổ dài ra.

C. Các biến dị cổ ngắn, cổ vừa bị đào thải, chỉ còn biến dị cổ cao. 

D. Biến dị cổ cao là thích nghi với thức ăn trên cao.

Câu 7: Người đầu tiên đưa ra khái niệm về biến dị cá thể là

A. Lamarck.                B. Mendel.                  C. Darwin.                     D. Xanh Hile.

Câu 8: Thuật ngữ lần đầu tiên được Darwin nêu ra là

A. Tiến hoá.          B. Hướng tiến hoá.         C. Biến dị cá thể.         D. Sự thích nghi của sinh vật.

Câu 9: Theo Darwin, đặc điểm của biến dị cá thể là 

A. xảy ra theo một hướng xác định.                

B. xuất hiện tương ứng với điều kiện của môi trường. 

C. mang tính riêng lẻ ở từng cá thể.                 

D. không di truyền được. 

Câu 10: Theo quan điểm của di truyền học hiện đại thì loại biến dị xác định mà Darwin đã nêu ra trước đây gọi là

A. thường biến.                                               B. đột biến của cấu trúc NST. 

C. đột biến số lượng NST.                              D. đột biến gene.

Câu 11: Theo Darwin chọn lọc nhân tạo bắt đầu từ khi 

A. sự sống xuất hiện.                          B. loài người bắt đầu biết trồng trọt, chăn nuôi.

C. loài người xuất hiện.                      D. khoa học chọn giống được hình thành.

Câu 12: Động lực của chọn lọc nhân tạo là

A. nhu cầu thị hiếu nhiều mặt của con người.           

B. bản năng sinh tồn vật nuôi và cây trồng.

C. sự đào thải các biến dị không có lợi.

D. sự tích lũy các biến dị có lợi.

Câu 13: Kết quả của chọn lọc nhân tạo là tạo ra

A. các loài mới.           B. các chi mới.             C. các họ, bộ mới.      D. các thứ mới, nòi mới

Câu 14: Nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vât nuôi và cây trồng là

A. chọn lọc tự nhiên.                                      B. chọn lọc nhân tạo.

C. sự thích nghi với môi trường.                    D. phân li tính trạng

Câu 15: Theo Darwin, nhân tố chính dẫn đến tạo ra các loài sinh vật mới trong tự nhiên là 

A. chọn lọc nhân tạo.                                      B. chọn lọc tự nhiên. 

C. sự thay đổi của các điều kiện sống.            D. biến dị cá thể.

Câu 16 Theo Darwin, đối tựơng tác động của chọn lọc tự nhiên là

A. cá thể.                B. quần thể.                      C. quần xã.                     D. hệ sinh thái

Câu 17: Theo Darwin, động lực của chọn lọc tự nhiên là

A. các tác nhân của điều kiện sống trong tự nhiên.

B. đấu tranh sinh tồn của sinh vật.

C. sự đào thải các biến dị không có lợi.

D. sự tích lũy các biến dị có lợi. 

Câu 18: Theo Darwin, nội dung của chọn lọc tự nhiên là

A. tích luỹ những biến dị có lợi cho con người, đào thải biến dị có hại cho con người.

B. tích luỹ biến dị có lợi cho sinh vật, đào thải biến dị có hại cho con người.

C. tích luỹ biến dị có lợi cho con người, đào thải biến dị có hại cho sinh vật.

D. tích luỹ những biến dị có lợi cho sinh vật, đào thải những biến dị có hại cho sinh vật.

Câu 19: Điểm giống nhau giữa chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo là

A. đều có động lực là nhu cầu của con người.

B. đều dựa trên cơ sở của tính biến dị và tính di truyền của sinh vật. 

C. đều dẫn đến tạo ra nhiều loài mới.                 

D. đều là động lực tiến hoá của mọi sinh vật trong tự nhiên.

Câu 20: Mặt tồn tại trong thuyết tiến hoá của Darwin là

A. chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền.

B. chưa giải thích được tính thích nghi của sinh vật.

C. chưa giải thích được nguyên nhân và cơ chế của hiện tượng biến dị và di truyền.

D. chưa giải thích được tính đa dạng phong phú của sinh vật.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Chương I - Phần tiến hóa - Sinh 12

Câu 1: Theo Đacuyn, cơ chế chủ yếu của quá trình tiến hóa là?   

A. Sinh vật biến đổi dưới tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của ngoại cảnh.

B. Sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính.

C. Các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động của sinh vật đều di truyền. 

D.  Các biến dị nhỏ, riêng rẽ tích luỹ thành những sai khác lớn và phổ biến dưới tác dụng của CLTN.

Câu 2: Theo Đacuyn, về bản chất chọn lọc tự nhiên là?

A.  Sự phân hóa khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể.

B. Sự phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể có kiểu hình giống nhau trong quần thể.

C. Sự phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể có kiểu gen khác nhau trong quần thể.

D. Sự phân hóa mức độ thành đạt của các cá thể có kiểu gen khác nhau trong quần thể.

Câu 3: Cho các phát biểu sau:

(1)     Động lực của chọn lọc tự nhiên là đấu tranh sinh tồn.

(2)    Theo Đacuyn, biến dị cá thể là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho tiến hóa và chọn giống.

(3)    Chọn lọc nhân tạo giải thích sự đa dạng, phong phú của các loài trong tự nhiên.

(4)    Chọn lọc tự nhiên xuất hiện từ khi sự sống được hình thành.

(5)    Kết quả của chọn lọc nhân tạo là hình thành loài mới.

Có bao nhiêu phát biểu sai?

A. 5

B. 2

C. 4

D. 3

Câu 4: Cho các phát biểu sau:

(1) Tác động của chọn lọc tự nhiên thông qua tính biến dị  và di truyền của sinh vật.

(2) Môi trường thay đổi một cách từ từ, chậm chạp, sinh vật có khả năng thích ứng với sự biến đổi đó, tự vươn lên để hoàn thiện.

(3) Biến di cá thể là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho chọn giống và tiến hóa.

(4) Đấu tranh sinh tồn là động lực của quá trình tiến hóa.

