Câu 1: Nơi nước và các chất hoà tan đi qua trước khi vào mạch gỗ của rễ là:
a/ Tế bào lông hút
b/ Tế bào nội bì
c/ Tế bào biểu bì
d/ Tế bào vỏ.
Câu 2: Đặc điểm cấu tạo của tế bào lông hút ở rễ cây là:
a/ Thành tế bào mỏng, có thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.
b/ Thành tế bào dày, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.
c/ Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm nhỏ.
d/ Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.
Câu 3: Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu:
a/ Qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.
b/ Từ mạch gỗ sang mạch rây.
c/ Từ mạch rây sang mạch gỗ.
d/ Qua mạch gỗ.
Câu 4: Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là:
a/ Lực đẩy của rể (do quá trình hấp thụ nước).
b/ Lực hút của lá do (quá trình thoát hơi nước).
c/ Lực liên kết giữa các phân tử nước.
d/ Lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.
Câu 5: Sự đóng chủ động của khí khổng diễn ra khi nào?
a/ Khi cây ở ngoài sáng.
b/ Khi cây ở trong tối.
c/ Khi lượng axit abxixic (ABA) giảm đi.
d/ Khi cây ở ngoài sáng và thiếu nước.
Câu 6: Nhiệt độ có ảnh hưởng:
a/ Chỉ đến sự vận chuyển nước ở thân.
b/ Chỉ đến quá trình hấp thụ nước ở rể.
c/ Chỉ đến quá trình thoát hơi nước ở lá.
d/ Đến cả hai quá trình hấp thụ nước ở rể và thoát hơi nước ở lá.
Câu 7: Các nguyên tố đại lượng (Đa) gồm:
a/ C, H, O, N, P, K, S, Ca, Fe.
b/ C, H, O, N, P, K, S, Ca,Mg.
c/ C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn.
d/ C, H, O, N, P, K, S, Ca, Cu.
Câu 8: Vai trò của Nitơ đối với thực vật là:
a/ Thành phần của axit nuclêôtit, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả,
phát triển rễ.
b/ Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng.
c/ Thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hoá enzim.
d/ Thành phần của prôtêin và axít nuclêic.
Câu 9: Sự biểu hiện triệu chứng thiếu sắt của cây là:
a/ Gân lá có màu vàng và sau đó cả lá có màu vàng.
b/ Lá nhỏ có màu vàng.
c/ Lá non có màu lục đậm không bình thường.
d/ Lá nhỏ, mềm, mầm đỉnh bị chết.
Câu 10: Khái niệm pha sáng nào dưới đây của quá trình quang hợp là đầy đủ nhất?
a/ Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng
trong các liên kết hoá học trong ATP.
b/ Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng
trong các liên kết hoá học trong ATP và NADPH.
c/ Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng
trong các liên kết hoá học trong NADPH.
d/ Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được chuyển thành năng lượng trong các
liên kết hoá học trong ATP.
Câu 11: Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp?
a/ Tích luỹ năng lượng.
b/ Tạo chất hữu cơ.
c/ Cân bằng nhiệt độ của môi trường.
d/ Điều hoà nhiệt độ của không khí.
Câu 12: Pha tối diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp?
a/ Ở màng ngoài.
b/ Ở màng trong.
c/ Ở chất nền.
d/ Ở tilacôit
Câu 13: Những cây thuộc nhóm thực vật CAM là:
a/ Lúa, khoai, sắn, đậu.
b/ Ngô, mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu.
c/ Dứa, xương rồng, thuốc bỏng.
d/ Rau dền, kê, các loại rau
Câu 14: Các tilacôit không chứa:
a/ Hệ các sắc tố.
b/ Các trung tâm phản ứng.
c/ Các chất chuyền điện tử.
d/ enzim cácbôxi hoá.
Câu 15: Điểm bù ánh sáng là:
a/ Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp.
b/ Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.
c/ Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp nhỏ hơn cường độ hô hấp.
d/ Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp lớn gấp 2 lần cường độ hô hấp.
Câu 16: Sự trao đổi nước ở thực vật C4 khác với thực vật C3 như thế nào?
a/ Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước nhiều hơn.
b/ Nhu cầu nước cao hơn, thoát hơi nước cao hơn.
c/ Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước ít hơn.
d/ Nhu cầu nước cao hơn, thoát hơi nước ít hơn.
Câu 17: Ý nào dưới đây không đúng với sự giống nhau giữa thực vật CAM với thực vật C4
khi cố định CO2 ?
a/ Đều diễn ra vào ban ngày.
b/ Tiến trình gồm hai giai đoạn (2 chu trình).
c/ Sản phẩm quang hợp đầu tiên.
d/ Chất nhận CO2
Câu 18: Bào quan thực hiện chức năng hô hấp chính là:
a/ Mạng lưới nội chất.
b/ Không bào.
c. Lục lạp.
d/ Ty thể.
