I. Trắc nghiệm:
Câu 1 .
Câu 2 .
II. Tự luận:
Câu 1.
a. Biện pháp sử dụng hợp lý tài nguyên đất:
Sử dụng bảo vệ đất tránh bị xói mòn và không thoái hoá, chống nhiễm mặn, chống khô hạn cho đất và nâng cao độ phì của đất.
Đối với đất trồng trọt, tránh lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ để đất không bị ô nhiễm. ngoài ra, việc trồng cây và bảo vệ rừng cũng góp phần bảo vệ đất, tránh đất bị khô hạn.
b. Sử dụng tài nguyên nước: giữ cho nguồn nước không bị ô nhiễm và cạn kiệt. Không thải các chất độc ra môi trường nước, không chặt phá rừng để rễ cây rừng giữ được nguồn nước ngầm.
c. Sử dụng hợp lý tài nguyên rừng: phải quy hoạch hợp lý việc khai thác có mức độ tài nguyên rùng với bảo vệ và trồng rừng. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, cácvưòn quốc gia... Để bảo vệ các khu rừng quý đang có nguy cơ bị khai thác.
Ngoài ra cần có luật bảo vệ rừng và xử phạt nghiêm các hành động phá hoại rừngề
d. Sử dụng hợp lý tài nguyên sinh vật: khai thác có mức độ nguồn tài nguyên sinh vật, tạo môi trường sống và sinh sản phù hợp cho các loài. Không dùng hoá chất, chất nổ, xung điện dể đánh bắt thuỷ hải sản. Không đánh bắt động vật non, động vật cái đang trong giai đoạn sinh sản và chăm sóc con...
Câu 2 .
* Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chổng chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bổ mẹ.
* Ví dụ: lợn lai kinh tế ỉ Móng Cái x Đại Bạch có sức sống cao, lợn con mới đẻ đã nặng từ 0,7 đến 0,8 kg, tăng trọng nhanh, tỉ lệ thịt nạc cao hơn.
Câu 3 .
* Khái niệm quần thể sinh vật:
Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau, nhở đó quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
* Hai ví dụ chứng minh các cá thể trong quần thể hỗ trợ, cạnh tranh lẫn nhau:
- Ví dụ về quan hệ hỗ trợ: các con sói trong cùng một đàn sói cùng đi săn mồi, chúng hỗ trợ và phối hợp nhau để tìm được nguồn thức ăn.
- Ví dụ về quan hệ cạnh tranh: khi số lượng sói trong đàn tăng nhiều mà nguồn thức ăn khan hiếm, chúng sẽ tranh giành với nhau con mồi tìm dược.