(5) Môi trường là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự thay đổi trên cơ thể sinh vật.

Phát biểu nào đúng với nội dụng của học thuyết Đacuyn?

A. 1, 2, 4

B.  2, 3, 4

C. 2, 4, 5

D. 1, 2, 3, 4

Câu 5: Phát biểu nào là đúng khi nói về học thuyết tiến hóa Lacmac?

A. Tích lũy các đột biến trung tính mà không liên quan tới tác động của chọn lọc tự nhiên.

B.  Không phải mọi đặc điểm mới xuất hiện đều được di truyền qua các thế hệ.

C. Có sự đào thải các cá thể kém thích nghi trong quá trình tiến hóa.

D. Môi trường là nhân tố chính cho sự thay đổi của sinh vật.

Câu 6: Theo Đacuyn, động lực của chọn lọc tự nhiên là?

A. Biến dị tổ hợp.

B. Đấu tranh sinh tồn.

C. Nhu cầu thị hiếu của con người.

D. Biến dị cá thể.

Câu 7: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự thay đổi trên cơ thể sinh vật theo học thuyết Lacmac là?

A.  Chọn lọc tự nhiên thông qua hai cơ chế là di truyền và biến dị.

B. Biến dị cá thể.

C. Nội tại cơ thể sinh vật.

D. Môi trường sống.

Câu 8: Có bao nhiêu nhận xét không đúng khi nói về học thuyết tiến hóa Đacuyn?

(1) Tác động của CLTN thông qua tính biến dị và di truyền của sinh vật.

(2) Biến dị xác định ít có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hóa.

(3) Chọn lọc tự nhiên về bản chất là sự phân hóa khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể.

(4) Tiến hóa là không có sự đào thải trong suốt quá trình lịch sử.

(5) Kết quả của chọn lọc nhân tạo là hình thành nên loài mới.

(6) Động lực của cả 2 quá trình chọn lọc là như nhau.

A. 6

B. 4

C. 3

D. 5

Câu 9: Theo quan nệm hiện đại, thực chất của quá trình tiến hóa lớn?

A.  Là quá trình hình thành loài mới.

B. Là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể.

C.  Là quá trình tạo ra nguồn biến dị di truyền của quần thể.

D. Là quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài.

Câu 10: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về tiến hóa nhỏ?

A. Thực chất của quá trình tiến hóa nhỏ là hình thành nên các đơn vị phân loại trên loài.

B. Trong tiến hóa nhỏ, cách li địa lí góp phần thúc đẩy sự phân hóa kiểu gen của quần thể gốc.

C. Tiến hóa nhỏ diễn ra ở phạm vi trên loài.

D.  Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian dài và có thể nghiên cứu gián tiếp.

Câu 11: Trong tiến hóa nhỏ, quá trình đột biến có vai trò?

A. Cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên.

B. Cung cấp các alen mới, làm thay đổi tần số alen của quần thể theo hướng xác định.

C. Cung cấp các alen mới, làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách chậm chạp.

D. Cung cấp biến dị tổ hợp, làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.

Câu 12: Cho các điều kiện sau:

(1) Là một đơn vị tồn tại thực trong tự nhiên

(2) Có cấu trúc di truyền biến đổi qua các thế hệ

(3) Là một hệ thống di truyền kín (cách li sinh sản với các loài khác)

(4) Có tính toàn vẹn trong không gian

Một đơn vị tiến hóa cơ sở phải thỏa mãn các điều kiện ?

A. (1), (2), (3), (4)

B. (1), (3), (4)

C. (1), (2), (4)

D. (1), (2), (3)

Câu 13: Cho các nhận định sau:

(1) Tiến hóa lớn xảy ra ở mức phân loại trên loài.

(2) Thực chất của quá trình tiến hóa nhỏ là hình thành nên các đơn vị phân loại trên loài.

(3) Tiến hóa nhỏ diễn ra trước, tiến hóa lớn diễn ra sau.

(4) Tiến hóa lớn có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.

(5) Hình thành loài là cột mốc để phân biệt tiến hóa lớn và tiến hóa nhỏ.

Có bao nhiêu nhận định đúng?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 14: Nhận xét nào dưới đây là đúng?

A. Tiến hóa lớn xảy ra ở mức phân loại trên loài, còn tiến hóa nhỏ xảy ra ở mức độ phân loại dưới loài.

B. Tiến hóa lớn xảy ra ở mức độ loài, còn tiến hóa nhỏ xảy ra ở mức độ phân tử.

C. Tiến hóa lớn xảy ra ở mức phân loại trên loài, còn tiến hóa nhỏ xảy ra ở mức quần thể.    

D. Tiến hóa lớn xảy ra ở mức phân loại trên loài, còn tiến hóa nhỏ xảy ra ở mức độ cá thể.

Câu 15: Cho các đặc điểm sau:

(1) Hình thành các nhóm phân loại trên loài.

(2) Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.

(3) Thời gian lịch sử tương đối ngắn.

(4) Diễn ra trong một phạm vi phân bố tương đối hẹp.

(5) Phải nghiên cứu gián tiếp.

Có bao nhiêu đặc điểm nói về quá trình tiến hóa nhỏ?

A. 2

B. 3

C. 1

D. 4

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Chương I - Phần tiến hóa - Sinh 12

Câu 1: Thuyết tiến hóa tổng hợp được hình thành vào 

A. đầu thế kỉ XX.                                           B. trong thập niên 30 của thế kỉ XX. 

C. trong thập niên 40 của thế kỉ XX.                         D. trong thập niên 70 của thế kỉ XX. 

Câu 2: Phát biểu nào dưới đây không thuộc nội dung của học thuyết Darwin ?

A. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hóa từ một nguồn gốc chung.

B. Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian, dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng.

C. Chọn lọc nhân tạo bao gồm hai mặt song song, vừa đào thải những biến dị bất lợi vừa tích lũy những biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người.

