Câu 1: Động lượng là đại lượng véc tơ:
A. Có phương vuông góc với véc tơ vận tốc
B. Cùng phương, ngược chiều với véc tơ vận tốc.
C. Cùng phương, cùng chiều với véc tơ vận tốc.
D. Có phương hợp với véc tơ vận tốc một góc \(\alpha \)bất kỳ.
Câu 2: Một viên đạn khối lượng m = 10g bay theo phương ngang với vận tốc v1 = 300m/s xuyên qua một tấm gỗ dày 5cm. Sau khi xuyên qua tấm gỗ đạn có vận tốc v2 = 100m/s. Độ lớn lực cản trung bình của tấm gỗ tác dụng lên viên đạn là:
A. 2000N B. 8000N
C. 4000N D. 6000N
Câu 3: Mối liên hệ giữa áp suất, thể tích, nhiệt độ của một lượng khí trong quá trình nào sau đây không được xác định bằng phương trình trạng thái của khí lí tưởng
A. Nung nóng một lượng khí trong một xilanh kín làm khí nóng lên, nở ra đẩy pít-tông di chuyển
B. Nung nóng một lượng khí trong một bình hở
C. Nung nóng một lượng khí trong một bình đậy kín
D. Dùng tay bóp lõm quả bóng bàn
Câu 4: Động năng của vật sẽ giảm khi vật chuyển động
A. Chậm dần đều. B. Tròn đều.
C. Thẳng đều. D. Nhanh dần đều.
Câu 5: Trên đồ thị (p,T), đường đẳng tích là đường:
A. đường thẳng có phương qua O.
B. đường thẳng vuông góc với trục T.
C. đường thẳng vuông góc với trục p.
D. đường hyperbol.
Câu 6: Tính khối lượng hơi nước có trong phòng thể tích 100 m3 ở nhiệt độ 25 0C và độ ẩm tương đối là 65%. Biết độ ẩm cực đại ở 25 0C là 23 g/m3.
A. 0,230 kg. B. 2,300 kg.
C. 1,495 kg. D. 14,95 kg.
Câu 7: Một phòng có kích thước 8 m x 5 m x 4 m. Ban đầu không khí trong phòng ở điều kiện tiêu chuẩn, sau đó nhiệt độ của không khí tăng lên tới 10 0C, trong khi áp suất là 78 cmHg. Tính thể tích của lượng khí đã ra khỏi phòng và khối lượng không khí còn lại trong phòng. Biết khối lượng riêng của không khí ở điều kiện tiêu chuẩn (áp suất 760 mmHg, nhiệt độ 00C) là 1,29 kg/m3.
A. 1,6m3; 206,4 kg
B. 1,6m3; 204,3kg
C. 2,6m3; 206,4 kg
D. 2,6m3; 204,3 kg
Câu 8: Trong quá trình chất khí nhận nhiệt và sinh công thì A và Q trong biểu thức \(\Delta \)U = A + Q phải có giá trị nòa sau đây ?
A. Q > 0, A > 0. B. Q < 0, A < 0.
C. Q < 0, A > 0. D. Q > 0, A < 0.
Câu 9: Hiện tượng mao dẫn:
A. Chỉ xảy ra khi chất lỏng không làm dính ướt ống mao dẫn
B. Là hiện tượng mực chất lỏng dâng lên hay hạ xuống trong ống có tiết diện nhỏ so với chất lỏng bên ngoài ống
C. Chỉ xảy ra khi ống mao dẫn đặt vuông góc với chậu chất lỏng
D. Chỉ xảy ra khi ống mao dẫn là ống thẳng
Câu 10: Phương trình nào sau đây không phải là phương trình của định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt?
A. \(\frac{{{p_1}}}{{{V_1}}} = \frac{{{p_2}}}{{{V_2}}}\)
B. p1V1 = p2V2.
C. \(\frac{{{p_1}}}{{{p_2}}} = \frac{{{V_2}}}{{{V_1}}}\)
D. pV = const.
Câu 11: Đặc điểm và tính chất nào dưới đây là của chất rắn vô định hình ?
A. Có dạng hình học xác định.
B. Có cấu trúc tinh thể.
C. có tính dị hướng.
D. không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
Câu 12: Một vật được ném thẳng đứng lên cao từ mặt đất với vận tốc 6 m/s, bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 10 m/s2. Vị trí mà thế năng bằng động năng có độ cao là
A. 0,9 m. B. 1,8 m.
C. 3 m. D. 5 m.
Câu 13: Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử?
A. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động.
B. Va chạm vào thành bình, gây áp suất lên thành bình.
C. Chuyển động không ngừng.
D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
Câu 14: Một vòng nhôm mỏng có đường kính là 50mm được treo vào một lực kế lò xo sao cho đáy của vòng nhôm tiếp xúc với mặt nước. Tính lực F để kéo bứt vòng nhôm ra khỏi mặt nước. Hệ số căng mặt ngoài của nước là 72.10-3N/m.
