Câu 1: Một allele nào đó dù là có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và một allele có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể là do tác động của
A. giao phối không ngẫu nhiên B. chọn lọc tự nhiên C. các yếu tố ngẫu nhiên D. đột biến
Câu 2: Đặc điểm chung của nhân tố đột biến và di - nhập gen là
A. không làm thay đổi tần số alen của quần thể
B. có thể làm xuất hiện các kiểu gen mới trong quần thể
C. làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể
D. luôn làm tăng tần số kiểu gen dị hợp trong quần thể
Câu 3: Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, gene đột biến gây hại nào dưới đây có thể bị loại khỏi quần thể nhanh nhất ?
A. Gene trội nằm trên nhiễm sắc thể thường
B. Gene lặn nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X
C. Gene lặn nằm trên đoạn tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y
D. Gene lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường
Câu 4: Khi nói về nguồn nguyên liệu của tiến hóa, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tiến hóa sẽ không xảy ra nếu quần thể không có các biến dị di truyền.
B. Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trị tiến hóa.
C. Đột biến gene là nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hóa.
D. Nguồn biến dị của quần thể có thể được bổ sung bởi sự nhập cư.
Câu 5: Nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá là:
A. biến dị đột biến. B. biến dị tổ hợp. C. đột biến gene. D. đột biến NST.
Câu 6: Nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá là:
A. biến dị đột biến. B. biến dị tổ hợp. C. đột biến gene. D. đột biến số lượng NST.
Câu 7: Nhân tố tiến hoá không làm thay đổi tần số allele thuộc một gene của quần thể là:
A. đột biến. B. CLTN. C. di - nhập gene. D. giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 8: Theo thuyết tiến hoá hiện đại, đơn vị tiến hoá cơ sở ở những loài giao phối là:
A. cá thể. B. quần thể. C. loài D. nòi sinh thái.
Câu 9: Theo Đacuyn, đơn vị tiến hoá cơ sở ở những loài giao phối là:
A. cá thể. B. quần thể. C. loài D. nòi sinh thái.
Câu 10: Quá trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh đối với những loài có hệ gene như thế nào?
A. Hệ gene đơn bội. B. Hệ gene lưỡng bội. C. Hệ gene đa bội. D. Hệ gene lệch bội.
Câu 11: Quan điểm tiến hóa hiện đại phân biệt các loại thích nghi là
A. thích nghi cá thể và thích nghi quần thể. B. thích nghi kiểu hình và thích nghi kiểu gene.
C. thích nghi sinh sản và thích nghi di truyền. D. thích nghi sinh thái và thích nghi địa lý.
Câu 12: Thường biến được xem là biểu hiện của
A. thích nghi địa lí. B. thích nghi kiểu hình. C. thích nghi kiểu gene. D. thích nghi di truyền.
Câu 13: Hiện tượng nào sau đây không phải là biểu hiện của thích nghi kiểu hình ?
A. Sự thay đổi màu da theo nền môi trường của con tắc kè hoa.
B. Cáo Bắc cực có bộ lông trắng về mùa đông.
C. Cây rau mác, lá bị ngập nước có dạng hình bản dài và mềm.
D. Con bọ que có thân và các chi giống cái que.
Câu 14: Mỗi đặc điểm thích nghi kiểu gene trên cơ thể sinh vật được hình thành qua một quá trình lịch sử chịu sự chi phối của
A. đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên.
B. giao phối, chọn lọc tự nhiên và sự cách ly.
C. đột biến, giao phối và sự cách ly.
D. đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên và sự cách ly.
Câu 15: Trong phương thức hình thành loài bằng con đường địa lí (hình thành loài khác khu vực địa lí), nhân tố trực tiếp gây ra sự phân hóa vốn gene của quần thể gốc là
Câu 16: Tiêu chuẩn hay nhóm tiêu chuẩn nào thường dùng để phân biệt hai loài giao phối có quan hệ thân thuộc?
A. Tiêu chuẩn cách li sinh sản. B. Tiêu chuẩn hoá sinh.
C. Tiêu chuẩn hình thái và hoá sinh. D. Tiêu chuẩn hình thái.
Câu 17: Quần thể cây tứ bội được hình thành từ quần thể cây lưỡng bội có thể xem như loài mới vì
A. cây tứ bội giao phấn với cây lưỡng bội cho đời con bất thụ.
B. cây tứ bội có khả năng sinh sản hữu tính kém hơn cây lưỡng bội.
C. cây tứ bội có khả năng sinh trưởng, phát triển mạnh hơn cây lưỡng bội.
D. cây tứ bội có cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản lớn hơn cây lưỡng bội.
Câu 18: Trong các cơ chế cách li sinh sản, cách li trước hợp tử thực chất là
A. ngăn cản sự thụ tinh tạo thành hợp tử. B. ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai.
C. ngăn cản con lai hình thành giao tử. D. ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai hữu thụ.
Câu 19: Những con đường nào là phương thức hình thành loài cùng khu?
