Câu 1 : Bào tử không đựoc coi là bào tử sinh sản:
A. bào tử vô tính.
B. bào tử hữu tính.
C . ngoại bào tử.
D. nội bào tử.
Câu 2 : Nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường liên tục có đặc điểm:
A. bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng mới, không rút bỏ các chất thải.
B. không bổ sung chất dinh dưỡng mới và không rút bỏ các chất thải.
C. bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng mới và rút bỏ không ngừng các chất thải.
D. không bổ sung chất dinh dưỡng mới và rút bỏ không ngừng các chất thải.
Câu 3 : Thực phẩm được bảo quản tương đối lâu trong tủ lạnh vì:
A. nhiệt độ thấp, có thể diệt khuẩn.
B. nhệt độ thấp, các vi khuẩn kí sinh bị ức chế.
C. trong tủ lạnh không chứa vi sinh vật gây bệnh.
D. trong tủ lạnh vi khuẩn bị mất nước nên không hoạt động.
Câu 4 : Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau: (NH4)3PO4 - 1,5; KH2PO4 - 1,0; MgSO4 - 0,2; CaCl2 - 0,1; NaCl - 5,0. Vi sinh vật phát triển trên môi trường này có kiểu dinh dưỡng:
A. quang dị dưỡng.
B. quang tự dưỡng.
C. hoá tự dưỡng.
D. hoá dị dưỡng.
Câu 5 : Ở vi sinh vật nhân sơ, sinh sản có sự hình thành vách ngăn là đặc điểm của hình thức sinh sản:
A. nảy chồi.
B. bào tử.
C. phân đôi.
D. không phải phân đôi và bào tử.
Câu 6 : Một số chất hữu cơ cần thiết mà vi sinh vật không có khả năng tự tổng hợp từ các chất vô cơ gọi là:
A. vi sinh vật nguyên dưỡng.
B . nhân tố sinh trưởng.
C. vi sinh vật khuyết dưỡng.
D . chất dinh dưỡng.
Câu 7 : Thời điểm vi khuẩn trao đổi chất mạnh nhất:
A. pha luỹ thừa.
B. pha cân bằng.
C. pha tiềm phát.
D. pha suy vong.
Câu 8 : Chất có tác dụng diệt khuẩn mang tính chọn lọc:
A. thuốc tím.
B. chất kháng sinh.
C. chất cloramin.
D. oxi già.
Câu 9 : Khí sinh ra trong quá trình lên men rượu là:
A. O2 B. N2
C. CO2 D. H2
Câu 10 : Làm nước mắm là ứng dụng của quá trình phân giải:
A. tinh bột. B. protein
C. polisaccaric. D. xenlulozơ.
Câu 11 : Biểu hiện sinh trưởng của vi sinh vật ở pha luỹ thừa:
A. số lượng tế bào sinh ra lớn hơn số lượng tế bào chết đi.
B. số lượng tế bào sinh ra nhỏ hơn số lượng tế bào chết đi.
C. không có sinh ra, chỉ có chết đi.
D. số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi.
Câu 12 : Hình thức sinh sản chủ yếu xảy ra ở vi khuẩn:
A. phân đôi. B. ngoại bào tử. C . nẩy chồi. D. bào tử đốt.
Câu 13 : Sự sinh trưởng của vi sinh vật được hiểu là:
A. sự tăng kích thước vi sinh vật.
B . sự tăng số lượng vi sinh vật.
C. sự tăng số lượng tế bào trong quần thể.
D . sự tăng khối lượng tế bào trong cá thể.
Câu 14 : Kiểu dinh dưỡng của vi khuẩn lam:
A. quang tự dưỡng. B. quang dị dưỡng.
C . hoá dị dưỡng. D. hoá tự dưỡng.
Câu 15 : Trong môi trường nuôi cấy vi sinh vật không được bổ sung chất dinh dưỡng mới vào bình lần lượt trải qua các pha:
A. lũy thừa -> cân bằng -> suy vong -> tiềm phát.
B. lũy thừa -> tiềm phát -> cần bằng -> suy vong.
C. cân bằng -> lũy thừa -> tiềm phát -> suy vong
D. tiềm phát -> lũy thừa -> cân bằng -> suy vong.
Câu 16 : Đặc điểm có ở vi sinh vật hoá dị dưỡng mà không có ở vi sinh vật hoá tự dưỡng:
A. nguồn năng lượng là ánh sáng.
B . nguồn cacbon là chất hữu cơ.