D. Ngoại cảnh thay đổi chậm nên sinh vật có khả năng phản ứng phù hợp nên không bị đào thải.

Câu 3: Chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền là nhược điểm của

A. Lamarck.                                                    B. Darwin.            

C. Lamarck và Darwin.                                  D. Thuyết tiến hoá tổng hợp.

Câu 4: Theo Lamarck, sự hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật là do 

A. ngoại cảnh thay đổi nên sinh vật phát sinh đột biến. 

B. sự tác động của các nhân tố: đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên. 

C. ngoại cảnh thay đổi chậm nên sinh vật có khả năng biến đổi kịp thời để thích nghi, do đó không có dạng nào bị đào thải. 

D. quá trình tích lũy biến dị có lợi, đào thải biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên. 

Câu 5: Darwin giải thích sự hình thành đặc điểm thích nghi màu xanh lục ở các loài sâu ăn lá là do 

A. quần thể sâu ăn lá xuất hiện những biến dị màu xanh lục được chọn lọc tự nhiên giữ lại. 

B. quần thể sâu ăn lá đa hình về kiểu gene và kiểu hình, chọn lọc tự nhiên đã tiến hành chọn lọc theo những hướng khác nhau. 

C. sâu ăn lá đã bị ảnh hưởng bởi màu sắc của lá cây có màu xanh lục. 

D. chọn lọc tự nhiên đã đào thải những cá thể mang biến dị có màu sắc khác màu xanh lục, tích lũy những cá thể mang biến dị màu xanh lục. 

Câu 6: Darwin là người đầu tiên đưa ra khái niệm    

A. đột biến.                 B. biến dị tổ hợp.   C. biến dị cá thể.         D. đột biến trung tính

Câu 7: Phát biểu nào sau đây không phải là quan niệm của Darwin? 

A. Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng. 

B. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật. 

C. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả quá trình tiến hóa từ một nguồn gốc chung. 

D. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp, sinh vật có khả năng thích ứng kịp thời.

Câu 8: Theo Darwin, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là  

A. các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các quần thể sinh vật có kiểu gene quy định kiểu hình thích nghi với môi trường 

B. các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có đặc điểm thích nghi với môi trường 

C. quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có kiểu gene quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường 

D. quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các loài sinh vật có sự phân hoá về mức độ thành đạt sinh sản

Câu 9: : Theo quan niệm của Lamarck, có thể giải thích sự hình thành đặc điểm cổ dài ở hươu cao cổ là do 

A. sự xuất hiện các đột biến cổ dài.

B. sự tích lũy các biến dị cổ dài bởi chọn lọc tự nhiên. 

C. sự chọn lọc các đột biến cổ dài.

D. hươu thường xuyên vươn dài cổ để ăn các lá trên cao.  

Câu 10: Theo Darwin, kết quả của chọn lọc tự nhiên là

A. tạo nên nòi mới.     B. tạo nên thứ mới.     C. tạo nên loài mới.    D. tạo nên giống mới.

Câu 11: Mặt tồn tại trong thuyết tiến hoá của Darwin là

A. chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền.

B. chưa giải thích được tính thích nghi của sinh vật.

C. chưa giải thích được nguyên nhân và cơ chế của hiện tượng biến dị và di truyền.

D. chưa giải thích được tính đa dạng phong phú của sinh vật.

Câu 12: Theo Darwin, thực chất của chọn lọc tự nhiên là 

A. sự phân hóa khả năng biến dị của các cá thể trong loài.

B. sự phân hóa khả năng sinh sản giữa các cá thể trong loài.

C. sự phân hóa khả năng sống sót giữa các cá thể trong loài.

D. sự phân hóa khả năng phản ứng trước môi trường của các cá thể trong quần thể

Câu 13: Hiện tượng từ dạng tổ tiên ban đầu tạo ra nhiều dạng mới khác nhau và khác với tổ tiên ban đầu gọi là

A. phát sinh tính trạng.                                   B. phân li tính trạng.

C. chuyển hóa tính trạng.                                D. biến đổi tính trạng.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng với quan điểm của Lamac về tiến hóa? 

A. Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian dưới tác động của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng. 

B. Quá trình hình thành quần thể thích nghi nhanh hay chậm phụ thuộc vào cách li sinh sản và khả năng phát sinh các đột biến. 

C. Hình thành loài mới là quá trình cải biến thành phần kiểu gene của quần thể theo hướng thích nghi. 

D. Sự thay đổi một cách chậm chạp và liên tục của môi trường sống là nguyên nhân phát sinh các loài mới từ một loài tổ tiên ban đầu.

Câu 15: Theo Darwin, nguyên liệu chủ yếu cho chọn lọc tự nhiên là    

A. thường biến.        B. biến dị cá thể.            C. đột biến.               D. biến dị tổ hợp.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 6 - Chương I - Phần tiến hóa - Sinh 12

Câu 1: Cho các nhân tố sau:

(1) Đột biến

(2) Giao phối ngẫu nhiên

(3) Giao phối không ngẫu nhiên

(4) Chọn lọc tự nhiên

(5) Di - nhập gen

(6) Các yếu tố ngẫu nhiên

Khi xét ở cấp độ cơ thể, có bao nhiêu nhân tố tiến hóa vô hướng?

A. 5

B. 1

C. 4

D. 3

Câu 2: Nhân tố tiến hóa cơ bản nhất là:

A. Biến động di truyền                                   B. Sự phân li tính trạng          

C. Quá trình đột biến                                      D. Chọn lọc tự nhiên

Câu 3: Vai trò chủ yếu của đột biến đối với tiến hóa là:    

A. Làm xuất hiện những dạng mới trong nòi.    

B. Cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn lọc.    

C. Có hại, có lợi hoặc trung tính    

D. Đột biến NST có vai trò quan trọng hơn đột biến gene.

Câu 4: Tuy có tần số thấp, nhưng đột biến gene thường xuyên xuất hiện trong quần thể vì: 

A. Gene ít có độ bền so với NST.                    

B. Đột biến gene hay xuất hiện trong cơ chế tái sinh ADN.       

C. Số lượng gene trong quần thể quá lớn.         

D. Qua nguyên phân thường xuyên xuất hiện đột biến gene.

Câu 5: Những nhân tố tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa là:   

A. Giao phối và chọn lọc tự nhiên.                    B. Chọn lọc tự nhiên và di - nhập gene.     

C. Đột biến, chọn lọc tự nhiên.                          D. Đột biến và giao phối

Câu 6: Nhân tố nào dưới đây không phải là nhân tố tiến hoá?     

