Câu 1: Cho các kết luận sau:
(1) Không gây độc hại đối với cây trồng, vật nuôi. (2) Không độc nông phẩm và ô nhiễm môi trường. (3) Cung cấp các nguyên tố khoáng với hàm lượng rất lớn mà cây khó hấp thụ được hết. (4) Dư lượng phân bón khoáng chất sẽ làm xấu lí tính của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi.
Kết luận không đúng khi nói về hậu quả khi bón liều lượng phân bón hóa học cao quá mức cần thiết cho cây là:
A. (1), (2), (3), (4). B. (1), (2), (4). C. (1), (2). D. (1), (2), (3).
Câu 2: Cho các nhận định sau:
(1) Pha tối chỉ diễn ra ở trong bóng tối.
(2) Trong pha sáng diễn ra cần có ánh sáng.
(3) Trong quang hợp, O2 được giải phóng từ phân tử nước qua quá trình quang phân li nước.
(4) Quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM giống nhau ở pha sáng quang hợp.
Số nhận định đúng trong các nhận định trên là:
A. 4 B. 1
C. 2 D. 3
Câu 3: Đặc điểm của con đường thoát nước qua bề mặt cutin là:
A.Vận tốc lớn, được điều chỉnh. B. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh. C. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh. D. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh.
Câu 4: Cho các nhận định sau đây về hô hấp ở thực vật với vấn đề bảo quản nông sản, thực phẩm:
(1) Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản. (2) Hô hấp là nhiệt độ môi trường bảo quản tăng. (3) Hô hấp làm tăng độ ẩm, thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản. (4) Hô hấp không làm thay đổi khối lượng nông sản, thực phẩm.
Số nhận định đúng trong các nhận định nói trên là:
A. 4 B. 3
C. 1 D. 2
Câu 5:
Cột A |
Cột B |
1. Lá có bản rộng, mỏng. |
a. Trao đổi khí và hơi nước khi quang hợp. |
2. Mạch dẫn |
b. Chứa lục lạp thực hiện quang hợp. |
3. Biểu bì |
c. Hấp thụ được nhiều ánh sáng. |
4. Mô giậu |
d. Vận chuyển nước, khoáng và các chất hữu cơ. |
5. Khí khổng |
e. Bảo vệ. |
Hãy chọn đáp án đúng nhất khi kết hợp cột A với cột B là:
A. 1 – c, 2 – d, 3 – e, 4 – b, 5 – a. B. 1 – a, 2 – d, 3 – e, 4 – b, 5 – c. C. 1 – a, 2 – b, 3 – c, 4 – d, 5 – e. D. 1 – b, 2 – d, 3 – e, 4 – c, 5 – a.
Câu 6: Hô hấp sáng xảy ra qua 3 bào quan lần lượt là:
A.Ti thể ->lục lạp -> perôxixôm.
B. Lục lạp ->Ti thể -> perôxixôm.
C. Perôxixôm -> lục lạp -> ti thể.
D. Lục lạp ->perôxixôm -> ti thể.
Câu 7: Các dạng nitơ mà thực vật hấp thụ được là:
A. NH4+ và N2.
B. NO2- và NH4+.
C. NO3- và NH4+.
D. NO2- và NO3-.
Câu 8: Cho sơ đồ mô tóm tắt mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối trong quang hợp như sau:
Các số tương ứng 1, 2, 3, 4 sẽ là:
A. H2O, ATP, NADPH, CO2.
B. CO2, ATP, NADPH, RiDP.
C. H+, ATP, NADPH, CO2.
D. CO2, ATP, NADPH, H2O.
Câu 9: Cho các nhận định sau:
(1) Bảo quản trong điều kiện nồng độ O2 cao.
(2) Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao.
(3) Phơi khô nông sản.
(4) Bảo quản nông sản trong kho lạnh.
Số nhận định không đúng khi chọn phương pháp bảo quản nông sản là:
A. 3 B. 4
C. 2 D. 1
Câu 10: Khi được chiếu sáng cây xanh giải phóng O2, các phân tử O2 đó được bắt nguồn từ:
A.Sự khử CO2.