Câu 19: Quá trình quang hợp chỉ diễn ra ở:
a/ Thực vật và một số vi khuẩn.
b/ Thực vật, tảo và một số vi khuẩn.
c/ Tảo và một số vi khuẩn.
d/ Thực vật, tảo.
Câu 20: Nơi diễn ra sự hô hấp ở thực vật là:
a/ Ở rễ
b/ Ở thân.
c/ Ở lá.
d/ Tất cả các cơ quan của cơ thể.
Câu 21: Chu trình crep diễn ra ở trong:
a/ Ty thể.
b/ Tế bào chất.
c/ Lục lạp.
d/ Nhân.
Câu 22: Hô hấp ánh sáng xảy ra:
a/ Ở thực vật C4.
b/ Ở thực vật CAM.
c/ Ở thực vật C3
d/ Ở thực vật C4 và thực vật CAM.
Câu 23: Kết thúc quá trình đường phân, từ 1 phân tử glucôzơ, tế bào thu được:
a/ 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
b/ 1 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
c/ 2 phân tử axit piruvic, 6 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
d/ 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 4 phân tử NADH.
Câu 24: Ở động vật chưa có túi tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào?
a/ Tiêu hóa ngoại bào.
b/ Tiêu hoá nội bào.
c/ Tiêu hóa ngoại bào tiêu hoá nội bào.
d/ Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.
Câu 25: Sự tiêu hoá thức ăn ở thú ăn cỏ như thế nào?
a/ Tiêu hoá hoá và cơ học.
b/ Tiêu hoá hoá, cơ học và nhờ vi sinh vật cộng sinh.
c/ Chỉ tiêu hoá cơ học.
d/ Chỉ tiêu hoá hoá học.
Câu 26: Diều ở các động vật được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hoá?
a/ Diều được hình thành từ tuyến nước bọt.
b/ Diều được hình thành từ khoang miệng.
c/ Diều được hình thành từ dạ dày.
d/ Diều được hình thành từ thực quản.
Câu 27: Ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào?
a/ Tiêu hóa ngoại bào.
b/ Tiêu hoá nội bào.
c/ Tiêu hóa ngoại bào tiêu hoá nội bào.
d/ Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.
Câu 28: Tiêu hoá là:
a/ Quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng từ thức ăn cho cơ thể.
b/ Quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể.
c/ Quá trình tạo ra các chất chất dinh dưỡng cho cơ thể.
d/ Quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà
cơ thể có thể hấp thu được.
Câu 29: Dạ dày ở động vật ăn thực vật nào chỉ có một ngăn?
a/ Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê.
b/ Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò.
c/ Ngựa, thỏ, chuột.
d/ Trâu, bò, cừu, dê.
Câu 30: Động vật đơn bào hay đa bào có tổ chức thấp (ruột khoang, giun tròn, giun dẹp) có
hình thức hô hấp như thế nào?
a/ Hô hấp bằng mang.
b/ Hô hấp bằng phổi.
c/ Hô hấp bằng hệ thốnh ống khí.
d/ Hô hấp qua bề mặt cơ thể.
Câu 31: Mao mạch là
a/ Những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi thu hồi
sản phẩm trao đổi chất giữa máu và tế bào.
b/ Những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành
trao đổi chất giữa máu và tế bào.
c/ Những mạch máu nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi
chất giữa máu và tế bào.
d/ Những điểm ranh giới phân biệt động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành
trao đổi chất giữa máu với tế bào.
Câu 32: Hệ tuần hoàn kín đơn có ở những động vật nào?
a/ Chỉ có ở mực ống, bạch tuột, giun đốt và chân đầu và cá.
b/ Chỉ có ở cá, lưỡng cư và bò sát.
c/ Chỉ có ở cá, lưỡng cư.
d/ Chỉ có ở mục ống, bạch tuột, giun đốt và chân đầu.
Câu 33: Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:
a/ Trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết.
b/ Các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu…
c/ Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.
d/ Cơ quan sinh sản
Câu 34: Máu vận chuyển trong hệ mạch nhờ:
a/ Dòng máu chảy liên tục.
b/ Sự va đẩy của các tế bào máu.
c/ Co lóp của mạch.
d/ Năng lượng co tim.
Câu 35: Chứng huyết áp thấp biểu hiện khi:
a/ Huyết áp cực đại thường xuống dưới 80mmHg.
b/ Huyết áp cực đại thường xuống dưới 60mmHg.
c/ Huyết áp cực đại thường xuống dưới 70mmHg.
d/ Huyết áp cực đại thường xuống dưới 90mmHg.
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
B |
D |
D |
B |
A |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
C | B | D | A | B |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
C |
C |
C |
D |
B |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
C | A | D | B | D |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
A |
C |
A |
C |
C |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
D | A | D | C | D |
31 |
32 |
33 |
34 |
35 |
B |
A |
A |
D |
A |