A. Đột biến.                                                    B. Chọn lọc nhân tạo.            

C. Chọn lọc tự nhiên.                                      D. Giao phối không ngẫu nhiên

Câu 7: Tìm cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống: Quần thể chỉ tiến hóa khi có các......làm nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên.

A. Biến dị di truyền.                                       B. Đột biến.        

C. Biến dị tổ hợp.                                           D. Biến dị không di truyền.     

Câu 8: Điều nào sau đây không đúng khi nói về vai trò, tác dụng của quá trình giao phối ngẫu nhiên?   

A. Phát tán đột biến trong quần thể, trung hòa tính có hại của đột biến   

B. Tạo ra vô số các dạng biến dị tổ hợp   

C. Làm thay đổi tần số các allele trong quần thể     

D. Tạo ra những tổ hợp gene thích nghi

Câu 9: CLTN tác động như thế nào vào sinh vật?  

A. Tác động trực tiếp vào kiểu hình  

B. Tác động trực tiếp vào kiểu gene  

C. Tác động trực tiếp vào các allele

D. Tác động nhanh với gene lặn và chậm với gene trội.    

Câu 10: Tác động đặc trưng của CLTN so với các nhân tố tiến hoá khác là:   

A. định hướng cho quá trình tiến hoá nhỏ.                    

B. làm thay đổi nhanh chóng tần số của các allele theo hướng xác định.   

C. tác động phổ biến trong quần thể có số lượng nhỏ.   

D. tạo nên những cá thể thích nghi với môi trường.

Câu 11: Nhân tố tiến hoá chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể là:   

A. đột biến, CLTN                                          B. các yếu tố ngẫu nhiên.   

C. di - nhập gene.                                            D. giao phối không ngẫu nhiên

Câu 12: Nhân tố tiến hoá làm thay đổi đồng thời tần số các allele thuộc một gene của cả 2 quần thể là:   

A. đột biến.                 B. di - nhập gene.        C. CLTN.            D. các yếu tố ngẫu nhiên

Câu 13: Nhân tố tiến hoá không làm thay đổi tần số allele thuộc một gene của quần thể là:

A. đột biến.                 B. CLTN.              C. di - nhập gene.                            D. giao phối không ngẫu nhiên

Câu 14:  Cho các phát biểu sau:

(1) Đột biến làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

(2) Giao phối không ngẫu nhiên cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.

(3) Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi từ từ tần số alen và tần số kiểu gen  của quần thể.

(4) Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa có hướng.

(5) Đột biến cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.

Số phát biểu đúng là?

A. 1                             B. 3                             C. 2                             D. 4

Câu 15: Xét một quần thể trong tự nhiên, Ở thế hệ xuất phát quần thể có tần số tương đối của các alen là 0,5A : 0,5a. 
Sau đó đột ngột biến thành 0,8A : 0,2a. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trên là?

A. Đột biến xảy ra trong quần thể theo hướng biến đổi tần số alen từ a thành A.

B. Quần thể chuyển từ nội phối sang ngẫu phối.

C. Xảy ra hiện tượng di - nhập cư của một nhóm cá thể ở quần thể này sang quần thể mới.

D. Giao phối không ngẫu nhiên xảy ra trong quần thể.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 7 - Chương I - Phần tiến hóa - Sinh 12

Câu 1: Nhân tố tiến hoá là gì?

A. Là nhân tố làm thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể. 

B. Là nhân tố làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể. 

C. Là nhân tố làm thay đổi tần số allele của quần thể. 

D. Là nhân tố không làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể

Câu 2: Nhân tố làm thay đổi tần số kiểu gene nhưng không làm thay đổi tần số allele của quần thể là:     

A. di nhập gene.      B. đột biến.       C. chọn lọc tự nhiên.      D. giao phối không ngẫu nhiên

Câu 3: Đột biến gene là nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa vì:

A. tạo ra các kiểu hình mới.                B. tạo ra các kiểu gene mới.

C. tạo ra các allele mới.                       D. tạo ra các vốn gene mới

Câu 4: Nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá là:   

A. biến dị đột biến.    B. biến dị tổ hợp.    C. đột biến gene.    D. đột biến số lượng NST.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây sai về vai trò của quá trình giao phối trong tiến hoá?    

A. Giao phối cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên.   

B. Giao phối tạo ra allele mới trong quần thể.    

C. Giao phối góp phần làm tăng tính đa dạng di truyền.   

D. Giao phối làm trung hòa tính có hại của đột biến. 

Câu 6: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng? 

A. Tất cả các biến dị là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên. 

B. Không phải tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên. 

C. Tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên. 

D. Tất cả các biến dị đều di truyền được và đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.

Câu 7: Ở một loài thực vật giao phấn, các hạt phấn của quần thể 1 theo gió bay sang quần thể 2 và thụ phấn cho các cây của quần thể 2. Đây là một ví dụ về    

A. biến động di truyền.                                   B. di - nhập gene.    

C. giao phối không ngẫu nhiên.                      D. thoái hoá giống.

Câu 8: Cho các nhân tố sau:   

(1) Biến động di truyền.                                  (2) Đột biến.   

(3) Giao phối không ngẫu nhiên.                     (4) Giao phối ngẫu nhiên.   

Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gene của quần thể là:   

A. (2), (4).                   B. (1), (4).                               C. (1), (3).                     D. (1), (2)

Câu 9: Theo quan niệm hiện đại, các yếu tố ngẫu nhiên tác động vào quần thể

A. làm thay đổi tần số các allele không theo một hướng xác định. 

B. không làm thay đổi tần số các allele của quần thể. 

C. luôn làm tăng tần số kiểu gene đồng hợp tử và giảm tần số kiểu gene dị hợp tử. 

D. luôn làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể. 

Câu 10: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên sẽ đào thải hoàn toàn một alen trội ra khỏi quần thể khi    

A. chọn lọc chống lại thể đồng hợp lặn.                      B. chọn lọc chống lại allele lặn.    

C. chọn lọc chống lại thể dị hợp.                                D. chọn lọc chống lại allele trội. 

Câu 11: Cho các nhân tố sau : 

(1) Chọn lọc tự nhiên.             (2) Giao phối ngẫu nhiên.       (3) Giao phối không ngẫu nhiên.  

