Câu 1: Dung dịch axit clohidric có có những tính chất sau:
1.Làm đỏ quỳ tím.
2.Làm biến đổi màu thuốc thử phenolphtalein.
3.Hòa tan được đồng (II) oxit.
4.Tác dụng được với dung dịch FeCl2 cho FeCl3.
Trong những tính chất trên, số tính chất sai là:
A.3 B.2
C.1 D.4.
Câu 2: Một hỗn hợp gồm Cl2 và O2 có thể tích 4,48 lít (đktc) có số mol bằng nhau. Khối lượng của Al cần để tác dụng hết với hỗn hợp 2 khí đó là: (Al = 27)
A.2,7 gam B.1,35 gam
C.5,4 gam D.8,1 gam
Câu 3: Sản phẩm tạo thành giữa phản ứng Fe2O3 với H2SO4 đặc, đun nóng là:
A.FeSO4, H2O.
B.Fe2(SO4)3, H2O.
C.FeSO4, SO2, H2O.
D.Fe2(SO4)3, SO2, H2o.
Câu 4: Khí clo khô không có tính tẩy màu vì có khí clo khô
A.không có tính axit.
B.không tạo ra HClO
C.kém bền
D.phản ứng với không khí.
Câu 5: Hóa chất dùng để điều chế nước Gia – ven là:
A.axit HCl và MnO2.
B.Cl2 và dung dịch Ca(OH)2.
C.Cl2 và dung dịch NaOH.
D.dung dịch NaCl và khí SO2.
Câu 6: Sản phẩm tạo ra khí cho Fe2O3 tác dụng với dung dịch HCl là:
A.FeCl3
B.FeCl2
C.FeCl3, FeCl2.
D.FeCl3, FeCl2, H2O.
Câu 7: Từ các phương trình hóa học:
\(CaC{O_3} + C{O_2} + {H_2}O \mathbin{\lower.3ex\hbox{\(\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}\)}} Ca{(HC{O_3})_2}.\)
Một học sinh phát biểu:
(1)CaCO3 không tan trong nước, nhưng tan được khi có thêm khí CO2 và H2o.
(2) Phản ứng: Ca(HCO3)2 \(\to\) CaCO3 + CO2 + H2O có khả năng xảy ra.
(3) Phản ứng: CaCO3 + CO2 + H2O \(\to\) Ca(HCO3)2 không xảy ra.
Các phát biểu sai là:
A.(3) B.(1)
C.(2) D.(1), (3).
Câu 8: Chỉ dùng một hóa chất có thể nhận biết được các dung dịch bị mất nhãn sau:
Na2SO4, NaCl, H2SO4, HCl. Hóa chất đó là:
A.quỳ tím
B.dung dịch BaCl2.
C.dung dịch AgNO3.
D.BaCO3.
Câu 9: Một hỗn hợp gồm Fe và FeCO3 phản ứng hết với dung dịch HCl người ta thu hỗn hợp khí gồm H2 và CO2 có thể tích 5,6 lít (đktc) và có cùng số mol.
Khối lượng FeCO3 ban đầu (Fe = 56, C = 12, O = 16)
A.29,5 gam B.32,8 gam
C.45,6 gam C.14,5 gam
Câu 10: Cho các sơ đồ phản ứng:
\(\eqalign{ & Zn + HCl \to KhiX + ... \cr & KMn{O_4} + HCl \to KhiY + ... \cr & KMn{O_4} \to KhiZ + ...({t^0}) \cr} \)
Các khí sinh ra (X, Y, Z) có khả năng phản ứng với nhau là:
A.X và Y, Y và Z.
B.X và Y, X và Z.
C.X và Z, Y và Z.
D.X và Y, Y và Z, X và Z.
Câu 11: Từ Cl2 , Fe, Na, H2O có thể điều chế trực tiếp các muối:
A.FeCl3, NaCl.
B.FeCl2, NaClO.
C.KClO3, KClO4.
D.NaCl, NaClO.
Câu 12: Khi hòa tan 2,24 lít khí HCl (đktc) vào 100 ml dung dịch HCl 1,2M. Giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể, nồng độ mol/lít của dung dịch mới là:
A.2,20M B.1,4M
C.1,12M D.0,22M.
Câu 13: Khi cho Na2O vào nước, dung dịch tạo ra ngoài nước còn có:
A.NaOH B.H2
C.NaOH và H2 D.Na2O.