A. F = 1,13.10-2N
B. F = 0,226N
C. F = 2,26.10-2N
D. F = 7,2.10-2N
Câu 15: Tính nhiệt lượng cần cung cấp để làm hóa hơi hoàn toàn 2 kg nước ở 20 0C. Biết nhiệt độ sôi, nhiệt dung riêng và nhiệt hóa hơi riêng của nước là 100 0C, 4200 J/kg.K và 2,3.106 J/kg.
A. 2,636.106 J. B. 26,36.106 J.
C. 5,272.106 J. D. 52,72.106 J.
Câu 16: Chiều của lực căng bề mặt chất lỏng có tác dụng :
A. Giữ cho mặt thoáng của chất lỏng luôn nằm ngang.
B. Giữ cho mặt thoáng của chất lỏng luôn ổn định.
C. Làm tăng diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
D. Làm giảm diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
Câu 17: Một tên lửa có khối lượng M = 5 tấn đang chuyển động với vận tốc v = 100 m/s thì phụt tức thời ra phía sau một lượng khí có khối lượng mo = 1 tấn với vận tốc v1 = 400 m/s đối với tên lửa. Sau khi phụt khí, vận tốc của tên lửa có giá trị là:
A. 225 m/s B. 180 m/s
C. 250 m/s D. 200 m/s
Câu 18: Chọn phát biểu sai.
A. Một vật lúc nào cũng có nội năng, do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng.
B. Đơn vị của nhiệt lượng cũng là đơn vị của nội năng.
C. Nhiệt lượng là số đo nội năng của vật trong quá trình truyền nhiệt.
D. Nhiệt lượng không phải là nội năng.
Câu 19: Một người đứng yên trong thang máy và thang máy đi lên với vận tốc không đổi. Lấy mặt đất làm gốc thế năng thì
A. thế năng của người tăng và động năng giảm.
B. thế năng của người giảm và động không đổi.
C. thế năng của người tăng và động năng không đổi.
D. thế năng của người giảm và động năng tăng.
Câu 20: Đun nóng khối khí trong một bình kín. Các phân tử khí
A. xích lại gần nhau hơn.
B. nở ra lớn hơn.
C. liên kết lại với nhau.
D. có tốc độ trung bình lớn hơn.
Câu 21: Một lò xo bị nén 5 cm. Biết độ cứng lò xo k = 100 N/m, thế năng của lò xo là
A. 0,25 J B. – 0,125 J
C. 0,125 J D. – 0, 25 J
Câu 22: Trong quá trình nén đẳng nhiệt của một khối khí lý tưởng, áp suất của khối khí thay đổi 1,25 lần thì thể tích của nó thay đổi 4 lít . Thể tích ban đầu của khối khí bằng:
A. 5 lít. B. 20 lít.
C. 15 lít . D. 10 lít .
Câu 23: Một vật nặng khối lượng m được treo vào đầu một sợi dây nhẹ, không dãn, chiều dài l = 1m, đầu trên của sơi dây cố định. Kéo vật tới vị trí sao cho dây treo hợp với phương thẳng đứng góc 450 rồi thả nhẹ, bỏ qua mọi ma sát. Lấy g = 9,8m/s2. Vận tốc của vật nặng khi nó về qua vị trí cân bằng là:
A. 2,4m/s B. 2,76m/s
C. 3,14m/s D. 1,58m/s
Câu 24: Một khối khí lý tưởng đang ở áp suất 2atm thì được nung nóng đến khi nhiệt độ tuyệt đối tăng lên 2 lần và thể tích tăng lên 2,5 lần. Áp suất của khối khí sau khi nung là:
A. 1,6atm. B. 1,4atm.
C. 2,5atm. D. 2,8atm.
Câu 25: Một toa xe khối lượng 2 tấn đang đứng yên thì bị một đầu máy khối lượng 3 tấn chuyển động với vận tốc 20 m/s va vào. Sau va chạm, hai vật móc vào nhau và chuyển động với tốc độ
A. 33 m/s; B. 30 m/s;
C. 13 m/s. D. 12 m/s;
Câu 26: Một khối khí lý tưởng đang ở nhiệt độ 270C, áp suất 3atm thì được nung nóng đẳng tích cho đến nhiệt độ 470C. Áp suất của khối khí sau khi nung nóng bằng:
A. 1,72atm. B. 2,81atm.
C. 5,22atm. D. 3,20atm.
Câu 27: Hệ thức DU = A + Q với A > 0, Q < 0 diễn tả cho quá trình nào của chất khí ?