(4) Các yếu tố ngẫu nhiên.      (5) Đột biến.                            (6) Di – nhập gene. 

Các nhân tố có thể vừa làm thay đổi tần số allele vừa làm thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể là: 

A. (1), (3), (4), (5).      B. (1), (2), (4), (5).      C. (2), (4), (5), (6).      D. (1), (4), (5), (6).

Câu 12: Cặp nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm xuất hiện các allele mới trong quần thể sinh vật?   

A. Đột biến và di – nhập gene.                      

B. Giao phối không ngẫu nhiên và di – nhập gene.   

C. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên.

D. Đột biến và chọn lọc tự nhiên.

Câu 13: Nếu một allele đột biến ở trạng thái lặn được phát sinh trong quá trình giảm phân thì allele đó

A. được tổ hợp với allele trội tạo ra thể đột biến.

B. không bao giờ được biểu hiện ra kiểu hình.

C. có thể được phát tán trong quần thể nhờ quá trình giao phối.

D. bị chọn lọc tự nhiên đào thải hoàn toàn ra khỏi quần thể, nếu allele đó là allele gây chết.

Câu 14: Theo quan niệm hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?    

A. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh  sản của các cá thể với các kiểu gene khác nhau trong quần thể.   

B. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến  đổi tần số allele của quần thể theo hướng xác định.    

C. Chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gene quy  định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gene thích nghi.   

D. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gene qua đó làm biến đổi tần số allele của quần thể.

Câu 15: Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa như sau: 

(1) Làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể theo một hướng xác định.

(2) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa.

(3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một allele nào đó ra khỏi quần thể cho dù allele đó là có lợi.

(4) Không làm thay đổi tần số allele nhưng làm thay đổi thành phần kiển gene của quần thể

(5) Làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể rất chậm. Các thông tin nói về vai trò của đột biến gene là:   

A.(1) và (4)                 B.(2) và  (5)                  C. (1) và (3)                      D.(3) và (4)

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 8 - Chương I - Phần tiến hóa - Sinh 12

Câu 1: Các nhân tố chi phối sự hình thành đặc điểm thích nghi ở cơ thể sinh vật trong tiến hoá nhỏ là:

A. đột biến, giao phối và các yếu tố ngẫu nhiên.

B. đột biến, giao phối và CLTN.

C. đột biến, giao phối và di nhập gene.             

D. đột biến, di nhập gene và CLTN. 

Câu 2: Quan điểm tiến hóa hiện đại phân biệt các loại thích nghi là

A. thích nghi cá thể và thích nghi quần thể.               B. thích nghi kiểu hình và thích nghi kiểu gene.

C. thích nghi sinh sản và thích nghi di truyền.           D. thích nghi sinh thái và thích nghi địa lý.

Câu 3: Hiện tượng nào sau đây không phải là biểu hiện của thích nghi kiểu hình ?

A. Sự thay đổi màu da theo nền môi trường của con tắc kè hoa. 

B. Cáo Bắc cực có bộ lông trắng về mùa đông.

C. Cây rau mác, lá bị ngập nước có dạng hình bản dài và mềm. 

D. Con bọ que có thân và các chi giống cái que.

Câu 4: Thích nghi kiểu gene là 

A. khi thay đổi môi trường, thể đột biến có thể thay đổi giá trị thích nghi của nó. 

B. ngoại cảnh thay đổi làm thay đổi tập quán hoạt động ở động vật. 

C. sự phản ứng của của cùng một kiểu gene thành những kiểu hình khác nhau. 

D. sự hình thành những kiểu gene qui định những tính trạng và tính chất đặc trưng cho từng loài, từng nòi trong loài.

Câu 5: Quá trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh hay chậm không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây ?

A. Tốc độ sinh sản ở mỗi loài.            

B. Quá trình phát sinh và tích luỹ các gene đột biến ở mỗi loài.

C. Áp lực của CLTN.                          

D. Nguồn dinh dưỡng và khu phân bố của quần thể.

Câu 6: Trong lịch sử tiến hóa, các loài xuất hiện sau mang nhiều đặc điểm hợp lý hơn các loài xuất hiện trước vì

A. đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, chọn lọc tự nhiên không ngừng phát huy tác dụng làm cho các đặc điểm thích nghi liên tục được hoàn thiện.

B. chọn lọc tự nhiên đã đào thải các dạng kém thích nghi chỉ giữ lại những dạng thích nghi nhất.

C. kết quả của vốn gene đa hình, giúp sinh vật dễ dàng thích nghi với điều kiến sống hơn.

D. do sự hợp lý các đặc điểm thích nghi.

Câu 7: Chọn câu có nội dung đúng là

A. Giống như thường biến, màu sắc ngụy trang xuất hiện ở sâu bọ không di truyền cho thế hệ sau.

B. Đôi cánh giống lá cây của bọ lá là một đặc điểm thích nghi kiểu gene.

C. Thích nghi kiểu hình ở cơ thể sinh vật biểu hiện qua đột biến và biến dị tổ hợp.

D. Chọn lọc tự nhiên chỉ dẫn đến thích nghi kiểu hình mà không tạo ra thích nghi kiểu gene.

Câu 8: Trong quá trình tiến hoá nhỏ, sự cách li có vai trò 

A. làm thay đổi tần số allele từ đó hình thành loài mới.

B. xóa nhòa những khác biệt về vốn gene giữa hai quần thể đã phân li.

C. góp phần thúc đẩy sự phân hoá kiểu gene của quần thể gốc.

D. tăng cường sự khác nhau về kiểu gene giữa các loài, các họ. 

Câu 9: Để tìm hiểu hiện tượng kháng thuốc ở sâu bọ, người ta đã làm thí nghiệm dùng DDT để xử lí các dòng ruồi giấm được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Ngay từ lần xử lí đầu tiên, tỉ lệ sống sót của các dòng đã rất khác nhau (thay đổi từ 0% đến 100% tùy dòng). Kết quả thí nghiệm chứng tỏ khả năng kháng DDT. 

