A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Một lượng khí lý tưởng biến đổi trạng thái từ (1) sang (2) có nhiệt độ không đổi. Gọi D1, P1, D2, P2 lần lượt là khối lượng riêng và áp suất của khí ở trạng thái (1) và trạng thái (2). Biểu thức liên hệ giữa khối lượng riêng và áp suất là:
A. \(\dfrac{{{P_1}}}{{{P_2}}} = \dfrac{{{D_1}}}{{{D_2}}}\)
B. \(\dfrac{{{P_1}}}{{{D_2}}} = \dfrac{{{P_2}}}{{{D_1}}}\)
C. \(\dfrac{{{P_1}}}{{{P_2}}} = \)\(\dfrac{{{D_2}}}{{{D_1}}}\)
D. P1P2 = D1D2.
Câu 2. Trong hệ toạ độ (P,V) đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng áp.
A. Đường hypebol.
B. Đường kéo dài đi qua gốc toạ độ.
C. Đường thẳng song song với trục P và cắt trục V tại điểm V = V0.
D. Đường thẳng song song với trục V và cắt trục P tại điểm P = P0.
Câu 3. Chọn câu sai. Chuyển động của phân tử trong chất khí là
A. chuyển động hỗn loạn quanh vị trí cân bằng cố định.
B. chuyển động hỗn loạn.
C. chuyển động hỗn loạn và không ngừng, chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ chất khí càng cao.
D. chuyển động không ngừng.
Câu 4. Đối với một lượng khí lý tưởng xác định, liên hệ giữa thể tích và nhiệt độ tuyệt đối trong quá trình đẳng áp là:
A. P.V=hs
B. \(\dfrac{P}{T}\)=hs
C. \(\dfrac{P}{V}\)=hs
D. \(\dfrac{V}{T}\)=hs
Câu 5. Có một lượng khí lý tưởng đựng trong một xylanh. Áp suất của khí sẽ biến đổi thế nào nếu thể tích của bình tăng gấp 3 lần, còn nhiệt độ tuyệt đối giảm đi một nửa.
A. Tăng 4 lần.
B. Tăng gấp đôi.
C. Giảm sáu lần.
D. Không thay đổi.
Câu 6. Một lượng khí lý tưởng biến đổi từ trạng thái (1) sang trạng thái (2), rồi sang trạng thái (3) như đồ thị biểu diễn. Sự biến đổi trạng thái của lượng khí trên trải qua hai quá trình nào sau đây:
A.(1) đến (2) đẳng tích, (2) đến (3) đẳng nhiệt
B. (1) đến (2) đẳng áp, (2) đến (3) đẳng nhiệt
C. (1) đến (2) đẳng tích, (2) đến (3) đẳng áp
D. (1) đến (2) đẳng áp, (2) đến (3) đẳng tích
Câu 7. Một cái bơm chứa 100 cm3 không khí ở nhiệt độ 270C và áp suất 105 Pa. Áp suất của không khí trong bơm khi không khí bị nén xuống còn 20 cm3 và nhiệt độ tăng lên đến 390C là
A. 2,5.104 Pa.
B. 2,5.105 Pa.
C. 5,2.104 Pa.
D. 5,2.105 Pa.
Câu 8. Trong quá trình đẳng tích áp suất của một lượng khí ở 2730K là 1,2. 105 Pa. Ở 300C áp suất của lượng khí đó là :
A. 2,66. 107 Pa.
B. 2,66. 104 Pa.
C. 1,33. 105 Pa.
D. 1,33. 106 Pa.
Câu 9. Một quả bóng có dung tích 2,5 lít. Người ta bơm không khí ở áp suất 105Pa vào bóng. Mỗi lần bơm được 125 cm3 không khí. Coi quả bóng trước khi bơm không có không khí và trong khi bơm nhiệt độ không khí không đổi. Áp suất của không khí trong quả bóng sau 45 lần bơm là
A. 2,25.105Pa B. 2,25.104Pa
C. 25.105Pa D. 22,5.105Pa
Câu 10. Điều nào sau đây là sai khi nói về nội năng.