C. nguồn cacbon là CO2.
D . nguồn năng lượng là chất vô cơ.
Câu 17 : Việc hình thành nội bào tử có vai trò bảo vệ:
A. nấm mốc.
B. vi khuẩn.
C . nấm men.
D. vi sinh vật nhân thực.
Câu 18 : Trong quá trình lên men sữa chua, vi khuẩn sẽ biến dịch sữa thành dịch chứa nhiều:
A. axit glutamic.
B. etilic.
C . axit axetic.
D. axit lactic.
Câu 19 : Gỉa sử trong một quần thể vi sinh vật ban đầu có 3 tế bào, thời gian của một thế hệ là 20 phút thì số lượng tế bào sinh ra sau 100 phút là:
A. 64 B. 102
C . 72 D. 96
Câu 20 : Thời gian cần thiết để một tế bào vi sinh vật phân chia được gọi là:
A. thời gian sinh trưởng.
B . thời gian tiềm phát.
C. thời gian phát triển
D . thời gian thế hệ.
Câu 21 : Loại bào tử sinh sản của vi khuẩn:
A. bào tử nấm.
B. bào tử vô tính.
C . bào tử đốt.
D. bào tử hữu tính.
Câu 22 : Điểm giống nhau giữa hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí:
A. đều có nguyên liệu là hợp chất hữu cơ.
B . sản phẩm tạo thành là rượu etilic.
C. đều có chất nhận điện tử cuối cùng là oxi phân tử.
D . điều kiện xảy ra phản ứng là
Câu 23 : Khi mua một con cá chưa kịp chế biến người ta thường sát muối lên con cá với mục đích:
A. muối là chất sát trùng có thể ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây hư thối, giúp cho cá không bị hư.
B. giúp cho con cá ngấm gia vị.
C. muối là chất sát trùng giúp cho cá không bị hư.
D. giúp cho cá thơm và ngon hơn.
Câu 24 : Có thể coi dạ dày, ruột của người là một hệ thống nuôi cấy liên tục đối với vi sinh vật vì:
A. môi trường trong dạ dày, ruột của người có nhiệt độ, pH, độ ẩm ổn định.
B. trong dạ dày, ruột luôn nhận được chất dinh dưỡng bổ sung và không thải ra các sản phẩm dị hoá.
C. vi sinh vật sống trong dạ dày, ruột trải qua đủ 4 pha.
D. trong dạ dày, ruột luôn nhận được chất dinh dưỡng bổ sung và cũng liên tục thải ra các sản phẩm dị hoá.
Câu 25 : Muối rau, quả chua là hình thức:
A. tổng hợp protein.
B . lên men etilic
C. lên men lactic.
D . phân giải protein.
Câu 26 : Nguồn chất hữu cơ được xem là nguyên liệu trực tiếp tham gia vào quá trình lên men:
A. protein.
B. cacbohiđrat
C . axit béo.
D. photpholipit.
Câu 27 : Nhờ vi sinh vật mà sự phân giải xenlulozơ trong xác thực vật có tác dụng:
A. giúp bảo quản tốt hơn các đồ dùng bằng gỗ.
B . gây ô nhiễm môi trường.
C. làm giàu chất dinh dưỡng cho đất.
D . không làm giảm chất lượng các vật dụng bằng gỗ
Câu 28 : Vi sinh vật không có hình thức sinh sản bằng bào tử:
A. đa số vi khuẩn.
B. nấm rơm.
C . nấm cúc.
D. xạ khuẩn.
Câu 29 : Các chất không phải là chất ức chế đối với vi sinh vật:
A. các hợp chất phenol.
B . các chất kháng sinh.
C. các chất oxi hoá.
D . các vitamin, cacbohiđrat.
Câu 30 : Tác nhân tham gia vào quá trình lên men rượu:
A. nấm men.
B . vi khuẩn lactic dị hình.
C. vi khuẩn lactic đồng hình.
D . nấm chổi.