A. là sự biến đổi đồng loạt để thích ứng trực tiếp với môi trường có DDT. 

B. liên quan đến những đột biến và tổ hợp đột biến phát sinh ngẫu nhiên từ trước. 

C. không liên quan đến đột biến hoặc tổ hợp đột biến đã phát sinh trong quần thể

D. chỉ xuất hiện tạm thời do tác động trực tiếp của DDT.

Câu 10: Theo quan niệm hiện đại, quá trình hình thành quần thể thích nghi xảy ra nhanh hay chậm không phụ thuộc vào

A. tốc độ sinh sản của loài.

B. áp lực của chọn lọc tự nhiên.

C. tốc độ tích lũy những biến đổi thu đựơc trong đời cá thể do ảnh hưởng trực tiếp của ngoại cảnh.

D. quá trình phát sinh và tích lũy các gene đột biến ở mỗi loài.

Câu 11: Sắp xếp theo thứ tự cơ chế chung hình thành đặc điểm thích nghi theo thuyết tiến hóa hiện đại?

(1) Từ quần thể ban đầu, xuất hiện đột biến.

(2) Phân hóa kiểu hình

(3) Củng cố và giữ lại các kiểu hình ưu thế và loại thải các kiểu hình kém ưu thế

(4) Xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp trong quần thể 

(5) Xuất hiện nhiều loại kiểu hình (có kiểu hình chiếm ưu thế, kiểu hình kém ưu thế hơn)

A. (1) - (4) - (5) - (2) - (3)                               B.  (1) - (2) - (5) - (2) - (3)

C. (1) - (4) - (2) - (5) - (3)                                D. (1) - (5) - (2) - (4) - (3)

Câu 12: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của hiện tượng đa hình cân bằng?

(1) Quần thể song song tồn tại một số loại KH mà không có KH nào tỏ ra ưu thế hơn. 

(2)  Quần thể song song tồn tại một số loại KH mà Không có KH nào bị đào thải ra khỏi quần thể.

(3) Một KG nào đó có thể bị thay thế hoàn toàn bằng một KG khác trong quần thể.

(4) Quần thể song song tồn tại một số loại KH mà ở đó có có KH thích nghi tốt và KH kém thích nghi.

A. (1), (2)                    B. (1), (3)                    C. (2), (3)                    D. (3), (4)

Câu 13: Cho các nhận định sau:

(1) Khi môi trường sống thay đổi kéo theo giá trị đặc điểm thích nghi thay đổi

(2) Ngay trong môi trường sống ban đầu, các đặc điểm thích nghi chỉ có giá trị tương đối vì bị đặc điểm thích nghi của loài khác chi phối

(3) Trong quần thể đa hình cân bằng CLTN ưu tiên giữ lại những cá thể có KG dị hợp

(4) Trong quần thể đa hình cân bằng, các cá thể có KG đồng hợp tỏ ra ưu thế hơn

Có bao nhiêu nhận định đúng?

A. 1                             B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 14: Theo sinh học hiện đại, quá trình hành thành đặc điểm màu đen ở bướm bạch dương được giải thích như thế nào?

A. Ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường tro bụi màu đen nên bướm trắng bạch dương có màu đen.

B. Khi chuyển sang sống trên cây bạch dương bám tro bụi, bướm trắng tự biến dổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường.

C. CLTN tích lũy các biến dị cá thể màu đen xuất hiện ngẫu nhiên qua nhiều thế hệ.

D. CLTN tích lũy các đột biến màu đen xuất hiện trong quần thể bướm .

Câu 15: Theo sinh học hiện đại, khả năng kháng thuốc DDT ở giống rận gây bệnh sốt vàng được giải thích như thế nào?

A. Khả năng kháng DDT là sự biến đổi đồng loạt để thích nghi với môi trường có chứa DDT.

B. Khả năng kháng DDT không liên quan đến những đột biến phát sinh từ trước một cách ngẫu nhiên trong quần thể.

C. Khả năng kháng DDT liên quan đến những đột biến hoặc tố hợp đột biến phát sinh từ trước một cách ngẫu nhiên trong quần thể.

D.  Khả năng kháng DDT xuất hiện tạm thời do tác động trực tiếp của DDT.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 9 - Chương I - Phần tiến hóa - Sinh 12

Câu 1: Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?

(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.

(2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác

(3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.

(4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.

Đáp án đúng là 

A. (1), (3)                    B. (1), (4)                    C. (2), (4)                    D. (2), (3)

Câu 2: Hai loài sinh học (loài giao phối) thân thuộc thì 

A. cách li sinh sản với nhau trong điều kiện tự nhiên. 

B. hoàn toàn khác nhau về hình thái. 

C. hoàn toàn biệt lập về khu phân bố. 

D. giao phối tự do với nhau trong điều kiện tự nhiên.

Câu 3: Tiêu chuẩn nào dưới đây có ý nghĩa hàng đầu trong việc phân biệt hai loài vi khuẩn thân thuộc?

A. Tiêu chuẩn địa lí -  sinh thái

B. Tiêu chuẩn sinh lí - sinh hóa

C. Tiêu chuẩn hình thái

D. Tiêu chuẩn cách li sinh sản

Câu 4: Cho các cơ chế sau:

(1) Cách li nơi ở (sinh cảnh)                                                (2) Cách li tập tính

(3) Con lai không có khả năng sinh sản                              (4) Con non có sức sống kém

(5) Hợp tử bị chết                                                                (6) Giao tử bị chết

(7) Cách li thời gian, mùa vụ                                               (8) Cách li cơ học 

Các cơ chế cách li trước hợp tử bao gồm?

