Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Đề số 1 – Chương 4 – Hóa học 9

I.Trắc nghiệm khách qua 

Câu 1: Phân tử chất hữu cơ X có 2 nguyên tố C, H. Tỉ khối hơi của X so với hidro là 22. Công thức phân tử của X là?

A.C4H8                                    B.C3H8

C.C3H6                                    D.C6H6

Câu 2: Cho công thức cấu tạo của các chất (I), (II), (III)

 

Các chất có cùng công thức phân tử là

A.(II), (III).                             B.(I), (III)

C.(I),(II)                                  D.(I), (II), (III).

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn m gam một hợp chất hữu cơ X (có chứa 2 nguyên tố C, H) thu được 3,36 lít CO2 (đktc) và 4,5 gam H2O. Giá trị của m là (H = 1, C = 12, O = 16)

A.4,6 gam                              

B.2,3 gam

C.11,1 gam                             

D.không thể xác định

Câu 4: Để biết phản ứng: CH4 + Cl2 \(\to\) CH3Cl + HCl (ánh sáng) đã xảy ra hay chưa người ta

A.kiểm tra sản phẩm phản ứng bằng quỳ tím ẩm, quỳ tím hóa đỏ tức phản ứng đã xảy ra.

B.chỉ cần cho thể tích CH4 bằng thể tích Cl2.

C.kiểm tra thể tích hỗn hợp khí, nếu có phản ứng xảy ra thì thể tích hỗn hợp tăng.

D.có thể kiểm tra clo, nếu clo còn tức phản nwgs chưa xảy ra.

Câu 5:  Phản ứng:  được gọi là phản ứng

A.trùng hợp                           B.cộng

C.hóa hợp                             D.trùng ngưng

Câu 6: Đốt cháy 2,6 gam một chất hữu cơ X, người ta thu được 8,8 gam CO2 và 1,8 gam H2O. Tỉ khối hơi chất X đối với H2 là 13. Công thức phân tử chất X là (H = 1, C = 12, O = 16)

A.C2H4                                    B.C2H2

C.CH4                                     D.C6H6.

Câu 7: Thể tích không khí (O2 chiếm 20% theo thể tích, đktc) cần để đốt cháy 2,6 gam C2H2 là (cho H = 1, C = 12)

A.3,36 lít                                 B.4,48 lít

C.13,44 lít                               D.28 lít.

Câu 8: Trong những hidrocacbon sau, những chất nào có phản ứng thể với brom?

\(\eqalign{  & C{H_3} - C{H_3},C{H_3} - CH = C{H_2},\cr&C{H_3} - C \equiv CH,{C_6}{H_6}.  \cr  & A.C{H_3} - C{H_3},C{H_3} - CH = C{H_2}  \cr  & B.C{H_3} - C \equiv CH,{C_6}{H_6}.  \cr  & C.C{H_3} - C{H_3},{C_6}{H_6}.  \cr  & D.C{H_3} - CH = C{H_2},\cr&\;\;\;\;\;C{H_3} - C \equiv CH. \cr} \)

II.Tự luận 

Câu 9 : Etilen và axetilen có tính chất hóa học giống nhau và khác nhau ở những điểm nào?

Câu 10 : Tính thể tích khí C2H2 (đktc) tạo ra khi cho 10 gam CaC2 (có 36% tập chất) tác dụng hết với H2O (cho C = 12, Ca = 40).

Câu 11: Một hỗn hợp gồm C2H2 và C2H4 có thể tích 5,6 lít khí (đktc) cho qua dung dịch Br2 (dư), dung dịch này nặng thêm 6,8 gam.

Tính thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu (cho H = 1, C = 12).

Lời giải

1.Đáp án

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B

A

B

A

A

B

D

C

I.Trắc nghiệm khách quan 

Câu 1: (B)

\({d_{X/{H_2}}} = 22 \Rightarrow M = 2.22 = 44.\) 

Gọi công thức phân tử chất hữu cơ X là: CxHy \( \Rightarrow  12x + y = 44.\)

x, y nguyên, dương. Nghiệm thích hợp là x = 3, y = 8.