A. Con đường địa lí, con đường lai xa và đa bội hoá.
B. Con đường địa lí và cách li tập tính.
C. Con đường sinh thái; con đường lai xa và đa bội hoá.
D. Con đường địa lí và sinh thái
Câu 20: Khi nói về quá trình hình thành loài mới theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
B. Hình thành loài bằng con đường sinh thái thường gặp ở thực vật và động vật ít di chuyển xa.
C. Hình thành loài là quá trình tích luỹ các biến đổi đồng loạt do tác động trực tiếp của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật.
D. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa xảy ra phổ biến ở thực vật.
Câu 21: Để khắc phục hiện tượng bất thụ của cơ thể lai xa ở động vật, người ta sử dụng biện pháp nào sau đây?
A. Gây đột biến đa bội thể. B. Không có biện pháp.
C. Gây đột biến gene. D. Tạo ưu thế lai
Câu 22: Trong tự nhiên có các nòi
A. nòi sinh thái, nòi sinh học, nòi sinh sản. B. nòi địa lý, nòi sinh sản.
C. nòi địa lý, nòi sinh thái, nòi sinh học. D. nòi địa lý, nòi sinh học.
Câu 23: Nòi sinh thái là
A. nhóm quần thể phân bố trong một khu vực địa lí xác định.
B. nhóm quần thể thích nghi với những điều kiện sinh thái xác định.
C. nhóm quần thể sống trên loài vật chủ xác định.
D. nhóm quần thể có mùa sinh sản xác định.
Câu 24: Hình thành loài bằng con đường sinh thái là phương thức thường gặp ở những nhóm sinh vât
A. thực vật, động vật ít di động. B. động vật giao phối.
C. thực vật và động vật ký sinh. D. động vật di cư.
Câu 25: Hình thành loài mới bằng con đường địa lý là phương thức thường gặp ở
A. thực vật và đông vật. B. ở thực vật bậc cao.
C. thực vật và động vật ít di động. D. ở động vật bậc cao.
Câu 26: Quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra tương đối nhanh do
A. chọn lọc tự nhiên diễn ra theo nhiều hướng khác nhau.
B. lai xa và đa bội hoá.
C. quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý.
D. quá trình hình thành loài bằng con đường sinh thái.
Câu 27: Quá trình hình thành loài lúa mì (T.aestivum) được các nhà khoa học mô tả như sau : Loài lúa mì (T. monococcum) lai với loài cỏ dại (T. speltoides) đã tạo ra con lai. Con lai này được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì hoang dại (A. squarrosa). Loài lúa mì hoang dại (A. squarrosa) lai với loài cỏ dại (T. tauschii) đã tạo ra con lai. Con lai này lại được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì (T. aestivum). Loài lúa mì (T. aestivum) có bộ nhiễm sắc thể gồm
A. bốn bộ nhiễm sắc thể đơn bội của bốn loài khác nhau
B. bốn bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của bốn loài khác nhau
C. ba bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của ba loài khác nhau
D. ba bộ nhiễm sắc thể đơn bội của ba loài khác nhau
Câu 28: Theo qua niệm hiện đại, quá trình hình thành loài mới
A. không gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi.
B. là quá trình tích lũy các biến đổi đồng loạt do tác động trực tiếp của ngoại cảnh.
C. bằng con đường địa lí diễn ra rất nhanh chóng và không xảy ra đối với những loài động vật có khả năng phát tán mạnh.
D. là sự cải biến thành phần kiểu gene của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gene mới cách li sinh sản với quần thể gốc.
Câu 29: Nhóm sinh vật nào tiến hoá theo hướng đa dạng hoá các hình thức chuyển hoá vật chất thích nghi cao độ với các ổ sinh thái khác nhau?
A. Sinh vật kí sinh. B. Sinh vật sống cộng sinh.
C. Động vật có xương sống. D. Sinh vật nhân sơ.
Câu 30: Theo quan niệm hiện đại, kết quả của quá trình tiến hóa nhỏ là hình thành nên:
A. kiểu gen mới B. alen mới C. ngành mới D. loài mới