I. TRẮC NGHIỆM:
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
D
|
D
|
A
|
C
|
C
|
C
|
B
|
II. TỰ LUẬN:
Câu 1.
* Phản xạ có điều kiện là phản xạ do học hòi và luyện tập mà có để trả lời một kích thích không tương ứng.
* Muốn thành lập phản xạ có điều kiện cần:
- Kết hợp kích thích có điều kiện (chẳng hạn ánh đèn) với kích thích không điều kiện (chẳng hạn thức ăn), trong đó kích thích có điều kiện phải tác động trước kích thích không điều kiện một thời gian ngắn.
- Phải kết hợp nhiều lần (số lần ít, nhiều là do mức độ tiến hoá của đối tượng muốn thành lập phản xạ) cho đến khi chỉ riêng kích thích có điêu kiện cũng gây được phản ứng trả lời.
*Ý nghĩa:
Trong đời sống của sinh vật nói chung và con người nói riêng, nếu chỉ có các phản xạ không điều kiện thì sẽ không thể thích nghi với môi trường sống tự nhiên và xã hội luôn thay đổi. Muốn thích nghi với điều kiện sống mới để tồn tại phải hình thành những phản xạ mới - phản xạ có điều kiện. Phản xạ có điều kiện ở người còn được thành lập với tiếng nói, chữ viết. Chẳng hạn đã từng ăn chanh, mơ thỉ chi nói đến chanh hay mơ, nước bọt cũng tiết ra. Phản xạ có điều kiện dễ thay đổi và dễ mất đi nếu không được thường xuyên củng cố.
Câu 2. Những điểm giống nhau giữa hệ thần kinh vận động và hệ thân kinh sinh dưỡng.
Cả hai hệ đều bao gồm: phần thần kinh trung ương và phần thần kinh ngoại biên.
Cùng có chức năng điều khiển, điều hòa và phôi hợp hoạt động của các cơ quan bằng cơ chế phản xạ (phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện) qua 5 khâu:
+ Cơ quan thụ cảm, tiếp nhận kích thích bên ngoài hoặc bên trong.
+ Dây hướng tâm, truyền xung từ bộ phận tiếp nhận kích thích về trung ương.
+ Bộ phận trung ương thân kinh, xử lý thông tin truyền về và phát lệnh.
+ Dây li tâm, truyền xung từ trung ương thân kinh đến các cơ quan trả lời kích thích (đáp ứng)
+ Cơ quan trả lời.
Câu 3. * Trình bày tính chất
+ Mỗi hoocmôn chỉ ảnh hưởng đến một số cơ quan xác định
+ Có hoạt tính sinh học cao
+ Không mang tính đặc trưng cho loài.
Trình bày vai trò :
+ Duy trì tính ổn định môi trường trong cơ thể
+ Điều hòa các quá trình sinh lý diễn ra binh thường
Phân biệt:
Tuyến nội tiết:
- Ngấm thẳng vào máu và vận chuyển ( bên trong cơ thể) đến các tế bào và cơ quan.
- Kích thước nhỏ
- Lượng chất tiết thường ít,song hoạt tính rất cao
Ví dụ: tuyến yên, tuyến giáp…
Tuyến ngoại tiết:
- Theo ống dẫn đưa chất tiết từ tuyến ra ngoài.
- Kích thước lớn
- Lượng chất tiết thường lớn, hoạt tính không cao.
Ví dụ: tuyến nước bọt, tuyến ruột, tuyến mồ hôi….