Câu 2: (A)

(II), (III) đều có công thức phân tử C4H8.

Câu 3: (B)

\(m = {m_C} + {m_H} = \dfrac{{3,36.12}}{{22,4}} + \dfrac{{4,5.2}}{{18}} \)\(\,= 2,3gam.\)

Câu 4: (A)

Khi tác dụng với nước (ẩm), khí HCl tạo ra dung dịch axit nên làm quỳ tím hóa đỏ.

Khí clo khi ẩm có tính tẩy màu, nên bằng cách nào đó người ta loại khí clo còn, chỉ kiểm tra sản phẩm phản ứng (khí HCl).

Câu 5: (A)

Câu 6: (B)

\(\eqalign{  & {d_{X/{H_2}}} = 13 \Rightarrow  M = 2.13 = 26  \cr  & {m_C} = {{8,8.12} \over {44}} = 2,4gam,\cr&{m_H} = {{1,8.2} \over {18}} = 0,2gam \cr&\Rightarrow {m_O} = 2,6 - (2,4 + 0,2) = 0  \cr  & {n_C}:{n_H} = {{2,4} \over {12}}:{{0,2} \over 1} = 1:1. \cr} \)

Công thức đơn giản nhất CH.

Công thức phân tử (CH)n \( \Rightarrow  M = (12+1)n = 26  \Rightarrow  n = 2.\)

X là C2H2.

Câu 7: (D)

\(\eqalign{  & 2{C_2}{H_2} + 5{O_2} \to 4C{O_2} + 2{H_2}O  \cr  & {n_{{C_2}{H_2}}} = 2,6:26 = 0,1mol \cr&\Rightarrow {n_{{O_2}}} = 0,25mol  \cr  & {V_{kk}} = 0,25.22,4.{{100} \over {20}} = 28lit(đktc). \cr} \)

Câu 8: (C)

CH3 – CH3 tương tự CH4 có phản ứng thế  với brom khi có ánh sáng và brom ở thể tích tương tự khí clo.

Benzen (C6H6) khi có Fe làm xúc tác brom sẽ thế nguyên tử H của benzen tương tự như clo.

II.Tự luận 

Câu 9: 

Etilen và axetilen có tính chất hóa học gần giống nhau:

-Cùng có phản ứng cộng với dung dịch brom. Viết 2 phương trình hóa học.

- Cùng có phản ứng cháy khi đốt cho sản phẩm là CO2 và H2O

Viết 2 phương trình hóa học:

Etilen và axetilen có tính chất hóa học khác nhau:

-Etilen có phản ứng trùng hợp tạo polietilen.

Câu 10:

\(\eqalign{  & Ca{C_2} + 2{H_2}O \to Ca{(OH)_2} + {C_2}{H_2}  \cr  & {n_{Ca{C_2}}} = {{10.(100 - 36)} \over {100}} = 6,4gam  \cr  &   \Rightarrow  {n_{Ca{C_2}}} = 6,4:64 = 0,1mol \cr& \Rightarrow  {n_{{C_2}{H_2}}} = 0,1mol  \cr  & {V_{{C_2}{H_2}}} = 0,1.22,4 = 2,24lit. \cr} \)

Câu 11:

\(\eqalign{  & {C_2}{H_2} + 2B{r_2} \to {C_2}{H_2}B{r_4}  \cr  & {C_2}{H_4} + B{r_2} \to {C_2}{H_4}B{r_2} \cr} \)

Gọi x, y lần lượt là số mol của C2H2 và C2H4 trong 5,6 lít hỗn hợp.

Ta có: \(x + y = \dfrac{5,6}{22,4} = 0,25\)

Dung dịch Br2 nặng thêm = khối lượng C2H2 + khối lượng C2H4 \(=26x + 28y = 6,8\)

Giả ra ta có: \(x = 0,1\) mol, \(y = 0,15\) mol

Vậy thể tích C2H2 (đktc) \(= 0,1.22,4 = 2,24\) lít

Thể tích C2H4 (đktc) \(= 0,15.22,4 = 3,36\) lít.