Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Chương I - Hóa học 11

Câu 1. Biết dung dịch CH3COOH 0,1M có pH = 2,88. Cần pha loãng dung dịch này bao nhiêu lần để độ điện li \(\alpha \) tăng lên 5 lần?

Câu 2. Để trung hòa 25ml dung dịc H2SO4 cần phải dùng 50ml dung dịch NaOH 0,5M. Tính nồng độ mol của dung dịch axit.

Câu 3. Một dung dịch Y chứa 0,2 mol Fe3+; a mol \(SO_4^{2 - };0,25{\rm{ mol \;Z}}{{\rm{n}}^{2 + }};{\rm{ 0,5 mol\; NO}}_3^ - \). Khi tiến hành cô cạn dung dịch Y thì số gam chất rắn thu được là bao nhiêu?

Lời giải

Câu 1.

Ta có: \(\left[ {{H^ + }} \right] = {10^{ - 2,88}}mol\)

\(\Rightarrow \alpha  = \dfrac{{{{10}^{ - 2,88}}}}{{0,1}} = 0,0132\)

Khi pha loãng axit thì độ điện li \(\alpha \) tăng lên 5 lần nên \(\alpha ' = 5\alpha \) và lúc đó nồng độ axit là C’( vì nhiệt độ không đổi nên Ka vẫn giữ nguyên).

\( \Rightarrow {K_a} = \dfrac{{{\alpha ^2}C}}{{1 - \alpha }} = \dfrac{{\alpha {'^2}C'}}{{1 - \alpha '}} \)

\(\Rightarrow C' = \dfrac{{{\alpha ^2}C\left( {1 - 5\alpha } \right)}}{{{{\left( {5\alpha } \right)}^2}\left( {1 - \alpha } \right)}}\)

Thay số, ta được \(\dfrac{C}{{C'}} = 26,41\)

Vậy cần pha loãng 26,41 lần.

Câu 2.

Cách 1: Ta có: \({n_{NaOH}} = \dfrac{{50}}{{100}} \times 0,5 = 0,025\left( {mol} \right)\)

Phản ứng:

\(\begin{array}{l}{H_2}S{O_4} + 2NaOH \to N{a_2}S{O_4} + 2{H_2}O\\0,0125 \leftarrow 0,025\left( {mol} \right)\end{array}\)

Từ (1) \( \Rightarrow {n_{{H_2}S{O_4}}} = 0,0125\left( {mol} \right)\)

Vậy \({C_{{M_{{H_2}S{O_4}}}}} = \dfrac{{0,0125}}{{0,025}} = 0,5M\)

Cách 2: Gọi CM là nồng độ của H2SO4 cần dùng.

\( \Rightarrow {n_{{H_2}S{O_4}}} = 0,025.{C_M}\)

\(\Rightarrow {n_{{H^ + }}} = 0,05.{C_M}\left( {mol} \right)\)

Và \({n_{NaOH}} = 0,025\left( {mol} \right)\)

\(\Rightarrow {n_{O{H^ - }}} = 0,025\left( {mol} \right)\)

Phản ứng trung hòa nên:

 \(\begin{array}{l}{n_{{H^ + }}} = {n_{O{H^ - }}} \Rightarrow 0,025 = 0,05{C_M}\\ \Rightarrow {C_M} = \dfrac{{0,025}}{{0,05}} = 0,5M\end{array}\)

Câu 3.

Ta có: \(0,2 \times 0,3 + 0,25 \times 0,2\)\(\; = 2 \times a + 0,5 \times 1 \)

\(\Rightarrow a = 0,3\)

Khối lượng muối khan sau khi cô cạn bằng tỏng khối lượng của các ion.

Vậy:

mchất rắn = \({m_{F{e^{3 + }}}} + {m_{SO_4^{2 - }}} + {m_{Z{n^{2 + }}}} + {m_{NO_3^ - }}\)

             \(=0,2 \times 56 + 0,3 \times 96 + 0,25 \times 65 \)\(\,+ 0,5 \times 62 = 87,25\left( {gam} \right)\)


Bài Tập và lời giải

Kẻ đường mũi tên cho từng đại diện theo mẫu hình 53.1.

Đề bài

Kẻ đường mũi tên cho từng đại diện theo mẫu hình 53.1.

Xem lời giải

Đọc bảng sau, điền vào cột trống của bảng tên những đại diện động vật sao cho tương ứng với các đặc điểm của cơ quan di chuyển.

Đọc bảng sau, điền vào cột trống của bảng tên những đại diện động vật sao cho tương ứng với các đặc điểm của cơ quan di chuyển. 

Bảng. Sự phức tạp hóa và phân hóa cơ quan di chuyển ở động vật

Đặc điểm cơ quan di chuyển

Tên động vật

Chưa có cơ quan di chuyển, có đời sống bám, sống cố định

 Chưa có cơ quan di chuyển, di chuyển chậm, kiểu sâu đo

 Cơ quan di chuyển còn rất đơn giản

 Cơ quan di chuyển đã phân hóa thành chi, phân đốt

 Cơ quan di chuyển được phân hóa thành các chi có cấu tạo và chức năng khác nhau

5 đôi chân bò và 5 đôi chân bơi

 2 đôi chân bò, 1 đôi chân nhảy

 Vây bơi với các tia vây

 Chi năm ngón có màng bơi

 Cánh được cấu tạo bằng lông vũ

 Cánh được cấu tạo bằng màng da

 Bàn tay, bàn chân cầm nắm

 

Xem lời giải

Bài 1 trang 174 SGK Sinh học 7
Nêu những đại diện có 3 hình thức di chuyển, 2 hình thức di chuyền hoặc chỉ có một hình thức di chuyển.

Xem lời giải

Bài 2 trang 174 SGK Sinh học 7
Nêu lợi ích của sự hoàn chỉnh cơ quan di chuyển trong quá trình phát triển của giới Động vật. Cho ví dụ.

Xem lời giải