I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1.
II. TỰ LUẬN:
Câu 1. Trên một con ếch đã mổ đế nghiên cứu rễ tuỷ, em Quang đã vô ý làm đứt một số rễ. Bằng phương án đơn giản nhất để có thể phát hiện rễ nào còn, rễ nào mất là:
Có 3 phép thí nghiệm sau:
- Kích thích mạnh chi trước; chi trước bên nào không co thì rễ trước bên chi đó đã đứt (và ngược lại)
- Kích thích mạnh lần lượt 2 chi dưới:
+ Nếu chi nào bị kích thích làm co các chi còn rễ vận động chứng tỏ rễ sau bên đó còn.
+ Nếu không gây co chi nào cả (kể cả các chi trên) chửng tỏ rễ sau bên chi đó bị đứt. 156
Câu 2. * Hệ thần kinh có chức năng:
- Điều khiển hoạt động các cơ quan. Ví dụ: sự bài tiết nước tiểu, sự co dãn của các cơ.
- Phối hợp sự hoạt động của các cơ. Ví dụ: khi chạy nhảy thì cơ hoạt động mạnh, tim đập nhanh, nhịp thở gia tăng...
- Điều hòa hoạt động của các cơ quan. Ví dụ: tăng hoặc giảm nhịp tim, nhịp hô hấp theo nhu cầu cơ thể lúc hoạt động.
- Nhờ sự điều khiển, phối hợp, điều hòa của hệ thần kinh mà hoạt động các cơ quan trong cơ thể được thống nhất với nhau giúp cho cơ thể thích nghi được với những biến đổi của môi trường sống.
Câu 3. * Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết và tuyến pha.
* Tuyến ngoại tiết:
- Là những tuyến có ống dẫn đưa chất tiết từ tuyến ra ngoài. Lượng chất tiết nhiều nhưng hoạt động tính không cao.
- Ví dụ: tuyến nước bọt, tuyến tụy, tuyến gan, tuyến ruột, tuyến mồ hôi.
* Tuyến nội tiết:
- Là những tuyến mà các chất tiết ra được ngấm thẳng vào máu, đến các tế bào và cơ quan, làm ảnh hưởng đến các quá trình sinh lí trong cơ quan và cơ thể. Lượng chất tiết rất ít nhưng lại có hoạt tính cao.
- Ví dụ: tuyến yên, tuyến giáp, tuyến phó giáp, tuyến trên thận.
* Tuyến pha:
- Là những tuyến vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết.
- Ví dụ: tuyến tụy, tuyến sinh dục...
* Nhiệm vụ chủ yếu của các tuyến nội tiết:
- Thúc đẩy hoặc kìm hãm các quá trình sinh lí, đặc biệt là các quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
- Sự mất cân bằng trong hoạt động của các tuyến nội tiết thường dẫn đến tình trạng bệnh lí.