B. quá trình hô hấp sáng.
C. Quá trình quang phân li nước.
D. phân giải đường.
Câu 11: Khi trời nắng ta đứng dưới bóng cây cảm thấy mát hơn đứng dưới mái che bằng vật liệu xây dựng là vì:
A. Lá cây thoát hơi nước thường xuyên làm hạ nhiệt độ môi trường xung quanh tán lá. B. Lá cây đóng mở khí khổng thường xuyên ngay cả khi ở trong bóng tối. C. Lá cây đã làm cho không khí ẩm thường xuyên nhờ quá trình hút nước. D. Lá cây đã tạo ra sức hút nước trong cây.
Câu 12: Quá trình hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí (lên men) đều tạo năng lượng nhưng:
A. chỉ hô hấp kị khí mới giải phóng CO2 và ATP.
B. khác nhau ở giai đoạn đường phân.
C. chỉ hô hấp kị khí mới diễn ra trong ty thể.
D. khác nhau ở sản phẩm cuối cùng và giá trị năng lượng thu được.
Câu 13: Điểm bão hòa quang hợp là giá trị mà tại đó:
A. Quá trình quang hợp đạt cường độ cực đại và không tăng lên được nữa. B. Quá trình quang hợp không thể xảy ra được. C. Cường độ quang hợp cân bằng với cường độ hô hấp. D. Quá trình quang hợp cân bằng với quá trình trao đổi nước và muối khoáng.
Câu 14: Quang hợp ở thực vật:
A. là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thu để tổng hợp cacbonhyđrat và giải phóng oxy từ cacbonic và nước.
B. là quá trình tổng hợp được các hợp chất cacbonhyđrat và O2 từ các chất vô cơ đơn giản xảy ra ở lá cây.
C. là quá trình sử dụng năng lượng ATP được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbonhydrat và giải phóng ôxy từ CO2 và nước.
D. là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời được diệp lục hấp thu để tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản (CO2).
Câu 15: Củ cà rốt, quả gấc, trái cà chua chứa nhiều sắc tố quang hợp loại nào làm chúng có màu đỏ?
A. Diệp lục.
B. Phicobilin.
C. Carôtênôit.
D. Xantôphin .
Câu 16: Bào quan nào sau đây thực hiện chức năng quang hợp?
A. Lục lạp.
B. Grana.
C. Ty thể.
D. Diệp lục.
Câu 17: Enzim tham gia cố định nitơ tự do là:
A. Oxygenaza.
B. Cacboxylaza.
C. Nitrogenaza.
D. Restrictaza.
Câu 18: Quá trình hấp thụ nước ở rễ xảy ra theo những giai đoạn nào?
1) Giai đoạn nước từ đất vào lông hút 2) Giai đoạn nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ 3) Giai đoạn nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân. 4) Giai đoạn nước từ mạch gỗ của thân lên lá.
Tổ hợp đúng là:
A. 1, 2, 4
B. 1, 2, 3
C. 1, 3, 4
D. 2, 3, 4
Câu 19: Hệ số hô hấp là :
A. Tỉ số giữa số phân tử O2 thải ra và số phân tử CO2 lấy vào khi hô hấp.
B. Tỉ số giữa số phân tử O2 lấy vào và số phân tử CO2 lấy vào khi hô hấp.
C. Tỉ số giữa số phân tử CO2 lấy vào và số phân tử O2 thải ra khi hô hấp.
D. Tỉ số giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2 lấy vào khi hô hấp.
Câu 20: Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,5%, trong đất là 0,2%. Cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách nào?
A. Hấp thụ thụ động.
B. Khuếch tán.
C. Thẩm thấu.
D. Hấp thụ chủ động.
Câu 21: Quá trình hô hấp trong cơ thể thực vật, trải qua các giai đoạn:
A. Đường phân hiếu khí và chu trình Crep.
B. Đường phân và hô hấp hiếu khí.
C. Oxy hóa chất hữu cơ và khử.
D. Cacboxi hóa - khử - tái tạo chất nhận.
Câu 22: Sự khác nhau về hiệu quả năng lượng giữa quá trình hô hấp và qúa trình lên men?