Câu 14: Hệ số a và b trong phương trình hóa học:
2KMnO4 + 16HCl \(\to\) 2KCl + aMnCl2 + bCl2 + 8H2O.
Lần lượt là:
A.2 và 5 B.3 và 4
C.4 và 3 D.5 và 2
Câu 15: Một dòng khí clo dư đi qua ống đựng 9,2 gam kim loại hóa trị I, tạo ra được 23,4 gam muối.
Kim loại đó là: (Li = 7, Na = 23, K = 39, Ag = 108, Cl = 35,5)
A.Li B.K
C.Na C.Ag.
Câu 16: Sản phẩm khí thu được khi nhiệt phân hoàn toàn KMnO4 là:
A.K2MnO4 B.MnO2
C.O2 D.O3.
Câu 17: Cho sơ đồ phản ứng:
\(KCl{O_3}(xt,{t^0}) \to X({t^0}) \to Y \to CaC{O_3}\)
X, Y lần lượt là:
A.KCl, KOH B.KClO3, CO2
C.O2, KCl D.O2, CO2.
Câu 18: Điện phân 100 gam dung dịch NaCl thu được 13,44 lít cả hai khí (ở đktc).
Giả sử phản ứng điện phân xảy ra hoàn toàn.
Nồng độ phần trăm của dung dịch NaCl sẽ là: (Na = 23, Cl = 35,5)
A.35% B.36%
C.35,5% D.35,1%.
Câu 19: Trong các chất: Cl2, HCl, CO2, SO2, CO, O2 các chất làm đục nước vôi trong là:
A.Cl2, HCl, SO2
B.CO2, SO2
C.O2, CO2, CO.
D.Cl2, HCl, O2, CO.
Câu 20: Một dung dịch KNO3 có lẫn một ít KCl. Để thu được KNO3 tinh khiết ta có thể sử dụng phương pháp.
A.cho với AgNO3 vừa đủ, lọc kết tủa rồi cô cạn dung dịch.
B.chưng cất để KCl bay hơi.
C.lọc bỏ kết tủa KCl rồi cô cạn.
D.nhiệt phân hỗn hợp đến khi khối lượng không đổi ta được KCl, do KNO3 bị phân hủy theo phương trình \(2KN{O_3} \to 2KN{O_2} + {O_2}{({t^0})_{}}.\)
1.Đáp án
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
B |
C |
B |
B |
C |
D |
A |
D |
D |
B |
Câu |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
Đáp án |
A |
A |
A |
A |
C |
C |
D |
D |
B |
A |
Câu 1: (B)
2.Thuốc thử phenolphtalein không đổi màu trong môi trường axit.
4.Dung dịch axit clohidric không tác dụng với dung dịch FeCl2 cho FeCl3.
Câu 2: (C)
\(\eqalign{ & {n_{C{l_2}}} = {n_{{O_2}}} = {{0,2} \over 2} = 0,1mol. \cr & 2Al + 3C{l_2} \to 2AlC{l_3}({t^0}) \cr & 4Al + 3{O_2} \to 2A{l_2}{O_3} \cr & \Rightarrow {n_{Al}} = {{0,1.2} \over 3} + {{0,1.4} \over 3} = 0,2mol. \cr} \)
Khối lượng của Al cần = 0,2.27 = 5,4 gam.
Câu 3: (B)
Phản ứng: \(F{e_2}{O_3} + 3{H_2}S{O_4}(dac) \to F{e_2}{(S{O_4})_3} + 3{H_2}O\)
Câu 4: (B)
Cl2 + 2NaOH \(\to\) NaCl + NaClO + H2O.
HClO có tính tẩy màu. Khí clo khô không có phản ứng này.
Câu 5: (C)
\(C{l_2} + 2NaOH \to NaCl + NaClO + {H_2}O\)
Câu 6: (D)
\(F{e_3}{O_4} + 8HCl \to 2FeC{l_3} + FeC{l_2} + 4{H_2}O\)
Câu 7: (A)
Cả hai phản ứng đều xảy ra.
CaCO3 + CO2 + H2O \(\to\) Ca(HCO3)2
Ca(HCO3)2 tan được trong nước nên CaCO3 tan trong nước khi có thêm CO2.
\(Ca{(HC{O_3})_2} \to CaC{O_3} \downarrow + C{O_2} + {H_2}O\)
Câu 8: (D)
Khi tác dụng với BaCO3:
Na2SO4 không có hiện tượng gì.
