A.TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) Hãy khoanh vào đáp án đúng:
Câu 1: Tiêu hóa nội bào là quá trình phân hủy thức ăn xảy ra trong:
A. Tế bào.
B. Trong túi tiêu hóa.
C. Ống tiêu hóa.
D. Cơ thể.
Câu 2: Sự thông khí ở phổi của bò sát, chim và thú chủ yếu nhờ:
A. Sự vận động của toàn bộ hệ cơ. B. Sự vận động của các chi. C. Sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng. D. Các cơ quan hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực hoặc khoang bụng.
Câu 3: Người già bị huyết áp cao dễ bị xuất huyết não vì:
A. Mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, nhất là mạch ở não. B. Tính đàn hồi của thành mạch kém, dễ xuất hiện những cục máu đông gây tắc mạch. C. Thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém nên dễ bị đứt mạch D. Mạch bị xơ cứng, khó co bóp, nên khí áp lực máu trong thành mạch tăng dễ làm đứt mạch
Câu 4: Sai khác chủ yếu giữa động vật biến nhiệt và động vật hằng nhiệt là:
A. Khả năng sống trong môi trường nóng hoặc lạnh. B. Môi trường sống trên cạn hoặc dưới nước C. Khả năng chịu nóng hay chịu lạnh. D. Khả năng điều hòa thân nhiệt khi nhiệt độ môi trường thay đổi
Câu 5: Ở người, thời gian mỗi chu kỳ hoạt động của tim trung bình là:
A. 0,1 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,5
giây.
B. 0,8 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4
giây.
C. 0,12 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,4 giây, thời gian dãn chung là
0,6 giây.
D. 0,6 giây, trong đó tâm nhĩo co 0,1 giây, tâm thất co 0,2 giây, thời gian dãn chung là
0,6 giây.
Câu 6: Vì sao ta có cảm giác khát nước?
A. Do áp suất thẩm thấu trong máu giảm. B. Vì nồng độ glucôzơ trong máu tăng. C. Do áp suất thẩm thấu trong máu tăng. D. Vì nồng độ glucôzơ trong máu giảm
Câu 7: Ống tiêu hóa của ăn thực vật dài hơn ống tiêu hóa của thú ăn thịt vì:
A. Thức ăn thực vật nghèo chất dinh dưỡng, khó tiêu hóa và hấp thụ. B. Thức ăn thực vật nghèo năng lượng, động vật phải ăn nhiều nên ruột dài. C. Thức ăn thực vật ít axit amin, vitamin, động vật phải ăn nhiều nên ruột dài D. Thức ăn thịt giàu chất dinh dưỡng dễ tiêu hóa và hấp thu.
Câu 8: Các kiểu hướng động âm của rễ là:
A. Hướng nước, hướng hóa. B. Hướng sáng, hướng nước. C. Hướng sáng, hướng hóa. D. Hướng đất, hướng sáng.
Câu 9: Mao mạch là mạch máu rất nhỏ nối động mạch với tĩnh mạch
A. Và là nơi thu hồi sản phẩm trao đổi chất giữa máu và tế bào.
B. Và là nơi trao đổi khí O2 và CO2 giữa máu và tế bào.
C. Giúp máu được đưa đến từng tế bào của cơ thể.
D. Và là nơi trao đổi chất giữa máu và tế bào.
Câu 10: Điểm khác nhau giữa hệ tuần hoàn người và hệ tuần hoàn cá là:
A. Hệ mạch của người có động mạch tĩnh mạch và mao mạch, hệ mạch của cá có cấu tạo đơn giản. B. Tim người có tâm nhĩ và tâm thất, tim cá có 2 ngăn. C. Người có 2 vòng tuần hoàn, cá chỉ có 1 vòng tuần hoàn. D. Người có vòng tuần hoàn kín, cá có vòng tuần hoàn hở.
Câu 11: Tim 4 ngăn và 2 vòng tuần hoàn có ở:
A. Bò sát, chim, thú.
B. Chim và thú.
C. Thú.
D. Động vật có xương sống.
Câu 12: Khi cá thở ra, diễn biến nào sau đây đúng?
A. Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang đóng. B. Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang mở. C. Cửa miệng đóng, thềm miệng hạ xuống, nắp mang đóng. D. Cửa miệng đóng, thềm miệng hạ xuống, nắp mang mở.
Câu 13: Hiệu quả trao đổi khí của động vật liên quan đến:
A. Bề mặt trao đổi khí rộng. B. Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch và máu có sắc tố C. Các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí. D. Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm.
Câu 14: Trong túi tiêu hóa, thức ăn sau khi tiêu hóa ngoại bào lại được tiếp tục tiêu hóa nội bào vì:
A. Túi tiêu hóa chỉ có 1 lỗ thông ra bên ngoài B. Thức ăn chưa phân hủy hoàn toàn thành dạng đơn giản hấp thụ được. C. Thức ăn chưa được tiêu hóa hóa học. D. Tế bào thành túi tiết Enzim vào trong túi để tiêu hóa thức ăn.
Câu 15: Động vật nào sau đây vừa hô hấp qua da vừa hô hấp qua phổi?
A. Giun, bò sát.
B. Chim, thú.
C. Tôm, cua.
D. Ếch, nhái.
Câu 16: Huyết áp cao nhất trong (1) và máu chảy chậm nhất trong (2)
A. (1) Động mạch – (2) Mao mạch.
B. (1) Tĩnh mạch – (2) Động mạch.
C. (1) Tĩnh mạch – (2) Mao mạch.
D. (1) Động mạch – (2) Tĩnh mạch.
Câu 17: Ống tiêu hóa của người và động vật được phân hóa thành nhiều bộ phận có tác dụng:
A. Sự chuyển hóa về chức năng giúp quá trình tiêu hóa đạt hiệu quả cao. B. Làm nhỏ thức ăn. C. Làm tăng hiệu quả của tiêu hóa cơ học. D. Làm tăng diện tích tác dụng của Enzim lên thức ăn.