A. Năng lượng ATP được giải phóng trong quá trình lên men gấp rất nhiều so với quá trình hô hấp hiếu khí. B. Năng lượng ATP được giải phóng trong quá trình hô hấp hiếu khí gấp rất nhiều so với quá trình lên men. C. Năng lượng ATP được giải phóng trong cả hai quá trình đó là như nhau. D. Năng lượng ATP được giải phóng trong quá trình lên men cao hơn quá trình hô hấp hiếu khí.
Câu 23: Hô hấp hiếu khí ở cây xanh:
A. Là quá trình thu nhận O2 trong không khí và thải CO2 vào môi trường xung quang.
B. Là quá trình phân giải chất hữu cơ và giải phóng năng lượng.
C. Là quá trình oxy hóa sinh học nguyên liệu hô hấp (gluozơ...) đến CO2, H2O và tích lũy lại năng lượng ở dạng dễ sử dụng là ATP.
D. Là quá trình khử các nguyên liệu hô hấp (gluozơ...) đến CO2, H2O và tích lũy lại năng lượng ở dạng dễ sử dụng là ATP.
Câu 24: Cho các nhóm đặc điểm sau ở lá cây:
I. Hình bản, xếp xen kẽ, hướng quang.
II. Có mô xốp gồm nhiều khoang trống chứa CO2; mô giậu chứa nhiều lục lạp.
III. Hệ mạch dẫn (gân lá) dày đặc, thuận lợi cho việc vận chuyển nước, khoáng và sản phẩm quang hợp.
IV. Bề mặt lá có nhiều khí khổng, giúp trao đổi khí.
Các nhóm đặc điểm phù hợp với chức năng quang hợp ở lá là:
A. II, III, IV.
B. I, II, III, IV.
C. I, II, IV.
D. I, II, III.
Câu 25: Nhận định nào không đúng khi nói về sự ảnh hưởng của một số nhân tố tới sự thoát hơi nước?
A. Điều kiện cung cấp nước và độ ẩm không khí ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước. B. Một số ion khoáng cũng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước do nó điều tiết độ mở của khí khổng. C. Các nhân tố ảnh hưởng đến độ mở của khí khổng sẽ ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước. D. Vào ban đêm, cây không thoát hơi nước vì khí khổng đóng lại khi không có ánh sáng.
Câu 26: Bản chất pha sáng của quá trình quang hợp là:
A. Pha khử nước để sử dụng H+ và êlectron cho việc hình thành ATP và NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.
B. Quang phân li nước để sử dụng H+ và êlectron cho việc hình thành ATP và NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.
C. Quang phân li nước để sử dụng H+ và êlectron cho việc hình thành ADP và NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.
D. Quang phân li nước để sử dụng H+, CO2 và êlectron cho việc hình thành ATP và NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.
Câu 27: Quan sát thí nghiệm ở hình sau (chú ý: ống nghiệm đựng nước vôi trong bị vẩn đục) và chọn kết luận đúng nhất:
A. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình quang hợp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra O2.
B. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình hô hấp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra CO2.
C. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình quang hợp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra CO2.
D. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình hô hấp ở hạt đang nảy mầm có sự tạo ra CaCO3.
Câu 28: Cho các loài cây sau: (1) Dứa, (2) Ngô, (3) Mía, (4) Lúa, (5) Thuốc bỏng, (6) Xương rồng. Nhóm cây có khả năng chịu hạn tốt có thể là:
A.(1), (5), (6). B. (3), (5), (6).
C. (1), (3), (5). D. (1), (3), (4).
Câu 29: Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra theo hướng nào?
A. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào →Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào. B. Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào. C. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa ngoại bào. D. Tiêu hóa ngoại bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào.
