I. Trắc nghiệm: Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
Câu 1 . Lưới thức ăn là:
A. Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung với nhau
B. Tập hợp các chuỗi thức ăn trong quần xã
C. Các chuỗi thức ăn có quan hệ mật thiết với nhau
D. Các chuỗi thức ăn không có mối quan hệ với nhau
Câu 2 . Người ăn gỏi cá (thịt cá sống) dễ bị nhiễm bệnh:
A. Sốt rét B. Giun đũa
C. Chân voi D. Sán lá gan
Câu 3 . Tập hợp nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Các cây xanh trong một khu rừng
B. Các động vật cùng sống trên một đồng cỏ
C. các cá thể chuột cùng sống trên một cánh đồng lúa
D. Cá sống trong một cái ao
Câu 4. Quần xã khác quần thể sinh vật ở điểm cơ bản sau:
A. Tập hợp nhiều cá thể sinh vật
B. Gồm các sinh vật trong cùng một loài
C. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật sống trong các không gian và khoảng thời gian không xác định
D. Gồm các sinh vật khác loài sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định
Câu 5. Trong một hệ sinh thái, chất mùn là
A. Sinh vật phân giải B. Sinh vật tiêu thụ
C sinh vật sản xuất D. Sinh vật phân giải hoặc sản xuất
Câu 6. Trong các tập hợp sau, tập họp nào là quần thể sinh vật ?
A. Các cá thể cá mè, cá rô phi, cá chép trong một ao
B. Đàn hươu sống trong cùng một khu rừng
C. Gà mẹ và đàn gà con
D. Các cây rau trong vườn nhà
Câu 7. Sinh vật tiêu thụ bao gồm:
A. Vi khuẩn, nấm, động vật ăn cỏ B. Động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt
C. Động vật ăn thịt và cây xanh D. Vi khuẩn và cây xanh
Câu 8. Trong một chuỗi thức ăn, loài chuột luôn là:
A. Sinh vật sản xuất
B. Sinh vật tiêu thụ
C. Sinh vật phân giải
D. Vừa là sinh vật tiêu thụ, vừa là sinh vật phân giải
II. Tự luận:
Câu 1 . Người ta sử dụng các tác nhân vật lí nào gây đột biến ở thực vật? Loại nào chỉ dùng để xử lí các đối tượng có kích thước bé? Vì sao?
Câu 2 . Kể tên một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.
Câu 3 . Trình bày nguyên nhân dẫn tới sự suy thoái môi trường do tác động của con người.
Câu 4. Tài nguyên tái sinh và không tái sinh khác nhau như thế nào? Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên thiên nhiên?