Câu 18: Những ứng động nào sau đậy là ứng động sinh trưởng?
A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng. B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở. C. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở. D. Lá cây họ đậu xòe ra và khép lại, khí khổng đóng mở.
Câu 19: Nội dung nào sau đây không đúng với tiêu hóa nội bào?
A. Thức ăn được tiêu hóa trong không bào tiêu hóa. B. Thức ăn được tiêu hóa hóa học nhờ Enzim do Lizôxôm tiết ra. C. Sự tiêu hóa xảy ra trong tế bào. D. Thức ăn được tiêu hóa cơ học.
Câu 20: Đối với sự duy trì ổn định pH máu, vai trò chủ yếu không thuộc về:
A. Phổi thải CO2.
B. Thận thải H+; HCO3...
C. Phổi hấp thu ôxi.
D. Hệ thống đệm trong máu.
Câu 21: Hoocmôn glucagon có vai trò:
A. Tác động lên thành mạch máu, chuyển Glucôzơ thành Glicôgen dự trữ. B. Tác động lên gan, phân giải Glucôgen thành Glucôzơ đưa vào máu C. Tác động lên tế bào, làm giảm ôxi hóa Glucôzơ ở tế bào. D. Tác động lên gan, chuyển Glucôzơ thành Glicôgen dự trữ.
Câu 22: Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng:
A. Làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường về trạng thái cân bằng và ổn định. B. Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn. C. Tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thần xung thần kinh. D. Làm biến đổi điều kiện lí hóa của môi trường trong cơ thể.
Câu 23: Trong ống tiêu hóa của thú ăn thực vật, thành xenlulôzơ của tế bào thực vật:
A. Được tiêu hóa nhờ các enzim tiết ra từ ống tiêu hóa. B. Được enzim trong tuyến nước bọt phân hủy thành các chất đơn giản. C. Được tiêu hóa nhờ vi sinh vật sống cộng sinh trong manh tràng và dạ dày. D. Không được tiêu hóa nhưng được phá vỡ nhờ co bóp mạnh của dạ dày.
Câu 24: Cân bằng nội môi thể hiện ở:
A. Phổi và ruột non đều có bề mặt trao đổi rộng. B. Kích thích mọi tế bào trong cơ thể đều như nhau. C. Khi nồng độ muối trong máu tăng, thận thải ra nhiều muối hơn. D. Khi lượng ôxi trong máu giảm, ta có cảm giác mệt mỏi.
II. Phần tự luận (4,0 điểm)
1. Macximop – Nhà Sinh lí thưc vật người Nga đã viết: “Thoát hơi nước là tai họa tất yếu của cây” Em hãy giải thích câu nói trên? (2 điểm)
2. Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kép của thú? (2,0 điểm)
I.TRẮC NGHIỆM
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
A |
D |
A |
D |
B |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
C | A | C | D | C |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
B | B | C | B | D |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
A |
A |
A |
D |
D |
21 |
22 |
23 |
24 |
|
B | B | C | C |
B. TỰ LUẬN
Câu 1:
- Vai trò của thoát hơi nước: ( 1 điểm)
+ Thoát hơi nước qua khí khổng, mở khí khổng, lấy CO2 cung cấp cho quang hợp.
+ Nêu khí khổng đóng thì quang hợp ngừng vì thiếu CO2.
+ Thoát hơi nước giúp giảm nhiệt độ bề mặt lá, giúp cây tránh bị đốt nóng để các quá trình sinh lí diễn ra bình thường.
+ Thoát hơi nước còn giúp cô đặc chất tổng hợp, tạo sự thiếu hụt (sự chênh lệch về thế nước) thúc đẩy các quá trình sinh lý diễn ra nhanh.
- “Thoát hơi nước là tai họa tất yếu của cây” vi:
+ Ta có thể hình dung nhu cầu nước của cây như sau: nước lấy vào thì đến 990g thoát ra ngoài qua bay hơi còn được giữ lại trong đó chỉ có l-2g dùng để tổng hợp chất khô còn 8-9g không dùng tổng hợp chất khô. (0.25 điểm)
“Tai họa” vì trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây phải mất đi một lượng nước quá lớn như vậy nó cần phải hấp thu một lượng nước lớn hơn. Điều này không dễ dàng gì trong môi trường luôn luôn biến đổi. Khi thiếu nước trong đất hay hạn hán thì thoát hơi nước là một thảm hoạ. (0.5 điểm)
“Tất yếu” là vì thực vật cần phải thoát nước mới lấy được nước. Cây thoát ra hơi nước tạo động lực trên để hút nước và muối khoáng, là động lực trên của quá trình hút nước và trao đổi nước và các ion khoáng; vận chuyển, phân phối . nước và các ion khoáng trong cây.
(0.25 điểm)
Câu 2:
- Vì hệ tuần hoàn có 2 vòng:
+ Vòng tuần hoàn lớn: Máu giàu O2 được tim bơm vào động mạch chủ vào các động mạch nhỏ hơn và đến mao mạch ở các cơ quan, bộ phận để thực hiện trao đổi chất và trao đổi khí. Sau đó, máu giàu CO2 đi theo tĩnh mạch về tim. (1,0 điểm)
+ Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu giàu CO2 được tim bơm lên phổi trao đổi khí và trở thành máu giàu O2 quay trở lại tim. (1,0 điểm)
+ Do có 2 vong tuần hoàn lớn và nhỏ nên hệ tuần hoàn của lưỡng cư, bò sát, chim và thú được gọi là hệ tuần hoàn kép.