A. Nhận công và nội năng giảm.
B. Nhận công và tỏa nhiệt.
C. Nhận nhiệt và sinh công.
D. Tỏa nhiệt và nội năng giảm.
Câu 28: Người ta thực hiện công 100J lên một khối khí và truyền cho khối khí một nhiệt lượng 40J. Độ biến thiên nội năng của khí là
A. 60J và nội năng giảm.
B. 140J và nội năng tăng.
C. 60J và nội năng tăng.
D. 140J và nội năng giảm.
Câu 29: Điều nào sau đây là sai khi nói về nhiệt nóng chảy?
A. Đơn vị của nhiệt nóng chảy là Jun (J).
B. Nhiệt nóng chảy tính bằng công thức Q = l.m ; trong đó l là nhiệt nóng chảy riêng, m là khối lượng của vật.
C. Các vật rắn có khối lượng bằng nhau thì có nhiệt nóng chảy như nhau.
D. Nhiệt nóng chảy của vật rắn là nhiệt lượng cung cấp cho vật rắn trong quá trình nóng chảy.
Câu 30: Gọi là góc hợp bởi hướng của lực tác dụng vào vật và hướng dịch chuyển của vật. Công của lực là công cản nếu
A. a =. B. 0 £ a < .
C. a = 0. D. < a £ p.
Câu 31: Một thanh thép ở 0 0C có độ dài 0,5 m. Tìm chiều dài thanh ở 20 0C. Biết hệ số nở dài của thép là 12.10- 6K-1
A. 0,62 m. B. 0,512 m.
C. 501,2 m. D. 500,12 mm.
Câu 32: Một ô tô có khối lượng 1000kg đang chạy với tốc độ 30m/s thì có động năng là:
A. 500kJ B. 450kJ
C. 600kJ D. 300kJ
Câu 33: Người ta bơm không khí ở áp suất khí quyển (p0 = 1atm) vào một quả bóng cao su, mỗi lần bơm đưa được 100cm3 không khí vào bóng. Bơm chậm để nhiệt độ không đổi và ban đầu trong bóng không có không khí. Biết rằng sau khi bơm bóng có thể tích 2,5 lít và áp suất không khí trong bóng là 3atm. Số lần cần bơm bóng là:
A. 100 lần. B. 25 lần.
C. 50 lần. D. 75 lần.
Câu 34: Động lượng của một vật có khối lượng m, chuyển động với vận tốc \(\vec v\) được tính bằng công thức :
A. \(\vec p\) = m.\(\vec v\) B. \(\vec p = \dfrac{1}{2}m.{v^2}\)
C. \(\vec p\)=\(\dfrac{1}{2}\)m.v D. \(\vec p\) = m.v
Câu 35: Một chiếc xe có khối lượng 1,1 tấn bắt đầu chạy với vận tốc bằng không với gia tốc là 4,6m/s2 trong thời gian 5s. Công suất trung bình của xe bằng:
A. 4 ,82.104W B. 2,53.104W
C. 5,82.104W D. 4,53.104W
Câu 36: Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Không khí càng ẩm khi nhiệt độ càng thấp.
B. Không khí càng ẩm khi lượng hơi nước trong không khí càng nhiều.
C. Không khí càng ẩm khi độ ảm tuyệt đối của không khí càng lớn.
D. Không khí càng ẩm khi hơi nước chứa trong không khí càng gần trạng thái bão hoà.
Câu 37: Một người nhấc một vật có khối lượng 6 kg lên độ cao 1 m rồi mang vật đó đi ngang được một độ dời 30 m. Công tổng cộng mà người đó thực hiện là
A. 1800J. B. 1860 J.
C. 60 J. D. 160 J.
Câu 38: Cơ năng là đại lượng:
A. Vô hướng, có thể dương, âm hoặc bằng không
B. Véc tơ, độ lớn có thể âm, dương hoặc bằng không
C. Vô hướng, có thể dương hoặc bằng không
D. Véc tơ, độ lớn có thể dương hoặc bằng không
Câu 39: Đặc tính nào dưới đây là của chất rắn đơn tinh thể?
A. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.
B. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.
C. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.
D. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.
Câu 40: Khi một vật khối lượng m chuyển động có vận tốc tức thời biến thiên từ đến thì công của các ngoại lực tác dụng lên vật tính bằng công thức nào sau đây?
A. A = m+ m.
B. A = mv2 – mv1.
C. A = m - m .
D. A = m- m.
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
C |
B |
B |
A |
A |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
C |
B |
D |
B |
A |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
D |
A |
A |
C |
C |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
D |
B |
A |
C |
D |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
C |
B |
A |
A |
D |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
D |
B |
B |
C |
D |
31 |
32 |
33 |
34 |
35 |
D |
B |
D |
A |
C |
36 |
37 |
38 |
39 |
40 |
D |
C |
A |
B |
C |