A. Đơn vị của nội năng là J.
B. Có thể đo nội năng bằng nhiệt kế.
C. Nội năng là tổng động năng của chuyển động hỗn độn của các phân tử cấu tạo nên vật và thế năng tương tác giữa chúng.
D. Nội năng của vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật.
Câu 11. Một viên đạn bằng bạc đang bay với vận tốc 200 m/s thì va chạm vào bức tường gỗ. Nếu coi viên đạn không trao đổi nhiệt với bên ngoài thì nhiệt độ của viên đạn ngay sau va chạm sẽ tăng thêm bao nhiêu độ ? Cho nhiệt dung riêng của bạc là 234 J/kg.K.
A. 85,470. B. 58,470.
C. 1000. D. 8,150.
Câu 12. Công thức tính nhiệt lượng mà một lượng chất ( rắn hoặc lỏng) tỏa ra hay thu vào khi nhiệt đô thay đổi:
A. Q = m.∆t B. Q = mc
C. Q = c.∆t D. Q = m.c.∆t
Câu 13. Theo nguyên lí I nhiệt động lực học, hệ thức diễn tả quá trình nung nóng khí đẳng tích là
A. DU=A với A<0.
B. DU=A với A>0.
C. DU=Q với Q<0.
D. DU=Q với Q>0.
Câu 14. Người ta cung cấp cho chất khí trong xi lanh một nhiệt lượng 150J. Chất khí nở ra đẩy pít tông lên và thực hiện công 100J. Khi đó nội năng của chất khí
A. tăng 250J. B. tăng 50J.
C. giảm 50J. D. giảm 250J.
Câu 15. Khi truyền nhiệt lượng 2.106 J cho khí trong một xilanh hình trụ thì khí nở ra đẩy pittông lên làm thể tích của khí tăng thêm 0,25 m3. Biết áp suất của khí là 4.106 N/m2 và coi áp suất không đổi trong quá trình khí thực hiện công. Độ biến thiên nội năng của khí là
A.\(\Delta U = \)3.106 J
B.\(\Delta U = \)4.106 J
C.\(\Delta U = \)106 J
D.\(\Delta U = \)6.106 J
Câu 16. Phân loại chất rắn theo cách nào dưới đây là đúng
A. Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể.
B. Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn vô định hình.
C. Chất rắn đa tinh thể và chất rắn vô định hình.
D. Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình.
Câu 17. Ký hiệu: V0 là thể tích ở 00C, V là thể tích ở t0C, β là hệ số nở khối. Công thức tính thể tích V ở t0C là :
A. V = V0(1 + βt).
B. V = V0 + βt.
C. V = V0 – βt.
D.V = \(\dfrac{{{V_0}}}{{1 + \beta .t}}\)
Câu 18. Trong hiện tượng nở vì nhiệt của vật rắn, hệ số nở dài có độ lớn
A. phụ thuộc vào kích thước và bản chất của vật liệu.
B. không phụ thuộc vào bản chất, phụ thuộc kích thước vật liêu.
C. phụ thuộc vào bản chất của vật liệu.
D. chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ.
Câu 19. Hai thanh một bằng sắt, một bằng kẽm dài bằng nhau ở 00C, còn ở 1000C thì chênh lệch nhau 10mm. Tìm chiều dài của hai thanh đó ở 00C. Biết hệ số nở dài của sắt là 11,4.10-6K-1, của kẽm là 34.10-6K-1.
A. 424,5m. B. 4,425m.
C. 442,5mm. D. 342mm.
Câu 20. Chiều dài mỗi thanh ray đường sắt ở 00C là 12,5 m. Biết hệ số nở dài của sắt là α = 2.10-5 K-1.