Câu 30: Điểm khác nhau giữa quá trình tiêu hoá ở Trùng giày và quá trình tiêu hoá ở Thuỷ tức là:
A. Ở Trùng giày, thức ăn được tiêu hoá trong không bào tiêu hoá - tiêu hoá nội bào. Ở Thuỷ tức, thức ăn được tiêu hoá trong túi tiêu hoá thành những phần nhỏ rồi tiếp tục được tiêu hoá nội bào. B. Ở Trùng giày, thức ăn được tiêu hoá trong túi tiêu hoá thành những phần nhỏ rồi tiếp tục được tiêu hoá nội bào. Ở Thuỷ tức, thức ăn được tiêu hoá trong không bào tiêu hoá - tiêu hoá nội bào. C. Ở Trùng giày, thức ăn được tiêu hoá ngoại bào thành các chất đơn giản hơn rồi tiếp tục được tiêu hoá nội bào. Ở Thuỷ tức, thức ăn được tiêu hoá trong túi tiêu hoá thành những chất đơn giản, dễ sử dụng. D. Ở Trùng giày, thức ăn được tiêu hoá ngoại bào rồi trao đổi qua màng vào cơ thể. Ở Thuỷ tức, thức ăn được tiêu hoá nội bào thành các chất đơn giản, dễ sử dụng.
Câu 31: Cho các nhận định sau:
(1) Chu trình C4 quá trình cố định CO2 tách biệt về mặt thời gian.
(2) Chu trình CAM quá trình cố định CO2 tách biệt về mặt không gian.
(3) Thực vật C4 bao gồm một số thực vật ở vùng nhiệt đới như: ngô, mía, cỏ lồng vực, ...
(4) Tên gọi thực vật C3, C4 là gọi theo sản phẩm cố định CO2 đầu tiên.
Số nhận định không đúng trong các nhận định trên là:
A. 4 B. 1
C. 3 D. 2
Câu 32: Người ta phân biệt nhóm thực vật C3, C4 chủ yếu dựa vào:
A. Có hiện tượng hô hấp sáng hay không có hiện tượng này.
B. Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên.
C. Sự khác nhau về cấu tạo mô giậu của lá.
D. Sự khác nhau ở các phản ứng sáng.
Câu 33: Sắc tố quang hợp quan trọng nhất trực tiếp tham gia chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học là loại:
A. Diệp lục a (C55H72O5N4Mg).
B. Phicobilin và xantôphin C40H54(OH)2.
C. Diệp lục b (C55H70O6 6N4Mg).
D. Carôtênôit (C40H56).
Câu 34: Khi đưa cây ra ngoài sáng, ... (1)... trong tế bào khí khổng tiến hành ... (2)... làm thay đổi nồng độ CO2 và tiếp theo là pH. Sự thay đổi này dẫn đến 1 kết quả là hàm lượng đường tăng, làm tăng ... (3)... trong tế bào. Hai tế bào ... (4) ... hút nước, trương nước và khí khổng mở.
Thứ tự 1, 2, 3, 4 đúng nhất là:
A. Lục lạp, áp suất thẩm thấu, quang hợp, khí khổng. B. Lục lạp, quang hợp, khí khổng, áp suất thẩm thấu. C. Lục lạp, quang hợp, áp suất thẩm thấu, khí khổng. D. Quang hợp, áp suất thẩm thấu, khí khổng, lục lạp.
Câu 35: Trong quá trình hô hấp, giai đoạn phân giải đường (đường phân) xảy ra ở chất tế bào có thể tóm tắt qua sơ đồ:
A. 1 phân tử Gluôzơ → 1 phân tử CO2.
B. 1 phân tử Gluôzơ → 2 phân tử Axit piruvic
C. 1 phân tử Gluôzơ → 1 phân tử Rượu êtilic
D. 1 phân tử Gluôzơ → 2 phân tử Axit lactic
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
C |
D |
B |
B |
A |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
D | C | A | D | C |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
A |
D |
A |
A |
C |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
A | C | B | D | D |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
B |
B |
C |
B |
D |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
B | B | D | C | A |
31 |
32 |
33 |
34 |
35 |
C |
D |
B |
A |
C |