NaCl không có hiện tượng gì.
H2SO4 có hiện tượng sủi bọt và kết tủa trắng.
\({H_2}S{O_4} + BaC{O_3} \to BaS{O_4} \downarrow + C{O_2} \uparrow + 2{H_2}O\)
HCl có hiện tượng sủi bọt:
\(2HCl + BaC{O_3} \to BaC{l_2} + C{O_2} \uparrow + 2{H_2}O\)
Ta biết được H2SO4 và HCl. Dùng dung dịch có BaCl2 để nhận ra dung dịch Na2SO4.
\(N{a_2}S{O_4} + BaC{l_2} \to BaS{O_4} \downarrow + 2NaCl\)
Câu 9: (D)
\(\eqalign{ & Fe + 2HCl \to FeC{l_2} + {H_2} \uparrow \cr & FeC{O_3} + 2HCl \to FeC{l_2} + C{O_2} \uparrow + {H_2}O \cr & {n_{{H_2}}} = {n_{C{O_2}}} = {{0,25} \over 2} = 0,125 \cr&\Rightarrow {n_{Fe}} = 0,125mol,\cr&{n_{FeC{O_3}}} = 0,125mol. \cr} \)
Khối lượng FeCO3 ban đầu = 0,125.116 = 14,5 gam.
Khối lượng FeCl3 = 57,9 – 25,4 = 32,5 gam
\( \Rightarrow {n_{F{e_2}C{O_3}}} = {{32,5} \over {162,5}} = 0,2mol\)
\({n_{F{e_2}C{O_3}}} = 0,1mol\)
Khối lượng của Fe2O3 trong hỗn hợp ban đầu = 160.0,1 = 16 gam.
Câu 10: (B)
X là H2, Y là Cl2, Z là O2.
H2 tác dụng với Cl2, O2.
Câu 11: (A)
\(\eqalign{ & 3C{l_2} + 2Fe \to 2FeC{l_3}({t^0}) \cr & C{l_2} + 2Na \to 2NaCl({t^0}) \cr} \)
Câu 12: (A)
\(\eqalign{ & {n_{HCl}} = 0,1 + 0,12 = 0,22mol. \cr & {C_M}(HCl) = {{0,22} \over {0,1}} = 2,20M. \cr} \)
Câu 13: (A)
Na2O + H2O \(\to\) 2NaOH
Câu 14: (A)
\(2KMn{O_4} + 16HCl \to 2KCl + 2MnC{l_2} + 5C{l_2} + 8{H_2}O\)
Câu 15: (C)
\(\eqalign{ & C{l_2} + 2M \to 2MCl({t^0}) \cr & {n_M} = {n_{HCl}} \cr&\Rightarrow {{9,2} \over M} = {{23,4} \over {M + 35,5}}\cr& \Rightarrow M = 23. \cr} \)
Đó là kim loại Na.
Câu 16: (C)
\(2KMn{O_4} \to {K_2}Mn{O_4} + Mn{O_2} + {O_2} \uparrow (xt,{t^0})\)
Câu 17: (D)
\(\eqalign{ & 2KCl{O_3} \to 3{O_2} + 2KCl(xt,{t^0}) \cr & C + {O_2} \to C{O_2}({t^0}) \cr & C{O_2} + CaO \to CaC{O_3} \cr} \)
Câu 18: (D)
\(\eqalign{ & 2NaCl + 2{H_2}O \to C{l_2} \uparrow + {H_2} \uparrow + 2NaOH\cr&\text{(điện phân có màng ngăn)} \cr & {V_{C{l_2}}} = {V_{{H_2}}} = {{13,44} \over 2} = 6,72\cr& \Rightarrow {n_{C{l_2}}} = {{6,71} \over {22,4}} = 0,3mol. \cr & \Rightarrow {n_{NaCl}} = 0,3.2 = 0,6mol;\cr&{m_{NaCl}} = 0,6.58,5 = 35,1gam. \cr & C\% (NaCl) = {{35,1} \over {100}}.100\% = 35,1\% . \cr} \)
Câu 19: (B)
\(\eqalign{ & C{O_2} + Ca{(OH)_2} \to CaC{O_3} \downarrow + {H_2}O \cr & S{O_2} + Ca{(OH)_2} \to CaS{O_3} \downarrow + {H_2}O \cr} \)
Câu 20: (A)
\(KCl + AgN{O_3} \to KN{O_3} + AgCl \downarrow \)