A. (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8)                                         B. (1), (2), (5), (6), (7), (8)

C. (1), (2), (6), (7), (8)                                                             D. (1), (2), (6), (8)

Câu 5: Sự xuất hiện loài mới được đánh dấu bằng:    

A. Cách li sinh sản.    B. Cách li sinh thái.    C. Cách li tập tính.      D. Cách li cơ học.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về cơ chế cách li sau hợp tử?

A. Ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai.

B. Ngăn cản sự thụ tinh tạo thành hợp tử.

C. Ngăn cản con lai hình thành giao tử.

D. Ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai hữu thụ.

Câu 7:  Khi nói về cách li địa lí, phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Cách li địa lí góp phần phân hóa vốn gen của quần thể.

B. Ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.

C. Hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể khác loài.

D.  Làm biến đổi tần số alen của quần thể theo các hướng khác nhau.

Câu 8: Loài sinh học là?

A. Là một hoặc một nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác.

B. Là một hoặc một nhóm quần thể gồm các cá thể sống trong một không gian nhất định, có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác.

C. Là một hoặc một nhóm quần thể gồm các cá thể có kiểu gen riêng biệt, có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác.

D. Là một hoặc một nhóm quần thể gồm các cá thể có những tính trạng chung, có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới?  

A. Quá trình hình thành quần thể thích nghi luôn dẫn đến hình thành loài mới.  

B. Sự cách li địa lí tất yếu dẫn đến sự hình thành loài mới.  

C. Sự hình thành loài mới không liên quan đến quá trình phát sinh các đột biến.  

D. Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới

Câu 10: Trong quá trình tiến hoá, cách li địa lí có vai trò   

A. hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể cùng loài.   

B. hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể khác loài.   

C. làm biến đổi tần số allele của quần thể theo những hướng khác nhau.   

D. làm phát sinh các allele mới, qua đó làm tăng sự đa dạng di truyền trong quần thể.

Câu 11: Nội dung nào sau đây nói về cách li sau hợp tử?   

A. Các cá thể giao phối với nhau tạo ra hợp tử, nhưng hợp tử không phát triển thành con lai.   

B. Các cá thể có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau, nên không giao phối với nhau.   

C. Các cá thể sống ở những sinh cảnh khác nhau, nên không giao phối với nhau.   

D. Các cá thể có những tập tính giao phối riêng, nên thường không giao phối với nhau.

Câu 12: Không giao phối được do không tương hợp về cơ quan sinh dục thuộc dạng cách li nào?

A. Cách li sinh thái.     B. Cách li cơ học.            C. Cách li thời gian.     D. Cách li tập tính.

Câu 13: Không giao phối được do sự chênh lệch về mùa sinh sản như thời kỳ ra hoa, đẻ trứng thuộc dạng cách li nào?    

A. Cách li sinh thái.    B. Cách li cơ học.     C. Cách li thời gian.    D. Cách li tập tính.

Câu 14: Trong các cơ chế cách li sinh sản, cách li trước hợp tử thực chất là

A. ngăn cản sự thụ tinh tạo thành hợp tử.       

B. ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai. 

C. ngăn cản con lai hình thành giao tử.          

D. ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai hữu thụ. 

Câu 15: Cho các nhận định sau:

(1) Cách li sinh sản là các trở ngại trên cơ thể sinh vật (trở ngại sinh học) ngăn cản các cá thể giao phối với nhau hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ.

(2) Cách li trước hợp tử bao gồm : cách li nơi ở, cách li tập tính và cách li thời gian (mùa vụ).

(3) Cách li địa lí trong thời gian dài sẽ dẫn đến cách li sinh sản và sự hình thành loài mới.

(4) Cách li địa lí ngăn cản các cá thể của các quần thể khác loài gặp gỡ và giao phối với nhau.

(5) Các cơ chế cách li có vai trò ngăn cản các quần thể của loài trao đổi vốn gen cho nhau, do vậy mỗi loài duy trì được những đặc trưng riêng.

Có bao nhiêu nhận định đúng?

A. 2                             B. 3                             C. 4                             D. 5

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 10 - Chương I - Phần tiến hóa - Sinh 12

Câu 1: Cho các nhân tố sau:

(1) Đột biến

(2) Giao phối ngẫu nhiên

(3) Di - nhập gen

(4) Các yếu tố ngẫu nhiên

(5) Chọn lọc tự nhiên

(6) Các cơ chế cách li

Quá trình hình thành loài chịu sự chi phối của bao nhiêu nhân tố?

A. 6                             B. 5                             C. 2                                         D. 4

Câu 2: Khi nói về quá trình hình thành loài mới theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp. 

B. Hình thành loài bằng con đường sinh thái thường gặp ở thực vật và động vật ít di chuyển xa. 

C. Hình thành loài là quá trình tích luỹ các biến đổi đồng loạt do tác động trực tiếp của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật. 

D. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa xảy ra phổ biến ở thực vật. 

Câu 3: Thể song nhị bội là cơ thể có:

A. tế bào mang bộ NST tứ bội.                      

B. tế bào mang bộ NST lưỡng bội.

C. tế bào chứa 2 bộ NST lưỡng bội của 2 loài bố mẹ khác nhau.

D. tế bào chứa bộ NST lưỡng bội với một nửa

Câu 4: : Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá là phương thức thường gặp ở:    

A. thực vật.                  B. động vật kí sinh.       C. động vật                D thực vật và động vật.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Hình thành loài bằng con đường địa lí xảy ra ở những loài thực vật có khả năng phát tán mạnh, động vật ít di chuyển.

B.  Hình thành loài mới bằng con đường địa lí thường  xảy ra chậm chạp, qua nhiều dạng trung gian chuyển tiếp.

C. Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường gặp ở thực vật có hoa.

D. Hình thành loài mới bằng con đường sinh thái thường diễn ra trong thời gian dài.

Câu 6:  Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa?

A. Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường không hay gặp động vật. 

B. Nếu cơ thể tự đa bội xuất hiện khả năng sinh sản vô tính có thể hình thành nên loài mới.

C. Quá trình hình thành loài mới diễn ra chậm chạp, qua nhiều dạng trung gian chuyển tiếp.

D. Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường gặp ở thực vật .

