Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 2 - Chương 1 - Sinh học 11

Câu 1: Điều nào sau đây là không đúng với dạng nước tự do?

a/ Là dạng nước chứa trong các khoảng gian bào.

b/ Là dạng nước chứa bị hút bởi các phân tử tích điện.

c/ Là dạng nước chứa trong các mạch dẫn.

d/ Là dạng nước chứa trong các thành phần của tế bào.

Câu 2: Khi tế bào khí khổng trương nước thì:

a/ Vách (mép ) mỏng căng ra, vách (mép) dày co lại làm cho khí khổng mở ra.

b/ Vách dày căng ra, làm cho vách mỏng căn theo nên khi khổng mở ra.

c/ Vách dày căng ra làm cho vách mỏng co lại nên khí khổng mở ra.

d/ Vách mỏng căng ra làm cho vách dày căng theo nên khí khổng mở ra.

Câu 3: Nước liên kết có vai trò:

a/ Làm tăng quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể.

b/ Làm giảm nhiệt độ của cơ thể khi thoát hơi nước.

c/ Làm tăng độ nhớt của chất nguyên sinh.

d/ Đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh của tế bào.

Câu 4: Sự mở chủ động của khí khổng diễn ra khi nào?

a/ Khi cây ở ngoài ánh sáng

b/ Khi cây thiếu nước.

c/ Khi lượng axit abxixic (ABA) tăng lên.

d/ Khi cây ở trong bóng râm.

Câu 5: Axit abxixic (ABA) tăng lên là nguyên nhân gây ra:

a/ Việc đóng khí khổng khi cây ở ngoài sáng.

b/ Việc mở khí khổng khi cây ở ngoài sáng.

c/ Việc đóng khí khổng khi cây ở trong tối.

d/ Việc mở khí khổng khi cây ở trong tối.

Câu 6: Con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) có đặc điểm là:

a/ Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

b/ Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

c/ Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.

d/ Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

Câu 7: Độ ẩm không khí liên quan đến quá trình thoát hơi nước ở lá như thế nào?

a/ Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước không diễn ra.

b/ Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng yếu.

c/ Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng mạnh.

d/ Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước càng mạnh.

Câu 8: Trong các bộ phận của rễ, bộ phận nào quan trọng nhất?

a/ Miền lông hút hút nước và muối kháng cho cây.

b/ Miền sinh trưởng làm cho rễ dài ra.

c/ Chóp rễ che chở cho rễ.

d/ Miền bần che chở cho các phần bên trong của rễ.

Câu 9: Nhân tố ảnh hưởng các bơm ion ở tế bào khí khổng làm tăng hàm lượng các ion chủ yếu đến quá trình thoát hơi nước ở lá với vai trò là tác nhân gây mở khí khổng là:

a/ Độ ẩm đất và không khí.

b/ Nhiệt độ.

c/ Anh sáng.

d/ Dinh dưỡng khoáng.

Câu 10: Biện pháp nào quan trọng giúp cho bộ rễ cây phát triển?

a/ Phơi ải đất, cày sâu, bừa kĩ.

b/ Tưới nước đầy đủ và bón phân hữu cơ cho đất.

c/ Vun gốc và xới xáo cho cây.

d/ Tất cả các biện pháp trên.

Câu 11: Vì sao sau kho bón phân, cây sẽ khó hấp thụ nước?

a/ Vì áp suất thẩm thấu của đất giảm.

b/ Vì áp suất thẩm thấu của rễ tăng.

c/ Vì áp suất thẩm thấu của đất tăng.

d/ Vì áp suất thẩm thấu của rễ giảm.

Câu 12: Vai trò của kali đối với thực vật là:

a/ Thành phần của prôtêin và axít nuclêic.

b/ Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng.

c/ Thành phần của axit nuclêôtit, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả,

phát triển rễ.

d/ Thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hoá enzim.

Câu 13: Thông thường độ pH trong đất khoảng bao nhiêu là phù hợp cho việc hấp thụ tốt phần lớn các chất?

a/ 7 – 7,5

b/ 6 – 6,5

c/ 5 – 5,5

d/ 4 – 4,5.

Câu 14: Sự biểu hiện của triệu chứng thiếu lưu huỳnh của cây là:

a/ Lá nhỏ có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.

b/ Lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.

c/ Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.

d/ Sinh trưởng bị còi cọc, lá có màu vàng.

Câu 15: Sản phẩm của pha sáng gồm có:

a/ ATP, NADPH và O2

b/ ATP, NADPH và CO2

c/ ATP, NADP+ và O2

d/ ATP, NADPH.

Câu 16: Vì sao lá cây có màu xanh lục?

a/ Vì diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

b/ Vì diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

c/ Vì nhóm sắc tố phụ (carootênôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

d/ Vì hệ sắc tố không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

Câu 17: Những cây thuộc nhóm thực vật C4 là:

a/ Lúa, khoai, sắn, đậu.

b/ Mía, ngô, cỏ lồng vực, cỏ gấu.

c/ Dứa, xương rồng, thuốc bỏng.

d/ Rau dền, kê, các loại rau.

Câu 18: Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình C4 là:

a/ APG (axit phốtphoglixêric).

b/ ALPG (anđêhit photphoglixêric).

c/ AM (axitmalic).

d/ Một chất hữu cơ có 4 các bon trong phân tử ( axit ôxalô axêtic – AOA).

Câu 19: Pha tối trong quang hợp hợp của nhóm hay các nhóm thực vật nào chỉ xảy ra trong chu trình canvin?

a/ Nhóm thực vật CAM.

b/ Nhóm thực vật C4 và CAM.

c/ Nhóm thực vật C4.

d/ Nhóm thực vật C3.