Khi nhiệt độ tăng lên đến 500 C thì khoảng cách cần thiết để hở giữa các thanh ray là
A. 0,25 cm B. 1,25 mm
C. 2,5 cm D. 1,25 cm
Câu 21. Một khối sắt ở 00C có thể tích là 1000 cm3. Biết hệ số nở dài của sắt là α = 11.10-6 K-1
Thể tích của khối sắt đó ở 1000C là
A. 1003,3 cm3.
B. 1006,6 cm3.
C. 1336,6 cm3.
D. 1333,6 cm3.
Câu 22. Hiện tượng dính ướt của chất lỏng được ứng dụng để:
A. làm giàu quặng (loại bẩn quặng) theo phương pháp tuyển nổi.
B. dẫn nước từ nhà máy đến các gia đình bằng ống nhựa.
C. thấm vết mực loang trên mặt giấy bằng giấy thấm.
D. chuyển chất lỏng từ bình này sang bình kia bằng hai bình thông nhau.
Câu 23. Lực căng mặt ngoài tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kỳ trên bề mặt chất lỏng luôn có phương vuông góc với đoạn đường tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng, có chiều làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng và có độ lớn được xác định theo hệ thức:
A. \(f = \dfrac{l}{\sigma }\).
B. \(f = \dfrac{\sigma }{l}\).
C. \(f = 2\pi \sigma .l\)
D. \(f = \sigma .l\)
Câu 24. Chọn cụm từ thích hợp điền vào khoảng trống.
Hiện tượng mực chất lỏng bên trong các ống có đường kính trong nhỏ luôn dâng cao hơn hoặc hạ thấp hơn so với bề mặt chất lỏng bên ngoài ống gọi là hiện tượng…………….
A. căng bề mặt.
B. dính ướt.
C. mao dẫn.
D. không dính ướt.
Câu 25. Một vòng xuyến có đường kính ngoài là 44mm và đường kính trong là 40mm. Trọng lượng của vòng xuyến là 45 mN. Lực tối thiểu để bứt vòng xuyến ra khỏi bề mặt của Glixerin ở 20 °C là 64,3 mN. Hệ số căng bề mặt của glixerin ở nhiệt độ này là
A. 0,0073N/m B. 0.73 N/m
C. 0,098 N/m D. 0.073 N/m
B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Thế nào là quá trình đảng tích? Tìm một ví dụ về quá trình này.
Câu 2: Một lượng khí lí tưởng chứa trong xilanh có thể tích V=240 \(cm^3\) được giữ bởi pittông như hình vẽ, diện tích pittông S=30cm2, áp suất khí p=105Pa.
1. Kéo chậm pittông sang phải một đoạn 2cm, giữ nhiệt độ không đổi. Tính áp suất khí trong xilanh khi đó.
2. Nung nóng khí trong xilanh để nhiệt độ tăng thêm \(\dfrac{1}{5}\) nhiệt độ ban đầu, áp suất khí là 2.105 Pa. Hỏi pittông dịch chuyển như thế nào so với ban đầu.
A. TRẮC NGHIỆM: 7 ĐIỂM
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
A |
D |
A |
D |
C |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
D |
C |
A |
B |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
A |
D |
D |
B |
C |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
D |
A |
C |
B |
D |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
A |
A |
D |
C |
D |
B. TỰ TUẬN: (3 điểm)
Câu 1. (1 điểm)
Câu 2:
a/ Trạng thái 1: V1 = 240cm3 P1 = 105Pa
Trạng thái 2: V2 = V1 + ∆V = 240 cm3+ 2x30 = 300 cm3
Áp dụng Định luật Bôi Lơ – Mariot ta có:
P1V1 = P2V2 => P2 = 80000Pa = 80 kPa
b/. Ta có: V1=S.l1=> l1=8cm
Áp dụng phương trình trạng thái khí lí tưởng ta có
\(\dfrac{{{P_1}{V_1}}}{{{T_1}}} = \dfrac{{{P_2}{V_2}}}{{{T_2}}} \)
\(\Leftrightarrow \dfrac{{{{10}^5}.240}}{{{T_1}}} = \dfrac{{{{2.10}^5}.{V_{2.}}}}{{{T_1} + 0,2{T_1}}}\)
\( \Rightarrow \) V2=144cm3.
Suy ra V2 = S.l2=> l2 = 144/30 = 4,8cm
Vậy dịch pittong sang trái 3,2cm