Câu 7: Nhân tố trực tiếp gây ra sự phân hóa vốn gen của quần thể mới so với quần thể gốc trong con đường hình thành loài bằng con đường địa lí là?

A. Tập quán hoạt động.

B. Cách li sinh thái.

C. Cách li địa lí.

D.  Chọn lọc tự nhiên.

Câu 8: Loài bông trồng ở Mỹ có bộ NST 2n = dược xác định gồm bộ NST của loài bông có nguồn gốc châu Âu 2n = 26 và bộ NST của loài bông hoang dại có nguồn gốc ở Mĩ 2n = 26. Loài bông trồng ở Mỹ được hình thành bằng con đường?

A. Con đường lai xa và đa bội hóa.

B. Con đường tự đa bội hóa.

C. Con đường sinh thái.

D. Phương pháp lai tế bào.

Câu 9: Cho các phát biểu sau:

(1) Hình thành loài bằng con đường địa lí diễn ra nhanh chóng.

(2) Loài mới xuất hiện không phải bởi 1 ĐB mà bởi tổ hợp rất nhiều ĐB.

(3) Loài mới xuất hiện không phải bởi 1 cá thể mà bởi 1 quần thể hoặc 1 nhóm quần thể.

(4) Hình thành loài bằng các đột biến lớn diễn ra rất nhanh.

(5) Quá trình hình thành loài không chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 4                             B. 3                             C. 5                             D. 2

Câu 10: Hình thành loài mới bằng con đường sinh thái diễn ra theo sơ đồ?

A. Loài gốc → Cách li sinh thái → Kiểu gen mới → Loài mới

B.  Loài gốc → Cách li sinh thái→Nòi sinh thái → Loài mới

C. Loài gốc → Cách li sinh thái → Nòi sinh thái→cách li sinh sản → Loài mới

D. Loài gốc → Cách li sinh thái → Loài mới

Câu 11: Trong tự nhiên có các nòi

A. nòi sinh thái, nòi sinh học, nòi sinh sản.                 B. nòi địa lý, nòi sinh sản.                      

C. nòi địa lý, nòi sinh thái, nòi sinh học.                     D. nòi địa lý, nòi sinh học.

Câu 12: Để phân biệt 2 loài thân thuộc, người ta phải dựa vào một số đặc điểm sau

A. tiêu chuẩn hình thái, tiêu chuẩn di truyền.

B. tiêu chuẩn địa lý - sinh thái, tiêu chuẩn di truyền.

C. tiêu chuẩn sinh lý - hóa sinh, tiêu chuẩn di truyền,tiêu chuẩn địa lý - sinh thái. 

D. tiêu chuẩn hình thái, tiêu chuẩn di truyền, tiêu chuẩn sinh lý - hóa sinh, tiêu chuẩn địa lý - sinh thái.

Câu 13: Loài sáo đen mỏ vàng, loài sáo đen mỏ trắng và loài sáo nâu. Tiêu chuẩn để phân biệt các loài vừa nêu trên là 

A. tiêu chuẩn hình thái.                                   B. tiêu chuẩn địa lí - sinh thái. 

C. tiêu chuẩn sinh lí - hoá sinh.                       D. tiêu chuẩn di truyền.  

Câu 14: Loài mao lương sống ở bãi cỏ ẩm có chồi nách, lá vươn dài, bò trên mặt đất. Loài mao lương sống ở bờ ao có lá hình bầu dục ít răng cưa hơn. Yếu tố chủ yếu tạo ra sự sai khác ở hai loài mao lương nói trên là 

A. yếu tố địa lí.          B. yếu tố sinh thái.       C. yếu tố sinh lí.         D. yếu tố hoá sinh.

Câu 15: Ở một loài động vật, người ta đã phát hiện 4 nòi có trình tự các gene trên nhiễm  sắc thể số III như sau:

Nòi 1: ABCDEFGHI ; nòi 2: HEFBAGCDI;  nòi 3: ABFEDCGHI; nòi 4: ABFEHGCDI

Cho biết nòi 1 là nòi gốc, mỗi nòi còn lại được phát sinh do một đột biến đảo đoạn. Trình  tự đúng của sự phát sinh các nòi trên là:

A. 1 → 3 → 4 →2        B. 1→ 4 → 2 → 3          C. 1 → 3 → 2 → 4       D. 1 → 2 → 4 → 3

Câu 16: ầu được chia thành nhiều quần thể cách li với nhau. Nếu các nhân tố tiến hóa làm phân hóa vốn gen của quần thể này đến mức làm xuất hiện các cơ chế cách li sinh sản thì loài mới sẽ hình thành. Đây là quá trình hình thành loài mới bằng con đường 

A. lai xa và đa bội hóa            B. cách li tập tính        C. cách li sinh thái       D. cách li địa lí

Câu 17: Trong một hồ ở châu Phi, người ta thấy có hai loài cá rất giống nhau về các đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ và một loài màu xám. Mặc dù cùng sống trong một hồ nhưng chúng không giao phối với nhau. Tuy nhiên, khi nuôi các cá thể của hai loài này trong một bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm cho chúng có màu giống nhau thì chúng lại giao phối với nhau và sinh con. Dạng cách li nào sau đây làm cho hai loài này không giao phối với nhau trong điều kiện tự nhiên? 

A. Cách li sinh thái                 B. Cách li địa lí           C. Cách li cơ học        D. Cách li tập tính

Câu 18: Theo quan niệm hiện đại, kết quả của quá trình tiến hóa nhỏ là hình thành nên: 

A. kiểu gen mới                      B. alen mới                 C. ngành mới              D. loài mới

Câu 19: Sự tiến hoá của các loài thường diễn ra:

A. theo kiểu phân nhánh.                    B. theo kiểu phóng xạ.

C. theo kiểu hội tụ.                             D. theo đường thẳng.

Câu 20: Nhóm SV nào tiến hoá theo kiểu đơn giản hoá mức độ tổ chức cơ thể?    

A. Sinh vật kí sinh.                                         B. Sinh vật sống cộng sinh.      

C. Động vật có xương sống.               D. Sinh vật nhân sơ.

Xem lời giải