I. Phần tự tuận
Câu 1vì sao cần bảo vệ hệ sinh thái rừng ? Nêu biện pháp bảo vệ.
Câu 2 hoàn thành bảng sau về hiệu quả của các biện pháp bảo vệ môi trường.
Biện pháp |
Hiệu quả |
1. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia... |
|
2. Trồng rừng |
|
3. Phòng cháy rừng |
|
4.Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh, định cư |
|
II. Phần trắc nghiệm
Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất:
1. Cây sống nơi khô hạn có cơ thể
A. Mọng nước, hoặc lá và thân cây tiêu giảm, lá biến thành gai.
B. Ít nước, hoặc lá và thân cây tiêu giảm, lá biến thành gai.
C. Mọng nước, hoặc lá và thân cây tiêu giảm, lá biến thành tua cuốn.
D. Mọng nước, hoặc lá mỏng và thân cây tiêu giảm.
2. Sinh vật biến nhiệt gồm có
A. Các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát, chim.
B. Các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát, thú.
C. Các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát.
D. Các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát, chim, thú.
3. Đặc điểm nào không thuộc về mật độ của quần thể ?
A. Mật độ quần thể quyết định tỉ lệ giởi tính.
B. Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu kì sống của sinh vật.
C. Mật độ quần thể giảm mạnh do những biến động bất thường của điều kiện sống như lụt lội, cháy rừng hoặc dịch bệnh..
D. Mật độ quần thể tăng khi nguồn thức ăn có trong quần thể dồi dào.
4. Việt nam đã và đang thực hiện pháp lệnh dân số nhằm mục đích
A. Đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội.
B. Đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi gia đình và toàn xã hội.
C. Đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, toàn xã hội.
D. Đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình.
5. Lưới thức ăn là
A. Tập hợp các chuỗi thức ăn, trong đó có một loài sử dụng nhiều dạng thức ăn hoặc những loài làm thức ăn cho nhiều loài trở thành điểm nối các chuỗi thức ăn với nhau.
B. Tập hợp các chuỗi thức ăn, trong đó có một số loài sử dụng nhiều dạng thức ăn hoặc chỉ một loài làm thức ăn cho nhiều loài trở thành điểm nối các chuỗi thức ăn với nhau.
C. Tập hợp các chuỗi thức ăn, trong đó có một loài sử dụng nhiều dạng thức ăn hoặc một loài làm thức ăn cho nhiều loài trở thành điểm nối các chuỗi thức ăn với nhau.
D. Tập hợp các chuỗi thức ăn, trong đó có một số loài sử dụng nhiều dạng thức ăn hoặc những loài làm thức ăn cho nhiều loài trở thành điểm nối các chuỗi thức ăn với nhau.
6. Cân bằng sinh học trong quần xã biểu hiện ở
A. Số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ cao phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
B. Số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ tối thiểu phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
C. Số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ nhất định (dao động quanh vị trí cân bằng) phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
D. Số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ nhất định gần phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
7. Một chuỗi thức ăn gồm
A. Nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước, vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.
B. Nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, mỗi mắt xích là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.
C. Nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước.
D. Nhiều loài sinh vật có quan hệ cạnh tranh về dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước, vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.
8. Về quan hệ dinh dưỡng, thứ tự nào sau đây là đúng ?
A. Sinh vật phân giải → sinh vật tiêu thụ → sinh vật sản xuất.
B. Sinh vật sản xuất → sinh vật tiêu thụ → sinh vật phân giải.
C. Sinh vật sản xuất → sinh vật phân giải → sinh vật tiêu thụ.
D. Sinh vật tiêu thụ → sinh vật sản xuất → sinh vật phân giải.
9. Tác động gây hại đầu tiên đối với môi trường của con người ở thời kì nguyên thuỷ là
A. Dùng lửa để xua đuổi thú dữ.
C. Gây cháy rừng.
B. Hái lượm cây rừng.
D. Săn bắt động vật.
10. Tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là do
A. Hoạt động của con người gây ra.
B. Núi lửa phun nham thạch gây nhiều bụi bặm.
C. Thiên tai lũ lụt tạo điéu kiện cho nhiều loài vi sinh vật gây bệnh phát triển.
Dịch bệnh gây chết nhiều người hay động vật.
I. Phần tự luận
Câu 1
Bảo vệ hệ sinh thái rừng là bảo vệ môi trường sống của nhiều loài sinh vật. Hệ sinh thái rừng được bảo vệ sẽ góp phần điều hoà khí hậu, giữ cân bằng sinh thái của Trái đất.
Biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng : xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp; xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia...; trồng nhiều vùng rừng mới ; phòng chống cháy rừng; vận động đồng bào dân tộc ít người định canh, định cư ; phát triển dân số hợp lí; ngăn cản việc di dân tự do tới ở và trồng trọt trong rừng; tăng cường công các tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ rừng....
Câu 2
Biện pháp |
Hiêu quả |
1. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia... |
Góp phần bảo vê các hệ sinh thái quan trọng, giữ cân bằng sinh thái và bảo vệ nguồn gen sinh vật. |
2. Trồng rừng |
Góp phần phục hồi các hệ sinh thái bị thoái hoá, chống xói mòn đất và tăng nguồn nước... |
3. Phòng cháy rừng |
Góp phần bảo vệ tài nguyên rừng. |
4. Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh, định cư. |
Góp phần bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu nguồn. |
II. Phần trắc nghiệm
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
A |
C |
A |
A |
B |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
C |
A |
B |
C |
A |