Câu 20: Các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình:

a/ Tổng hợp ADN.

b/ Tổng hợp lipit.

c/ Tổng hợp cacbôhđrat.

d/ Tổng hợp prôtêin.

Câu 21: Năng suất sinh học là:

a/ Tổng lượng chất khô tích luỹ được trong mỗi giờ trên một ha gieo trồng trong suốt

thời gian sinh trưởng.

b/ Tổng lượng chất khô tích luỹ được trong mỗi tháng trên một ha gieo trồng trong suốt

thời gian sinh trưởng.

c/ Tổng lượng chất khô tích luỹ được trong mỗi phút trên một ha gieo trồng trong suốt

thời gian sinh trưởng.

d/ Tổng lượng chất khô tích luỹ được trong mỗi ngày trên một ha gieo trồng trong suốt

thời gian sinh trưởng.

Câu 22: Khi được chiếu sáng, cây xanh giải phóng ra khí O2. Các phân tử O2 đó được bắt nguồn từ:

a/ Sự khử CO2.

b/ Sự phân li nước.

c/ Phân giải đường.

d/ Quang hô hấp.

Câu 23: Sản phẩm của sự phân giải kị khí (lên men) từ axit piruvic là:

a/ Rượi êtylic + CO2+ Năng lượng.

b/ Axit lactic + CO2+ Năng lượng.

c/ Rượi êtylic + Năng lượng.

d/ Rượi êtylic + CO2.

Câu 24: Hai loại bào quan của tế bào làm nhiệm vụ chuyển hoá là:

a/ Sắc lạp và bạch lạp.

b/ Ty thể  c và bạch lạp.

c/ Ty thể và sắc lạp.

d/ Ty thể và bạch lạp.

Câu 25: Chức năng quan trọng nhất của quá trình đường phân là:

a/ Lấy năng lượng từ glucôzơ một cách nhanh chóng.

b/ Thu được mỡ từ Glucôse.

c/ Cho phép cacbohđrat thâm nhập vào chu trình crép.

d/ Có khả năng phân chia đường glucôzơ thành tiểu phần nhỏ.

Câu 26: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn thịt.

a/ Dạ dày đơn.

b/ Ruột ngắn.

c/ Thức ăn qua ruột non trải qua tiêu hoá cơ học, hoá học và được hấp thụ.

d/ Manh tràng phát triển.

Câu 27: Dạ dày ở những động vật ăn thực vật nào có 4 ngăn?

a/ Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò.

b/ Ngựa, thỏ, chuột.

c/ Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê.

d/ Trâu, bò cừu, dê.

Câu 28: Đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thịt là:

a/ Vừa nhai vừa xé nhỏ thức ăn.

b/ Dùng răng xé nhỏ thức ăn rồi nuốt.

c/ Nhai thức ăn trước khi nuốt.

d/ Chỉ nuốt thức ăn.

Câu 29: Quá trình tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá diễn ra như thế nào?

a/ Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được

hấp thụ vào máu.

b/ Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học và hoá học trở thành chất đơn giản

và được hấp thụ vào máu.

c/ Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi hoá học trở thành chất đơn giản và được

hấp thụ vào máu.

d/ Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được hấp

thụ vào mọi tế bào.

Câu 30: Vì sao ở cá, nước chảy từ miệng qua mang theo một chiều?

a/ Vì quá trình thở ra và vào diễn ra đều đặn.

b/ Vì cửa miệng thềm miệng và nắp mang hoạt động nhịp nhàng.

c/ Vì nắp mang chỉ mở một chiều.

d/ Vì cá bơi ngược dòng nước.

Câu 31: Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào trao đổi khí hiệu quả nhất?

a/ Phổi của bò sát.

b/ Phổi của chim.

c/ Phổi và da của ếch nhái.

d/ Da của giun đất.

Câu 32: Máu chảy trong hệ tuần hoàn hở như thế nào?

a/ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực lớn, tốc độ máu chảy cao.

b/ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

c/ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh.

d/ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.

Câu 33: Máu trao đổi chất với tế bào ở đâu?

a/ Qua thành tĩnh mạch và mao mạch.

b/ Qua thành mao mạch.

c/ Qua thành động mạch và mao mạch.

d/ Qua thành động mạch và tĩnh mạch

Câu 34: Hệ tuần hoàn kín có ở động vật nào?

a/ Chỉ có ở động vật có xương sống.

b/ Mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương sống.

c/ Chỉ có ở đa số động vật thân mềm và chân khớp.

d/ Chỉ có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu.

Câu 35: Vai trò cụ thể của các hoocmôn do tuỵ tiết ra như thế nào?

a/ Dưới tác dụng phối hợp của insulin và glucagôn lên gan làm chuyển glucôzơ thành

glicôgen dự trữ rất nhanh

b/ Dưới tác động của glucagôn lên gan làm chuyển hoá glucôzơ thành glicôgen, còn với

tác động của insulin lên gan làm phân giải glicôgen thành glucozơ.

c/ Dưới tác dụng của insulin lên gan làm chuyển glucozơ thành glicôgen dự trữ, còn dưới

tác động của glucagôn lên gan làm phân giải glicôgen thành glucôzơ.

d/ Dưới tác dụng của insulin lên gan làm chuyển glucozơ thành glicôgen dự trữ, còn với

tác động của glucagôn lên gan làm phân giải glicôgen thành glucôzơ nhờ đó nồng độ

glucôzơ trong máu giảm.

Lời giải

1

2

3

4

5

B

D

D

A

A

6

7

8

9

10

C C A C D

11

12

13

14

15

C

B

B

B

A

16

17

18

19

20

D B D D C

21

22

23

24

25

D

C

A

B

C

26

27

28

29

30

D D B B B

31

32

33

34

35

B

B

B

B

C